Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Giải đáp: Đau răng buốt lên đầu có nguy hiểm không

Thực tế có không ít người bị đau buốt răng lan đến cả vùng đầu. Hiện tượng trên có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Do đó, vấn đề đau răng buốt lên đầu có nguy hiểm không luôn được rất nhiều người quan tâm. Bài viết sau sẽ giúp các bạn làm rõ vấn đề trên.

1. Đau răng buốt lên đầu là bị gì

Đau buốt răng lan lên đầu là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải các vấn đề sau: sâu răng, viêm nướu, viêm tủy, rối loạn khớp thái dương hàm, mọc răng khôn, răng bị nứt, vỡ hoặc áp xe răng.

1.1. Sâu răng

Sâu răng là một bệnh lý răng miệng có tỉ lệ người mắc rất cao, lên đến hơn 70%. Bệnh xảy ra khi nhóm vi khuẩn Streptococcus-mutans, Lactobacilli và Actinomycetes phá hủy cấu trúc răng. Nếu như được chữa trị sớm, bệnh có thể khỏi hoàn toàn.

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn chủ quan, không điều trị, bệnh sẽ càng ngày càng tiến triển nặng, gây ra tình trạng đau buốt răng dữ dội, thậm chí lan đến cả vùng đầu. Bởi vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công, khiến cho cấu trúc răng bị tổn thương nghiêm trọng.

Đau nhức do sâu răng có thể lan lên đầu

Đau nhức do sâu răng có thể lan lên đầu

1.2. Viêm nướu

Viêm nướu cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho bạn gặp phải hiện tượng đau răng buốt lên đầu. Nếu không được chữa trị sớm, các mô mềm ở xung quanh răng sẽ bị viêm nhiễm càng ngày càng nặng, thậm chí hoại tử. Khi đó, những cơn đau nhức dữ dội là điều không thể tránh khỏi.

Mức độ viêm càng nặng thì cơn đau càng nghiêm trọng, kéo dài và diễn ra liên tục. Thậm chí, viêm nướu còn có thể dẫn đến đau nhức vùng xung quanh má và cả nửa đầu.

1.3. Viêm tủy

Viêm tủy răng xảy ra khi các mô tủy bên trong răng bị vi khuẩn tấn công và viêm nhiễm. Một trong những triệu chứng điển hình của bệnh lý trên là đau nhức dữ dội.

Tuy nhiên, tủy răng lại có chứa rất nhiều dây thần kinh nối liền đến não. Chính vì vậy, nếu như tủy răng bị đau nhức do viêm thì những cơn đau đó có thể truyền lên não bộ và gây đau đầu.

1.4. Rối loạn khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm là một khớp động nối xương hàm dưới với xương sọ ở hai bên, giúp cho hàm đóng mở dễ dàng để thực hiện các hoạt động ăn, nhai, nuốt, nói… Khi bị bệnh rối loạn khớp thái dương, bạn sẽ có biểu hiện bị đau nhức răng, đau hàm ở một bên hoặc cả hai bên hàm.

Ở giai đoạn đầu, triệu chứng đau nhức thường nhẹ và không kéo dài nên nhiều người chủ quan. Càng về sau, các biểu hiện của bệnh sẽ càng rõ ràng. Lúc đó, cơn đau không chỉ tập trung ở răng, hàm mà còn lan sang cả vùng đầu, kèm theo hiện tượng chóng mặt.

Rối loạn khớp thái dương hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm

1.5. Mọc răng khôn

Hiện tượng đau buốt răng lên đầu cũng có thể xảy ra do mọc răng khôn. Đây là chiếc răng nằm ở vị trí cuối cùng trên cung hàm và mọc ở giai đoạn từ 17 – 25 tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế, răng khôn rất dễ gặp phải tình trạng mọc sai lệch, mọc ngầm dưới nướu do cung hàm không còn đủ khoảng trống.

Quá trình mọc răng khôn sẽ gây ra những cơn đau nhức do bề mặt nướu bị phá vỡ. Nếu như bạn không nhổ bỏ sớm, những răng khôn mọc lệch sẽ tiếp tục phát triển và có thể chèn ép các xoang ở vị trí lân cận.

Khi đó, bạn không chỉ bị đau, tắc nghẽn xoang mà còn cảm nhận được nhiều áp lực tác động lên vùng xung quanh hàm. Những áp lực trên sẽ khiến bạn bị đau đầu hoặc đau nửa đầu.

1.6. Răng bị nứt, vỡ

Về bản chất, răng được cấu tạo từ 3 bộ phận chính là men răng, ngà răng và tủy răng. Nếu như phần men răng bị phá hủy làm lộ lớp ngà răng và tủy răng bên trong thì những cơn đau nhức, khó chịu là điều không thể tránh khỏi. Thậm chí, trong trường hợp bạn không có biện pháp khắc phục sớm, tủy răng còn có bị tổn thương nặng, gây đau cả vùng đầu.

1.7. Áp xe răng

Bệnh áp xe răng cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới đau răng buốt lên đầu. Đây là một dạng nhiễm trùng trong khoang miệng với sự hình thành túi mủ ở dưới vùng chân răng và gây sưng đau.

Khi bị áp xe răng, những cơn đau nhói có thể xuất hiện ở một bên đầu. Hiện tượng đau răng kích thích đau nửa đầu có liên quan đến dây thần kinh sinh ba. Đây là các dây thần kinh điều khiển cảm giác cho hầu hết những cơ quan trên khuôn mặt, bao gồm môi, răng, nướu và cả đầu. Chính vì vậy, bất kỳ cơn đau nhức răng nào kích thích đến nhánh dây thần kinh sinh ba đều có nguy cơ gây đau nửa đầu.

Bệnh áp xe răng

Bệnh áp xe răng

2. Bị đau răng buốt lên đầu có nguy hiểm không

Hiện tượng đau răng buốt lên đầu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe nên bạn tuyệt đối không được chủ quan. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy răng, áp xe răng… đã ở mức độ nặng. Nếu như không được xử lý sớm, những bệnh lý trên sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cụ thể như sau:

– Suy giảm sức khỏe: Những cơn đau nhức dữ dội ở răng và vùng đầu sẽ khiến chức năng ăn nhai bị ảnh hưởng tiêu cực, gây mất ngủ… Tất cả những điều đó đều có thể tác động xấu tới sức khỏe và dẫn tới suy giảm hệ miễn dịch.

– Mất răng vĩnh viễn: Nếu như các bệnh lý về răng, nướu đã ở mức độ nặng, cấu trúc răng gần như đã bị phá hủy hoàn toàn thì sẽ không thể phục hồi được bằng phương pháp chuyên sâu. Khi đó, các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng để tránh viêm nhiễm tiếp tục lây lan.

– Nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai: Các bệnh lý gây đau răng buốt lên đầu ở phụ nữ mang thai không được xử lý sớm sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thậm chí, nếu bệnh lý quá nặng còn có thể gây nhiễm trùng, làm tăng nguy cơ sinh non, sinh con thiếu cân…

Đau buốt răng lên đầu có gây nguy hiểm không

Đau buốt răng lên đầu là hiện tượng nguy hiểm

3. Làm thế nào để khắc phục đau răng buốt lên đầu

Để giảm đau răng buốt lên đầu, bạn có thể uống các loại thuốc giảm đau như Paracetamol, Aspirin… Tuy nhiên, những loại thuốc trên chỉ có tác dụng trong khoảng vài giờ. Sau đó, cơn đau lại tiếp diễn.

Biện pháp hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng trên là bạn cần đến gặp bác sĩ. Các bác sĩ sẽ kiểm tra, xác định chính xác nguyên nhân gây đau nhức và có biện pháp xử lý tối ưu. Chỉ có như vậy, cơn đau mới có thể chấm dứt hoàn toàn.

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin về vấn đề “đau răng buốt lên đầu có nguy hiểm không” mà Nha Khoa Paris muốn chia sẻ tới các bạn. Tóm lại, hiện tượng trên kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Do đó, bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề đau răng
Nhức răng kinh khủng là do đâu? Cách khắc phục triệt để

Nhức răng kinh khủng là do đâu? Cách khắc phục triệt để

Nhức răng kinh khủng là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến, gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Nguyên nhân gây nhức răng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
List 8 loại thuốc giảm đau răng khôn nhanh chóng

List 8 loại thuốc giảm đau răng khôn nhanh chóng

Quá trình mọc răng khôn rất dễ gây ra tình trạng đau nhức dai dẳng do chúng thường mọc ngầm, mọc lệch. Những cơn đau chắc chắn sẽ ảnh

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Dentanalgi thuốc trị đau răng: Ưu nhược điểm và cách dùng

Dentanalgi thuốc trị đau răng: Ưu nhược điểm và cách dùng

Đau răng là tình trạng không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn khiến công việc, sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều trở ngại. Để giải quyết

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
8 Cách trị đau răng sâu tại nhà an toàn và dứt điểm

8 Cách trị đau răng sâu tại nhà an toàn và dứt điểm

Nếu mắc phải bệnh lý sâu răng, những cơn đau nhức là điều rất khó tránh khỏi. Nguyên nhân là do vi khuẩn gây bệnh tấn công và phá hủy

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Răng không sâu nhưng đau: Nguyên nhân và Cách điều trị triệt để?

Răng không sâu nhưng đau: Nguyên nhân và Cách điều trị triệt để?

Tình trạng răng không sâu nhưng đau là vấn đề rất nhiều bạn gặp phải. Và nguyên nhân gây nên tình trạng này là do đau răng khôn, đau do

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Thuốc đau răng Rodogyl là gì? Liều dùng ? Cách dùng đúng – chuẩn

Thuốc đau răng Rodogyl là gì? Liều dùng ? Cách dùng đúng – chuẩn

Thuốc đau răng Rodogyl là loại thuốc kháng sinh được bác sĩ khuyên người bệnh dùng sau quá trình trồng răng. Cụ thể, loại thuốc này như

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương