Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nổi mụn nước trong khoang miệng: Nguyên nhân và cách điều trị

Nổi mụn nước trong khoang miệng là một tình trạng phổ biến gặp trong miệng, gây khó chịu và đau rát cho người bị ảnh hưởng. Vi khuẩn, virus, các vấn đề miệng và hệ miễn dịch yếu có thể là nguyên nhân gây mụn nước. Triệu chứng bao gồm vết phồng rộp, đau và khó chịu. Để điều trị, chúng ta cần chăm sóc miệng hàng ngày, điều trị dựa trên nguyên nhân và nhờ sự hỗ trợ từ bác sĩ.

1. Nổi mụn nước trong miệng là gì?

Bác sĩ nha khoa Triệu Thị Thùy Nga cho biết: Nổi mụn nước trong miệng là một dạng tổn thương nhỏ trên niêm mạc miệng, có thể xuất hiện trên môi, lưỡi, vòm miệng hoặc nướu. Mụn này thường chứa dịch mang virus herpes và có thể vỡ sau 1-2 ngày.

Vết rộp thường chứa chất lỏng trong suốt và bị gây ra bởi tổn thương bên trong hoặc do virus, vi khuẩn tấn công.

Nếu mụn nước xuất hiện là do virus tấn công thì sau khi kết thúc một đợt cấp tính, virus vẫn có thể còn trong cơ thể chúng ta và bùng phát thành nhiều đợt khác nhau.

Ngoài ra, một số trường hợp bị nổi mụn nước trong miệng có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh lý nhiễm trùng miệng do virus herpes simplex (mụn rộp) gây ra. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp nổi mụn trong miệng đều liên quan đến bệnh herpes. Mụn này thường xuất hiện trên môi, lưỡi, vòm miệng hoặc nướu răng và chứa đầy dịch mang virus herpes, sẽ vỡ ra sau 1 – 2 ngày.

Nổi mụn nước trong miệng là gì? 

Nổi mụn nước trong miệng là tình trạng thường gặp

2. Bị nổi mụn nước ở miệng là do đâu?

Theo bác sĩ Nga, bị nổi mụn nước trong khoang miệng được là xem là dấu hiệu cảnh báo của bệnh nhiệt miệng, sởi, bạch sản niêm mạc, thủy đậu… và nguy hiểm nhất là ung thư.

Do nhiệt miệng nặng

Bệnh nhiệt miệng là tình trạng viêm nhiễm gây ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn hay còn gọi là chứng kém hấp thụ chất dinh dưỡng. Cho đến hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân thực sự dẫn đến bệnh trên. Ban đầu các nốt mụn nhiệt miệng cũng là các mụn nước và sau đó bị vỡ ra gây đau rát.

Do mụn rộp sinh dục

Đây là bệnh lý lây qua đường quan hệ tình dục và do virus Herpes. Bệnh xảy ra khi quan hệ tình dục bằng miệng, hôn người đang bị bệnh hoặc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân. Thông thường mụn rộp sinh dục trong miệng sẽ có màu hồng và theo thời gian có xu hướng lan rộng khi nặng hơn.

Do bệnh bạch sản niêm mạc

Đây là hiện tượng các mô tế bào ở trong khoang miệng tăng sinh một cách quá mức. Các mô tế bào niêm mạc bị bạch sản sẽ có màu trắng, chúng dần lan rộng và gây viêm loét. Thường thì bệnh lý không gây ra các ảnh hưởng quá nghiêm trọng, nhưng nếu bạn không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến những hệ lụy phức tạp.

Do bệnh sởi

Những nốt mụn nước trong miệng do bệnh sởi gây ra thường được gọi là Koplick. Ngoài ra, bệnh sẽ đi kèm với các triệu chứng khác như ho khan, sốt, chảy nước mũi…

Do bệnh thủy đậu

Người bị mắc thủy đậu có thể xuất hiện một vài nốt mụn nước ngay ở trong khoang miệng. Từ đó, khiến người bệnh gặp không ít khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt và nhất là mỗi lần ăn uống.

Do bệnh tay chân miệng

Nếu bị bệnh tay chân miệng, các nốt mụn nước thường sẽ xuất hiện ở niêm mạc miệng như mặt bên lưỡi, nướu, má trong với kích thước khá nhỏ. Bệnh chủ yếu là do nhóm virus đường ruột Enterovirus và Coxsackievirus gây ra.

Do bệnh ung thư

Đây là nguyên nhân gây ra mụn nước trong miệng nguy hiểm nhất. Dù rất hiếm khi xảy ra nhưng không đồng nghĩa với việc chúng ta có thể chủ quan được.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Dental Research đã chỉ ra rằng viêm lợi có thể là một nguyên nhân chính của mụn nước trong miệng. Nghiên cứu này đã điều tra trên 301 bệnh nhân và cho thấy rằng khoảng 80% các bệnh nhân viêm lợi cũng bị mụn nước trong miệng.

Mọc mụn nước ở trong miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau

Bị nổi mụn nước ở miệng sẽ do nhiều nguyên nhân khác nhau

3. Triệu chứng khi bị mọc mụn nước ở trong khoang miệng

Mọc mụn nước trong miệng là một tình trạng phổ biến, nhưng không ít người vẫn cảm thấy bối rối và lo lắng khi gặp phải. Triệu chứng của mụn nước trong miệng thường bao gồm các vết phồng rộp, lở loét trong khoang miệng, đau rát, viêm họng, nổi hạch nhỏ ở hàm, có mùi hôi ở miệng và  sốt nhẹ.

Ngoài ra, bệnh trên còn có một số triệu chứng khác như sau:

Khoang miệng bị đau rát kèm theo tình trạng đau họng.

Khoang miệng bị sưng nhưng không rõ nguyên nhân.

Trên và dưới lưỡi xuất hiện các nốt mụn màu trắng áp xe.

4. Nổi mụn trắng trong miệng không đau có sao không?

Nổi mụn trắng trong khoang miệng thường là một bệnh lý phổ biến ở trẻ em và có thể gây ra sự khó chịu. Tuy nhiên, dù không gây đau nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, những nốt mụn trắng trong miệng đó có thể lây lan rất nhanh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Chưa kể, nổi mụn trắng hay nổi mụn nước trong miệng không bị đau vẫn có thể là dấu hiệu cảnh báo cho bệnh nhiệt miệng cũng như sùi mào gà ở giai đoạn đầu, tức là khi bệnh vẫn còn nhẹ. Bạn cần phân biệt rõ hai bệnh lý đó để xác định mức độ nghiêm trọng và tìm ra phương án điều trị tốt nhất.

Bởi nhiệt miệng có thể tự khỏi và không hề nguy hiểm, nhưng bệnh sùi mào gà thì hoàn toàn ngược lại. Nếu không điều trị đúng cách và đúng lúc, bệnh sẽ chuyển biến rất phức tạp.

Hơn thế, bệnh sùi mào gà còn rất dễ nhầm lẫn với nhiệt miệng. Tuy nhiên, bạn chỉ cần theo dõi trong khoảng 1 – 2 tuần sẽ thấy sự khác biệt.

Về cơ bản, nổi mụn trong miệng dù không đau hay đau cũng không được chủ quan trong việc thăm khám và điều trị sớm để tránh các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân.

Đặc biệt, nếu mụn trắng trong miệng xuất hiện quá thường xuyên hoặc kèm theo các triệu chứng khác như sưng tấy, chảy máu hoặc khó nuốt thì nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

5. Cách chữa mụn nước trong miệng tại nhà

Cách điều trị tình trạng mụn nước trong miệng tại nhà sẽ có sự khác nhau giữa trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn.

Tuy nhiên, nếu khi áp dụng những cách chúng tôi gợi ý dưới đây mà thấy tình trạng không thuyên giảm thì bạn nên đi khám bác sĩ. Tránh để bệnh lý phát triển nặng, khiến việc điều trị gặp khó khăn hơn.

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước trong miệng điều trị như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước trong miệng nếu lan ra toàn thân là những bệnh lý nguy hiểm, tuyệt đối không tùy tiện điều trị tại nhà mà cần đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Với hiện tượng bị mọc mụn nước trong miệng thông thường ở trẻ sơ sinh thì không quá đáng ngại. Cha mẹ có thể tự điều trị mụn nước ở miệng tại nhà bằng những cách sau:

Vệ sinh khoang miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày: Sử dụng gạc tiệt trùng nhúng vào nước muối sinh lý, rồi lau toàn bộ miệng của bé một cách nhẹ nhàng. Nhờ vậy sẽ giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm lan rộng và vi khuẩn gây hại tăng sinh.

Thay đổi chế độ ăn uống: Bổ sung thêm các loại thực phẩm có tính mát, giàu vitamin A, vitamin C như rau ngót, nước cam, cà chua, bông cải…

Để trẻ uống nhiều nước: Hằng ngày hãy đảm bảo các bé uống đủ lượng nước cần thiết. Trẻ nặng 10 kilogram sẽ cần một lít nước/ngày, bao gồm cả sữa. Còn với những trẻ nặng hơn 10 kilogram thì mỗi kilogram thêm 50 mililit nước.

Thường xuyên lau người bằng nước mát: Trong mùa hè, để cơ thể giải nhiệt cũng như giảm cảm giác nóng trong, nhiệt miệng, mẹ hãy thường xuyên lau người bằng nước mát cho bé yêu. Lưu ý là không nên lau quá lâu, bé dễ bị cảm lạnh.

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước ở miệng điều trị như thế nào?

Cách điều trị mụn nước trong miệng cho trẻ sơ sinh

Trẻ mọc mụn nước ở miệng chữa bằng cách nào?

Trẻ em từ 4 tuổi trở lên, nếu bị mọc mụn nước ở trong miệng thì hoàn toàn có thể sử dụng những nguyên liệu tự nhiên lành tính để điều trị

Một số cách chữa mụn nước ở miệng cho trẻ bạn nên áp dụng như sau:

+ Cách 1- Sử dụng gel nha đam: Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy nha đam có tính chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Mặt khác chúng còn có thể giúp giảm đau và giảm tình trạng sưng tấy. Ngoài ra, nha đam cũng có thể giúp giảm sự lan rộng hoặc loại bỏ một số bọng nước ở miệng do vi khuẩn hoặc các mầm bệnh khác.

Bước 1: Lấy một lượng gel nha đam đủ dùng.

Bước 2: Thoa trực tiếp gel nha đam lên mụn nước trong miệng và giữ nguyên trong khoảng 1 tiếng.

Bước 3: Sau 1 tiếng, bạn dùng một tấm vải sạch nhúng với nước ấm rồi lau đi.

Lưu ý: Thực hiện theo phương pháp trên 2 lần/ngày để mụn nước tiêu đi nhanh chóng. Khi sử dụng gel nha đam để bôi lên miệng cho bé, bạn cần tìm những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáng tin cậy để tránh bé nuốt vào sẽ gây nguy hiểm.

+ Cách 2 – Sử dụng bằng mật ong: Có thể bạn chưa biết, mật ong có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm cực kỳ tốt. Chúng có tác dụng giảm sự đau đớn và khó chịu do vi khuẩn gây ra.

Bước 1: Dùng tăm bông để lấy mật ong nguyên chất và bôi vào vị trí mụn nước trong miệng.

Bước 2: Giữ nguyên mật ong trong miệng từ 1 – 2 giờ, vì thời gian dài hơn có thể giúp phát huy tối đa hiệu quả. Mặt khác, mật ong cũng không gây hại đến sức khỏe của bé yêu.

Bước 3: Rửa mật ong đi và áp dụng thường xuyên hơn để thấy hiệu quả rõ rệt.

Cách chữa nổi mụn nước trong miệng cho người lớn

Với thể trạng của người trưởng thành thì chúng ta sẽ có rất nhiều cách chữa mụn nước mọc trong khoang miệng khác nhau.

+ Cách 1 – Sử dụng thuốc đường uống và đường bôi:

Trên thị trường ngày càng có nhiều loại thuốc điều trị tình trạng mọc mụn nước trong miệng đối với cả đường uống và đường bôi.

Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần có sự tư vấn và thăm khám từ bác sĩ. Ngay cả đối với những loại thuốc không kê đơn, nếu sử dụng một cách bừa bãi vẫn tiềm ẩn không ít rủi ro.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp thêm một số loại thuốc bôi để giảm đau và kháng khuẩn tại chỗ như: Oracortia, Kamistad, Orrepaste…

+ Cách 2 – Cách chữa mụn nước ở miệng từ nguyên liệu tự nhiên:

Một số loại nguyên liệu tự nhiên có công dụng kháng khuẩn và giảm đau hiệu quả bạn có thể dễ tìm được như: giấm táo, Witch hazel (chiết xuất từ cây phỉ), tinh dầu thầu dầu, tinh dầu trà xanh… mà bạn nên dùng khi mọc mụn trong miệng.

Cách áp dụng cũng rất đơn giản, chỉ cần lựa chọn một trong những nguyên liệu trên rồi thoa nhẹ nhàng lên vết mụn nước trong miệng, giữ nguyên khoảng 1 tiếng rồi rửa lại với nước sạch.

+ Cách 3 – Chữa mụn nước trong miệng bằng nước ấm:

Sử dụng nước ấm là biện pháp chữa mụn nước tại nhà đã được rất nhiều người áp dụng và đánh giá cao về mặt hiệu quả. Theo đó, lợi dụng nhiệt độ cao của nước ấm sẽ giúp dẫn lưu hoặc thu nhỏ mụn nước trong miệng.

Cách thức hoạt động của phương pháp là làm giảm độ dày của chất lỏng trong mụn nước. Trong trường hợp mụn nước chứa đầy chất lỏng, nước ấm có thể giúp chất lỏng thoát nhanh hơn vào hệ thống bạch huyết.

Từ đó, hệ thống bạch huyết sẽ giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể và đóng vai trò chống nhiễm trùng.

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Đun nước sạch cho đến khi ấm lên, không nên để sôi hẳn hoặc phải đợi đến khi nước bớt nóng thì mới thực hiện bước tiếp theo.

Bước 2: Kiểm tra mức độ nóng của nước trước khi chườm.

Bước 3: Làm ẩm một miếng vải sạch với nước ấm và chườm lên vùng mụn nước trong 20 đến 30 phút.

Lưu ý: Lặp lại một vài lần mỗi ngày để đạt hiệu quả như mong muốn.

Cách chữa nổi mụn nước trong khoang miệng cho người lớn

Cách chữa nổi mụn nước trong miệng cho người lớn

6. Chữa mụn nước trong miệng như thế nào đúng cách?

Thực chất, những cách điều trị tại nhà chỉ là tạm thời và chỉ nên thực hiện trong các tình trạng bệnh lý không nguy hiểm.

Hơn nữa, tình trạng mọc mụn nước trong miệng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh nghiêm trọng khác. Vì vậy, tự ý điều trị tại nhà có thể sẽ khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Do đó, cách điều trị đúng cách vẫn là thăm khám trực tiếp với bác sĩ và áp dụng phương pháp phù hợp.

Có bọng nước trong miệng khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ khi mụn nước trong miệng có các dấu hiệu bất thường như nhiều mụn nước li ti, mụn nước ngày càng phát triển to hơn, gây đau nhức, xuất hiện mủ, bề mặt niêm mạc sần sùi…

Các bác sĩ sẽ kiểm tra và thăm khám ban đầu, sau đó sẽ đưa ra chẩn đoán lâm sàng để xác định nguyên nhân.

Nếu nghi ngờ là các bệnh lý nguy hiểm, bác sĩ có thể chỉ định làm sinh thiết và các xét nghiệm chuyên sâu để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Điều trị bọng nước ở trong miệng bằng cách nào tại nha khoa?

Các phương pháp điều trị tại phòng khám nha khoa sẽ dựa trên mức độ nghiêm trọng của mụn nước trong miệng và nguyên nhân gây ra cụ thể. Vì đôi khi mụn nước có thể không cần điều trị và sẽ tự lành theo thời gian.

Dưới đây sẽ là một số phương pháp điều trị mụn nước trong miệng tại nha khoa hiệu quả và thường được áp dụng phổ biến.

Liệu pháp laser: Sử dụng một chùm ánh sáng nhỏ, có hướng để loại bỏ mụn nước nhanh chóng. Năng lượng ánh sáng laser sẽ được kiểm soát chặt chẽ và hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng.

Liệu pháp áp lạnh: Loại bỏ mụn nước bằng cách đóng băng các mô của nó, khiến lưu lượng máu không di chuyển đến vùng ảnh hưởng và vi khuẩn không thể tăng sinh được nữa.

Tiêm corticosteroid: Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm một lượng corticosteroid vừa đủ vào mụn nước để giảm viêm và tăng tốc độ chữa lành.

Cắt bỏ mụn nước: Để ngăn ngừa tái phát hoặc để điều trị mụn nước đặc biệt nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ chúng. Đây thực chất cũng chỉ là một thủ thuật đơn giản, nên bạn cũng không cần quá lo lắng.

Chữa mụn nước trong miệng như thế nào đúng cách?

Nổi mụn nước kèm theo các dấu hiệu bất thường cần đến gặp bác sĩ

Với những thông tin được chia sẻ trong bài, mong rằng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng nổi mụn nước ở trong khoang miệng. Dù là những chiếc mụn nước li ti nhưng bạn cũng không nên xem nhẹ, vì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo về các bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, dù là người lớn hay trẻ em bị vẫn nên đi khám bác sĩ, để biết rõ nguyên nhân do đâu và cách điều trị phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Nổi mụn nước
Bị nổi mụn nước ở mép môi: Nguyên nhân và cách điều trị

Bị nổi mụn nước ở mép môi: Nguyên nhân và cách điều trị

Bị nổi mụn nước ở mép môi là tình trạng môi bị sưng phồng với kích thước nhỏ, các vết mụn sẽ tự khỏi trong 1 – 2 tuần. Nhưng cũng

Ngày 13/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phan Thị Hồng Tiến
Cách trị mụn nước ở môi nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả

Cách trị mụn nước ở môi nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả

Mụn luôn là nỗi lo lắng của nhiều người vì làm mất thẩm mỹ, tự tin. Tuy nhiên, mụn nước ở môi còn gây ra sự bất tiện trong sinh hoạt,

Ngày 11/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Nổi mụn nước ở môi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nổi mụn nước ở môi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nổi mụn nước ở môi có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Hiện tượng trên không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn kéo theo những cơn đau nhức,

Ngày 09/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Hình ảnh ung thư khoang miệng giai đoạn đầu: Bạn cần nhận biết

Hình ảnh ung thư khoang miệng giai đoạn đầu: Bạn cần nhận biết

Ung thư khoang miệng là một bệnh lý nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong cao nếu như phát hiện muộn. Những hình ảnh ung thư khoang miệng giai

Ngày 28/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Mụn trắng nướu răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

Mụn trắng nướu răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

Bài viết này sẽ giới thiệu triệu chứng của tình trạng mọc mụn mủ trắng ở nướu răng (còn gọi là nổi cục cứng ở lợi) và những nguyên nhân

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map