19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Trám răng sâu lỗ to sẽ giúp khách hàng bịt kín lỗ hổng do bệnh sâu răng tạo ra, từ đó ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên liệu có nên trám răng sâu lỗ to không? Nếu trám thì chi phí hết bao nhiêu tiền? Nếu không trám thì phải điều trị như thế nào?
Răng sâu lỗ to là tình trạng xảy ra do răng bị sâu lâu ngày mà không có biện pháp xử lý. Hậu quả là khiến cho vi khuẩn lây lan rộng và ăn mòn nhiều hơn, làm hình thành các lỗ to trên bề mặt răng.
Trường hợp sâu răng lỗ to thường gặp nhất ở răng hàm. Do vị trí của những chiếc răng cối ở rất sâu bên trong nên khó vệ sinh.
Và cũng do vị trí khuất nên khi các lỗ sâu nhỏ hình thành thì cũng rất khó quan sát bằng mắt thường được. Chỉ đến khi tình trạng nghiêm trọng hơn và bắt đầu có triệu chứng như đau nhức thì người bệnh mới chú ý.
Sâu răng lỗ to không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe như:
Đau nhức, tổn thương dây thần kinh
Viêm nhiễm nặng dẫn đến răng bị chết tủy
Bị nhiễm trùng khoang miệng
Răng trở nên dễ vỡ, gãy răng
Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Bà Triệu cho biết: Lỗ sâu răng to có thể trám được, tuy nhiên, quyết định trám hoặc không trám phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ tổn thương của răng.
Nếu lỗ sâu răng quá lớn hoặc tác động sâu vào dây thần kinh, việc trám có thể không đủ để khôi phục răng, bác sĩ nha khoa có thể đề xuất các phương pháp điều trị khác như một hàm răng nhân tạo, một răng sứ hoặc chiến thuật can thiệp nha khoa khác tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của răng. Việc quyết định trám răng hay không và phương pháp điều trị phù hợp nên được tham khảo và tư vấn từ bác sĩ nha khoa chuyên môn.
Tuy nhiên với tình trạng răng sâu lỗ to thì hàn răng lại không phải giải pháp tối ưu. Mặc dù vẫn có thể thực hiện được, tuy nhiên độ bền sẽ không cao.
Bởi với những lỗ sâu răng to thì diện tích cần hàn sẽ rất lớn, do vậy khả năng bám dính của vật liệu trám sẽ bị suy giảm. Khi phải chịu lực ăn nhai tác động thường xuyên trong thời gian dài sẽ dễ bị bong bật.
Vì thế bác sĩ thường sẽ tư vấn khách hàng thực hiện bọc răng sứ, dán veneer hoặc dùng kỹ thuật hàn răng Inlay/Onlay để điều trị.
Mặc dù bác sĩ không ưu tiên việc hàn răng sâu lỗ to, tuy nhiên vẫn có trường hợp khách hàng chỉ có nhu cầu sử dụng kỹ thuật trám. Dưới đây là một vài vật liệu phổ biến & thích hợp nhất khi trám lỗ răng sâu lớn.
Amalgam là vật liệu trám răng được cấu tạo từ hợp kim của thủy ngân, thiếc, bạc,… Là loại vật liệu trám truyền thống với khả năng chịu lực cao, tuổi thọ tốt nên đã từng rất phổ biến trong nhiều năm trước đây
Do vậy với những lỗ sâu răng quá lớn, độ bền và độ cứng của Amalgam sẽ đảm bảo tốt hơn về thời gian cũng như hiệu quả sử dụng.
Tuy nhiên, nhược điểm của Amalgam là mang màu sắc kim loại và khá khác biệt so với màu răng thật. Vì vậy Amalgam thường chỉ phù hợp với những chiếc răng cối.
Trám răng composite là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất nhờ những cải tiến so với chất liệu amalgam.
Với màu trắng đục tương tự như răng tự nhiên nên giúp răng trám trở nên khó phân biệt hơn với người đối diện.
Ngoài ra composite còn có độ tương thích rất cao & không gây hại cho răng hay gây ra các phản ứng tiêu cực cho cơ thể.
Tuy nhiên với răng sâu lỗ to, Composite chỉ thích hợp khi là phương pháp khắc phục tạm thời & không phù hợp để sử dụng lâu dài.
Độ bền của các miếng hàn Composite được đánh giá không cao. Do vậy nếu trám với diện tích lớn sẽ nhanh chóng bị hỏng chỉ sau thời gian ngắn
Trám răng với sứ Inlay/Onlay là giải pháp khắc phục răng sâu lỗ to khá hoàn hảo thời điểm hiện tại. Những miếng trám sẽ được chế tác từ vật liệu sứ cao cấp. Chất liệu sứ cung cấp cho miếng trám khả năng chống chịu tốt & sự kết dính vô cùng tuyệt vời.
Khác với kỹ thuật trám răng thông thường, sứ Inlay/Onlay sẽ được sản xuất riêng trong phòng thí nghiệm dựa trên dấu răng thực tế.
Sau khi xử lý bằng các công nghệ hiện đại, miếng trám Inlay/Onlay mới được gắn chặt vào lỗ sâu răng của khách hàng. Độ bền & độ bám dính của miếng trám đều được các chuyên gia đánh giá rất cao.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Mặc dù trám răng là giải pháp khá phổ biến để điều trị răng sâu, tuy nhiên lại chưa phải biện pháp tốt nhất cho các trường hợp bị sâu răng lỗ to.
Trám răng chỉ có tác dụng ngăn vi khuẩn lây lan rộng hơn chứ không thể bảo vệ hoàn toàn men răng, ngà răng,
Do đó sau một thời gian sử dụng, khi vi khuẩn tiếp tục tấn công lớp men răng và ngà răng, miếng trám sẽ mất dần độ bám dính nên dần bị bong và vỡ ra.
Vì thế theo các chuyên gia, đối với các trường hợp bị sâu răng lỗ to, biện pháp thích hợp nhất chính là bọc răng sứ.
Răng bọc sứ giống như một tấm áo giáp bao bọc hoàn toàn chiếc răng sâu lỗ to. Như vậy toàn bộ cấu trúc răng được che chắn & bảo vệ hoàn toàn khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn, đồ ăn cứng,…
Đặc biệt với răng sâu lỗ to, tỷ lệ rất cao sẽ phải điều trị tủy, mà sau khi diệt tủy thì răng sẽ trở nên rất yếu. Do vậy răng giả bằng sứ sẽ hỗ trợ bảo tồn thân răng thật một cách toàn vẹn & hiệu quả nhất.
Bước 1: Khám tổng quát và tư vấn
Với trường hợp răng sâu lỗ to, bác sĩ cần chụp X-quang để quan sát tình trạng vết sâu và tình trạng tủy. Nếu tủy răng không bị ảnh hưởng thì bác sĩ sẽ tư vấn tiếp cho khách hàng về kỹ thuật & vật liệu hàn răng.
Nếu tủy răng đã bị tổn hại, bác sĩ sẽ tư vấn thêm cho khách hàng kỹ hơn về dịch vụ diệt tủy, bao gồm cách thực hiện, thời gian và chi phí
Bước 2: Vệ sinh & Gây tê
Tiếp đó bác sĩ sẽ làm sạch toàn bộ khoang miệng & đặt thiết bị cách ly môi nướu. Do răng bị sâu lỗ to nên tỷ lệ vi khuẩn, mô răng cần loại bỏ khá nhiều, vì thế bác sĩ sẽ cần tiến hành gây tê cho khách hàng.
Bước 3: Điều trị & loại bỏ sâu răng
Bác sĩ dùng các dụng cụ nạo vét chuyên dụng để làm sạch mô răng bị sâu. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn mà thời gian nạo vét mô sâu ở mỗi người sẽ khác nhau.
Bước 4: Trám vật liệu lên răng
Sau khi nạo mô sâu hoàn tất & đảm bảo răng đã hoàn toàn sạch vi khuẩn thì bác sĩ bắt đầu thực hiện trám răng.
Với kỹ thuật trám răng trực tiếp (Amalgam, Composite,…) thì bác sĩ trát trực tiếp vật liệu vào khu vực cần trám. Sau đó tiến hành tạo hình, căn chỉnh khớp cắn và chiếu đèn đông cứng
Với phương pháp hàn răng gián tiếp (Inlay/Onlay) bác sĩ cần lấy dấu răng của khách hàng trước. Sau đó chuyển cho kỹ thuật viên tạo hình ra miếng trám rồi mới gắn cho khách hàng. Với kỹ thuật Inlay/Onlay khách hàng sẽ cần 2 – 3 ngày để hoàn tất.
Bước 5: Tinh chỉnh lần cuối và hoàn thành thủ thuật
Bạn sẽ được các nha sĩ đánh bóng bề mặt miếng trám. Thao tác này có tác dụng nâng cao độ bền của miếng trám và giúp miếng trám trông tự nhiên hơn. Sau đó, khách hàng có thể ra về và chăm sóc răng trám theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Răng sâu lỗ to có nguồn gốc từ bệnh sâu răng không được xử lý kịp thời. Mà thông thường các triệu chứng của bệnh sâu răng chỉ biểu hiện rõ khi đã phát triển lớn.
Do vậy để hạn chế tối đa tỷ lệ bị sâu răng lỗ lớn, bạn cần quan tâm hơn tới những lưu ý dưới đây
– Vệ sinh răng miệng đúng cách:
Bạn cần thực hiện chải răng 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm cùng kem đánh răng có hoạt chất florua. Ngoài ra, để loại bỏ các mảng bám tốt hơn, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước.
– Súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch vệ sinh răng:
Nước muối từ lâu nay đã được biết đến với tính khử trùng hiệu quả, có khả năng loại bỏ các vi khuẩn có hại cho răng. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp cùng với các loại dung dịch vệ sinh răng miệng để loại bỏ mảng bám hiệu quả hơn.
– Thăm khám nha khoa định kỳ:
Bạn nên đến nha khoa khám định kỳ 1 – 2 lần/năm để bảo vệ răng miệng toàn diện. Tránh đợi đến khi bị sâu răng mới khám thì việc khắc phục vấn đề sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc hơn.
– Cạo vôi răng 6 tháng/lần:
Các mảng bám sẽ tích tụ theo thời gian. Việc chải răng 2 lần/ngày không đủ để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám. Vi khuẩn từ các mảng bám sẽ phát triển và gây sâu răng. Vì vậy bạn cần cạo vôi răng 6 tháng/lần, để đảm bảo có hàm răng sạch mảng bám và khỏe mạnh.
Ngoài ra, khi phát hiện răng có dấu hiệu bị sâu, dù lỗ sâu mới hình thành nhỏ thì bạn cũng nên tới nha khoa kiểm tra & điều trị sớm
Tránh để đến khi lỗ sâu đã lan ra quá t khiến cho việc chữa trị tốn kém và mất thời gian hơn rất nhiều.
Như vậy, để biết được trám răng sâu lỗ to có thực hiện được không, tốt nhất là bạn nên tới các nha khoa uy tín, để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp phù hợp. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ qua Fanpage Nha Khoa Paris để được giải đáp nhanh nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×