13/07/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Trám răng là phương pháp nha khoa thường được chỉ định với những trường hợp như răng sâu, răng bị nứt, mẻ,… Vật liệu trám chuyên dụng sẽ lấp đầy mô răng còn khuyết thiếu, giúp khôi phục lại hình dáng của răng. Tuy nhiên, trám răng có đau không luôn là vấn đề rất nhiều thắc mắc. Nha khoa Paris sẽ giúp bạn làm rõ được câu hỏi trên.
Phương pháp trám răng đem đến rất nhiều lợi ích như phục hồi lại hình dáng răng, cải thiện khả năng ăn nhai và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
– Phục hồi hình dáng răng: bác sĩ sẽ sử dụng những vật liệu nha khoa nhân tạo như Composite, Amalgam, GIC,… để lấp đầy các phần mô răng bị khuyết thiếu, giúp khôi phục hình dáng của răng. Bên cạnh đó, vật liệu Composite hay GIC còn có màu sắc tương đồng răng thật nên sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng
– Cải thiện chức năng ăn nhai: khi hình dáng của răng được phục hồi, chức năng ăn nhai cũng được cải thiện đáng kể. Nhờ vậy, bạn có thể thoải mái khi tận hưởng món ăn mà mình yêu thích
– Ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập: đối với trường hợp sâu răng, răng bị nứt, vỡ,… miếng trám răng còn ngăn chặn vi khuẩn gây hại xâm nhập vào bên trong cấu trúc răng. Do đó, bạn sẽ ngăn chặn được được nhiều bệnh lý như viêm chân răng, viêm tủy răng, viêm chóp răng,…
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, phương pháp trám răng thường được áp dụng trong các trường hợp như: răng bị chấn thương, sâu răng, răng thưa và mòn cổ chân răng (1).
– Răng bị chấn thương: răng gãy vỡ, sứt mẻ do tai nạn nhưng không vượt quá 1/3 thân răng có thể được trám để khôi phục hình dáng ban đầu
– Sâu răng: khi sâu răng mới xuất hiện, trám răng giúp bịt kín lỗ sâu, ngăn ngừa vi khuẩn lan sang các răng khác
– Răng thưa: trám răng phù hợp cho những trường hợp răng thưa nhỏ, không vượt quá 2mm. Với khe thưa lớn hơn, trám răng có thể dễ bị bong tróc
– Mòn cổ chân răng: mòn cổ chân răng thường do thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách. Bác sĩ sẽ dùng vật liệu composite để lấp đầy, khôi phục thẩm mỹ và bảo vệ răng khỏi ê buốt
Quá trình thực hiện trám răng không gây đau nhức. Đây chỉ là kỹ thuật bơm chất liệu trám vào lỗ hổng bị tổn thương rồi làm chúng đông cứng lại, không phải can thiệp phẫu thuật, không xâm lấn nên không gây cảm giác khó chịu (2).
Các bước trám răng được tiến hành nhanh chóng và nhẹ nhàng dựa trên năng lượng ánh sáng Laser. Quá trình trám từ răng 15 – 30 phút, miếng trám sẽ nằm vừa vặn tại vùng răng bị tổn thương.
Trên thực tế có không ít người gặp tình trạng đau nhức kéo dài sau khi trám răng. Nguyên nhân chủ yếu do tay nghề bác sĩ không tốt, vật liệu trám răng kém chất lượng và chăm sóc răng miệng không khoa học.
Nguyên nhân chính gây ra những cơn đau nhức dai dẳng sau khi trám răng là tay nghề bác sĩ kém. Bởi bác sĩ chuyên môn không tốt, thiếu kinh nghiệm rất dễ thực hiện sai kỹ thuật trám răng, đặt miếng trám cao hơn so với những răng còn lại nên khó có thể kiểm soát và hạn chế những cơn đau buốt khi làm răng. Bởi khi đó, răng trám phải chịu nhiều áp lực trong quá trình ăn nhai, gây đau nhức dai dẳng.
Ngoài ra, đối với những người bị bệnh lý sâu răng, viêm tủy răng,… nếu bác sĩ chưa loại bỏ hết ổ viêm đã tiến hành trám răng thì bệnh lý vẫn sẽ tiếp tục diễn ra. Khi đó, những cơn đau nhức dai dẳng là điều không thể tránh khỏi.
Những đơn vị nha khoa kém uy tín thường sử dụng vật liệu trám kém chất lượng, trôi nổi, không rõ nguồn gốc để chạy theo lợi nhuận. Tuy nhiên, chính điều đó đã khiến cho răng, nướu bị kích ứng và đau nhức kéo dài sau khi trám răng.
Sau khi hoàn tất quá trình trám răng, các bác sĩ luôn hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc răng miệng tại nhà để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn chủ quan, thường xuyên sử dụng đồ ăn quá cứng hoặc dai thì sẽ khiến cho răng trám phải sử dụng nhiều lực và dẫn đến cơn đau dữ dội.
Trong trường hợp gặp phải tình trạng đau nhức sau khi thực hiện trám răng, bạn có thể áp dụng những cách sâu để khắc phục: chườm lạnh, uống thuốc và ăn thực phẩm mềm.
– Chườm lạnh: hãy chườm đá lạnh lên phần má bên ngoài vùng răng bị đau nhức trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, bạn cần dừng khoảng 5 – 10 phút rồi có thể tiếp tục chườm. Nhiệt lạnh có tác dụng ức chế quá trình hoạt động của các sợi dây thần kinh, giúp cơn đau thuyên giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn không nên chườm một lúc quá lâu bởi có thể dẫn tới tình trạng bỏng lạnh
– Dùng thuốc: bạn có thể sử dụng những loại thuốc chống viêm không steroid để giảm đau sau trám răng. Điển hình là Ibuprofen. Thuốc sẽ xoa dịu cơn đau nhức dựa trên cơ chế giảm tổng hợp prostaglandin E2α. Từ đó, thuốc sẽ giảm tính cảm thụ với tác nhân gây đau của ngọn các sợi thần kinh cảm giác. Thuốc được sử dụng với liều dùng phổ biến là 1,2 – 1,8 g/ngày
– Ăn thực phẩm mềm: khi bị đau nhức răng, nên ưu tiên những loại thực phẩm ở dạng mềm như cháo, súp, sữa chua,… Chúng không yêu cầu răng và hàm phải sử dụng nhiều lực nhai nên nhờ vậy, tình trạng đau răng cũng dần thuyên giảm
Nếu như sau khi áp dụng các phương pháp trên nhưng cơn đau nhức răng không có dấu hiệu giảm bớt, bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ. Các bác sĩ sẽ thăm khám, xác định nguyên nhân chính xác và có phương án điều trị kịp thời.
Quy trình trám răng tại nha khoa bao gồm các bước cụ thể như sau (3):
Bước 1: Thăm khám
Bác sĩ thăm khám răng miệng tổng quát để xác định được mức độ tổn thương của răng cần trám. Ngoài ra, bác sĩ có thể chụp phim X quang răng nhằm biết chính xác tủy răng có đang bị tổn thương hay không. Sau đó, bác sĩ tư vấn phương pháp trám răng và vật liệu trám phù hợp.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng
Bác sĩ nha khoa làm sạch xoang trám để loại bỏ toàn bộ vi khuẩn gây hại và gây tê cục bộ. Đồng thời, bác sĩ tiến hành mài vát men răng nhằm tăng độ ổn định của miếng trám.
Bước 3: Đo màu răng
Bác sĩ đo màu răng để lựa chọn màu chính xác của vật liệu trám, đảm bảo tính thẩm mỹ của hàm răng.
Bước 4: Trám răng
Bác sĩ tiến hành trám răng và dùng đèn chiếu laser để làm đông cứng vật liệu trám thông qua phản ứng quang trùng hợp.
Bước 5: Kiểm tra miếng trám
Bác sĩ điều chỉnh lại miếng trám, loại bỏ những vật liệu dư thừa. Ngoài ra, bề mặt trám sẽ được làm nhẵn, mịn, giúp tránh tình trạng cộm, cấn và khó chịu sau khi trám răng.
Chi phí trám răng tại Nha khoa Paris dao động từ 200 – 500.000 VNĐ/ răng. Dưới đây là bảng giá trám răng chi tiết mà bạn có thể tham khảo:
DỊCH VỤ | ĐƠN VỊ | CHI PHÍ (VNĐ) |
Trám răng sữa | Răng | 200.000 |
Trám răng thẩm mỹ LASER TECH | Răng | 500.000 |
Note: Bảng giá chưa bao gồm ưu đãi
Để giảm thiểu tối đa mức độ đau nhức, đồng thời ngăn biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau khi trám răng, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
– Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, đáp ứng được những tiêu chí như: có giấy phép hoạt động, bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại, vật liệu trám chất lượng, đảm bảo điều kiện vô trùng,…
– Duy trì vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày để loại bỏ vụn thức ăn thừa, ngăn chặn vi khuẩn phát triển và khiến cho viêm nhiễm lan rộng
– Tránh ăn những loại thực phẩm cứng, rắn bởi chúng sẽ khiến cho những tổn thương ở răng trở nên nghiêm trọng hơn, gây khó khăn cho bác sĩ trong quá trình trám răng
Khi trám răng, bác sĩ thường sử dụng những loại thuốc gây tê tại chỗ như Lidocain và Posicaine.
– Thuốc Lidocaine: là thuốc gây tê tại chỗ, thuộc nhóm amid. Thuốc sẽ ức chế dẫn truyền xung động thần kinh thông qua việc giảm tính thấm của màng tế bào thần kinh với ion natri. Do đó, thuốc có thể ngăn chặn dẫn truyền xung động thần kinh và giảm cảm giác đau hiệu quả. Liều dùng tối đa là không quá 7mg/kg thể trọng
– Thuốc Posicaine: thành phần chính của thuốc Posicaine có chứa thành phần chính là Articaine Hydrochloride 4%. Công dụng của thuốc là làm giảm cảm giác đau trong quá trình tiến hành thủ thuật nha khoa. Thuốc có khả năng thẩm thấu tương đối nhanh, mỗi ống thuốc duy trì tác dụng từ 45 đến 75 phút nên rất thuận tiện trong việc hỗ trợ cho thủ thuật trám răng. Trong nha khoa, thuốc thường được sử dụng theo đường tiêm tại chỗ. Liều dùng tối đa là 7mg/kg
Dưới đây là những chia sẻ thực tế từ những người đã trải nghiệm phương pháp trám răng:
– Anh Nguyễn Hoàng chia sẻ:
“Mình đã đi trám răng để khắc phục tình trạng răng thưa. Thực sự, quá trình trám không gây đau đớn. Mình chỉ có cảm giác nhẹ khi bác sĩ tiếp xúc với răng. Sau khi quá trình trám răng hoàn tất, mình không hề bị đau nhức mà chỉ hơi ê nhẹ. Mình rất hài lòng với kết quả.”
– Chị Mai Linh chia sẻ:
“Mình có một số vết nứt trên răng và quyết định đi trám răng tại Nha Khoa Paris. Bác sĩ rất tận tâm và thông báo mọi động tác trước khi thực hiện, giúp mình cảm thấy thoải mái hơn. Sau quá trình trám, mình chỉ bị hơi ê nhẹ nhưng cảm giác đó cũng nhanh chóng biến mất.”
– Anh Mạnh Thắng chia sẻ:
“Mình đã trám răng tại Nha Khoa Paris để cải thiện tình trạng răng bị nứt, vỡ. Sau khi trám, hình dáng của răng đã được khôi phục. Điều mình thích nhất là quá trình nhanh chóng và không đau đớn. Mặc dù sau khi trám có hơi ê một chút nhưng cũng không đáng kể.”
Sau khi áp dụng phương pháp trám răng, bạn nên chăm sóc răng miệng cẩn thận. Cụ thể như sau:
– Kiêng ăn uống trong 2 giờ đầu để miếng trám đạt độ cứng phù hợp với thích ứng với răng tốt hơn (4)
– Tránh ăn các thực phẩm cứng, dai, dính trong ít nhất 2 tuần để đảm bảo độ ổn định của miếng trám
– Đeo máng chống nghiến nếu như có thói quen nghiến răng khi ngủ để tránh tạo áp lực lên răng, khiến cho miếng trám bị bong tróc
– Tránh ăn uống những thực phẩm sẫm màu vì sẽ khiến cho miếng trám dễ bị đổi màu
– Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng 2 – 3 lần/ngày
– Dùng thêm chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch toàn bộ vùng kẽ răng
– Súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng hàng ngày để ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển
– Liên hệ ngay với bác sĩ nếu có có những bất thường như đau nhức dai dẳng, bong miếng trám,…
– Khám răng định kỳ 3 – 6 tháng một lần, nhằm phát hiện, điều trị kịp thời những bệnh liên quan đến răng miệng, cũng như các vấn đề phát sinh tại miếng trám
Dưới đây là những thắc mắc thường gặp về chăm sóc răng miệng sau khi trám răng.
Trám răng rồi vẫn có nguy cơ bị sâu trở lại do những nguyên nhân như chế độ vệ sinh răng miệng kém, chế độ ăn uống thiếu khoa học, vật liệu trám chất lượng không đảm bảo, kỹ thuật xử lý miếng trám của bác sĩ kém,…
Thông thường, trám răng chỉ yêu cầu làm sạch khu vực cần điều trị và đắp vật liệu trám mà không cần gây tê. Tuy nhiên, nếu lỗ sâu răng lớn gây ê buốt nhiều, bác sĩ sẽ phải tiến hành gây tê bằng cách xịt hoặc tiêm thuốc tê vào vùng răng cần trám. Với những trường hợp sâu răng nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến tủy, cần thiết phải gây tê để điều trị tủy trước khi trám răng.
Độ bền của trám răng phụ thuộc vào loại vật liệu sử dụng và cách chăm sóc răng miệng của bạn. Với các vật liệu chất lượng cao như composite hoặc amalgam, trám răng có thể kéo dài từ 5 đến 10 năm hoặc lâu hơn nếu được chăm sóc đúng cách.
Thời gian trám răng thường dao động từ 15 đến 30 phút cho mỗi răng, tùy thuộc vào mức độ tổn thương của răng và kỹ thuật của bác sĩ. Nếu cần trám nhiều răng hoặc có các vấn đề phức tạp, thời gian có thể lâu hơn.
Như vậy, câu hỏi “trám răng có đau không” đã được Nha Khoa Paris giải đáp cụ thể ở trong bài viết trên. Chỉ cần bạn thực hiện ở những đơn vị nha khoa uy tín thì hoàn toàn không phải lo lắng về vấn đề trên. Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến răng miệng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×