Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Phẫu thuật ghép xương hàm trong trồng răng Implant

Phẫu thuật ghép xương hàm là một chỉ định cần thiết trước khi trồng răng Implant trong các trường hợp xương răng đã bị tiêu biến, không đáp ứng đủ điều kiện cần thiết. Lúc bấy giờ, việc gia tăng thêm xương sẽ giúp vùng xương hàm thêm chắc chắn, đảm bảo trụ Implant khi cấy ghép vào sẽ chắc chắn, tích hợp thành công. Tất nhiên, không phải bất kỳ ai khi trồng răng Implant cũng đều phải tiến hành ghép xương.

1. Tại sao phải phẫu thuật ghép xương hàm khi trồng răng Implant

Phẫu thuật ghép xương hàm (ghép xương răng) là một trong những ca phẫu thuật bổ trợ cho quá trình cấy ghép trụ Implant, phục hình cho răng bị mất rất phổ biến.

Theo đó, ca phẫu thuật trên thường được thực hiện trước khi trồng răng Implant để tạo ra đủ lượng xương cần thiết nhằm hỗ trợ ghép trụ chân răng.

Khi mất răng hoặc có một số vấn đề về xương hàm, theo thời gian xương hàm sẽ dần tiêu biến và không đủ để cấy ghép Implant vào.

Trong trường hợp đó, bạn bắt buộc cần phải thực hiện phẫu thuật ghép xương răng để thêm chất lượng và khối lượng xương cần thiết hỗ trợ cấy ghép Implant thành công

Nếu không thực hiện, Implant sẽ không được hỗ trợ đầy đủ về mật độ xương khó cố định chắc chắn và có thể gây ra các vấn đề như sụp hàm, khó khăn trong việc nhai thức ăn hoặc răng giả bị lung lay.

Vậy nên, phẫu thuật ghép xương răng được coi là bước quan trọng để đảm bảo sự thành công trong việc cấy ghép Implant, giúp bạn có được kết quả phục hình răng bị mất một cách thẩm mỹ và đảm bảo chức năng ăn nhai tốt nhất.

Tại sao phải phẫu thuật ghép xương hàm khi trồng răng Implant

Phẫu thuật ghép xương vùng hàm nhằm tăng thể tích của xương

2. Các kỹ thuật ghép xương hàm phổ biến

Phẫu thuật ghép xương răng hiện đang được triển khai với nhiều kỹ thuật khác nhau, bao gồm ghép xương tự thân, xương tổng hợp, xương đồng loại và xương dị loại.

Điểm khác nhau lớn nhất ở từng kỹ thuật chính là loại xương được sử dụng để gia tăng khối lượng, mật độ xương răng cho chúng ta.

2.1. Phẫu thuật ghép xương hàm loại tự thân

Ghép xương hàm tự thân đúng như tên gọi là việc sử dụng chính xương của người trồng răng Implant được lấy từ vị trí khác như xương chậu, xương cằm… sau đó ghép vào vùng xương răng.

Vì là xương tự thân nên tỷ lệ thành công rất cao, không lo lắng quá nhiều đối với vấn đề đào thải. Xương được cấy ghép vào sẽ nhanh chóng tích hợp, ổn định và phát triển.

2.2. Phẫu thuật ghép xương hàm tổng hợp

Ghép xương hàm tổng hợp thực chất là sử dụng xương nhân tạo. Theo đó, thành phần chính của loại xương tổng hợp sẽ là Hydroxyapatite hoặc Beta-tricalcium phosphate, chúng gần giống với xương tự nhiên.

Vì là xương nhân tạo nên mức độ tương thích sẽ có phần thấp hơn, bên cạnh đó sau khi cấy ghép cũng mất một khoảng thời gian dài để xương răng ổn định và phát triển.

2.3. Ghép xương đồng loại

Cũng là xương tự nhiên, nhưng điểm khác biệt là sử dụng xương của người khác để ghép vào vùng hàm cho bạn.

Kỹ thuật ghép xương đồng loại sẽ có rất nhiều điểm tương tự so với ghép xương tự thân. Với mức độ tương thích cao nhưng quá trình thực hiện lại có phần phức tạp hơn.

2.4. Ghép xương dị loại

Hiểu đơn giản thì ghép xương dị loại sẽ sử dụng tới xương của động vật như xương bò để tăng thể tích cho xương răng.

Vì sử dụng xương của động vật nên không ít người lo lắng với kỹ thuật trên. Tuy nhiên các bác sĩ nha khoa cho biết, xương động vật sau khi lấy xong sẽ được xử lý kỹ lưỡng và đồng thời còn cải thiện về mặt đặc tính sinh học.

Cùng với đó, trước khi phẫu thuật bác sĩ còn tiến hành kiểm tra về mức độ tương thích với xương của bạn nên rất đảm bảo về mức độ an toàn đối với sức khỏe, cũng như tỷ lệ thành công.

Các kỹ thuật ghép xương hàm phổ biến

Các kỹ thuật ghép xương hàm phổ biến

3. Ghép xương răng có đau không

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền (Nha Khoa Paris chi nhánh Nghệ An) chia sẻ, trong quá trình phẫu thuật cấy ghép xương hàm bạn gần như không nhận thấy cảm giác đau đớn hay khó chịu. Bởi vì trước đó, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ giúp giảm đau rất hiệu quả.

Tất nhiên, sau khi hết thuốc tê thì những tác động xâm lấn trong quá trình ghép xương răng có thể gây ra một số cơn đau nhất định. Tuy nhiên, mức độ đau sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người, mức độ xâm lấn…

Thế nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng, vì thông thường bác sĩ kê thuốc giảm đau để giảm thiểu cảm giác khó chịu sau khi ghép xương. Bên cạnh đó, bác sĩ còn hướng dẫn bạn cách chăm sóc sau khi ghép xương để giảm đau và tăng tốc quá trình phục hồi.

Ghép xương răng có đau không

Nhờ sử dụng thuốc tê nên khi ghép xương răng bạn sẽ không thấy bị đau

4. Ghép xương răng bao lâu thì lành

Trung bình bạn sẽ mất khoảng từ 2 – 6 tháng để xương hàm lành hoàn toàn sau khi tiến hành phẫu thuật ghép xương. Trong thời gian trên, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đến khám và kiểm tra định kỳ để đảm bảo quá trình hàn gắn diễn ra tốt, không có biến chứng xảy ra.

Tất nhiên, thời gian để xương răng lành lại sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm vị trí, kích thước của xương cấy ghép, phương pháp thực hiện, độ tuổi và trạng thái sức khỏe của bạn.

Bên cạnh đó, nếu bạn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và chăm sóc vết thương đúng cách, thì thời gian lành xương răng sẽ nhanh hơn và tối ưu hơn. Tuy nhiên, nếu xảy ra biến chứng như nhiễm trùng hoặc chăm sóc sau phẫu thuật không tốt, quá trình phục hồi sẽ kéo dài hơn.

5. Quy trình phẫu thuật ghép xương hàm

Quy trình phẫu thuật ghép xương hàm sẽ được thực hiện theo từng bước đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế như sau:

Bước 1 – Thăm khám tổng quát sức khỏe: Trước hết, bác sĩ sẽ thăm khám sức khỏe tổng quát cho bạn nhằm đảm bảo sức khỏe ổn định để thực hiện phẫu thuật.

Bước 2 – Sát khuẩn, gây tê cục bộ: Tiến hành sát khuẩn vùng phẫu thuật và gây tê cục bộ giúp giảm đau trong quá trình thực hiện.

Bước 3 – Sửa soạn vùng nhận xương hàm: Bác sĩ thực hiện tạo vạt niêm mạc với 3 đường rạch nhằm đủ không gian để thực hiện thao tác tiếp theo. Trong quá trình đó, bác sĩ cần dùng đến cây bóc tách thích hợp để tách niêm mạc màng xương giúp xương hàm bộc lộ ra vùng phẫu thuật. Tiếp đến, bác sĩ sẽ khoan thủng vỏ xương, tạo ra điểm cấy ghép.

Bước 4 – Đặt xương cấy ghép: Sau khi sửa soạn xong vùng phẫu thuật, bác sĩ sẽ đặt màng xương và bột xương theo tỷ lệ đã tính toán từ đầu.

Bước 5 – Đóng vạt niêm mạc: Kết thúc quá trình là khâu đóng vạt niêm mạc và tạo hình nướu.

Quy trình phẫu thuật ghép xương hàm

Quy trình phẫu thuật ghép xương hàm

6. Hướng dẫn chăm sóc sau khi ghép xương hàm

Sau khi ghép xương hàm, chăm sóc đúng cách sẽ giúp tăng khả năng phục hồi và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Trong quá trình chăm sóc sau khi ghép xương hàm bạn cần tập trung vào các vấn đề là giữ khu vực ghép xương sạch sẽ, điều chỉnh chế độ ăn uống, uống đủ nước…

6.1. Giữ khu vực ghép xương sạch sẽ

Việc giữ khu vực ghép xương sạch sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và giúp vết thương mau lành lại. Dưới đây là một số lời khuyên về cách giữ khu vực ghép xương sạch sẽ:

Súc miệng với nước muối ấm: Súc miệng với nước muối ấm sau khi ăn và trước khi đi ngủ để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn mỗi ngày.

Không chải răng trực tiếp vào vùng phẫu thuật: Không đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa để đánh răng tại khu vực ghép xương trong vòng ít nhất 1 tuần sau phẫu thuật.

Không sử dụng máy tăm nước: Do áp lực nước tạo ra khá mạnh có thể làm ảnh hưởng đến vết thương, nên bạn cần tránh dùng máy tăm nước trong 2 tuần đầu.

Tại vùng răng xung quanh: Chải răng sạch sẽ, kỹ lưỡng mỗi ngày để loại bỏ các cặn thức ăn, mảng bám giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết thương.

Giữ khu vực ghép xương sạch sẽ

Giữ khu vực ghép xương sạch sẽ

6.2. Tránh hút thuốc và kiêng uống rượu bia

Thuốc lá và rượu bia đều là những chất kích thích gây hại cho sức khỏe của con người, nhất là sau khi ghép xương hàm.

Hút thuốc có thể gây ra viêm nhiễm, giảm sức đề kháng của cơ thể, làm chậm quá trình hồi phục và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Tương tự, uống rượu bia cũng có thể làm chậm quá trình hồi phục sau phẫu thuật và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Rượu bia còn làm giảm khả năng đông máu, gây ra sự tràn dịch và làm chậm quá trình lành xương.

Do đó, sau khi phẫu thuật ghép xương răng xong bạn cần kiêng bia rượu và thuốc lá ít nhất là trong 48 tiếng đồng hồ.

6.3. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phục hồi cũng như quá trình tích hợp của xương hàm. Bởi vậy, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý nhất

Xây dựng chế độ ăn uống giàu protein: Protein là chất dinh dưỡng cần thiết để tái tạo mô xương. Hãy tăng cường các thực phẩm giàu protein trong chế độ ăn uống của bạn bằng cách ăn nhiều thịt, cá, đậu và sữa chua.

Tránh ăn thức ăn cứng và khô: Trong vài ngày đầu sau khi ghép xương hàm, tránh ăn thức ăn cứng và khô như bánh mì, thịt khô, hạt, kẹo cứng. Thay vào đó, ăn những thực phẩm dễ ăn như thịt nấu mềm, cá nấu chín, súp, cháo, trái cây mềm và rau.

Tránh uống nước lạnh và đồ uống có ga: Uống nước lạnh có thể làm giảm sự lưu thông máu đến vùng xương ghép, khiến quá trình hồi phục chậm hơn. Ngoài ra, việc uống đồ uống có ga có thể làm giảm khả năng đông máu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi: Rau xanh, trái cây tươi cung cấp các vitamin, khoáng chất giúp hỗ trợ sức khỏe và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Điều chỉnh chế độ ăn uống

6.4. Uống đủ nước mỗi ngày

Việc uống đủ nước sau khi ghép xương hàm sẽ giúp cơ thể bạn phục hồi nhanh chóng và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Thông thường, cơ thể cần khoảng 8 – 10 ly nước mỗi ngày để duy trì sức khỏe.

Sau khi ghép xương hàm, bạn nên uống nước nhiều hơn để giúp cơ thể cung cấp đủ nước cho các mô và tế bào, đặc biệt là các mô xương đang được tái tạo. Việc uống đủ nước cũng giúp cơ thể bạn giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và phục hồi nhanh chóng.

Ngoài ra, nếu bạn thấy khô miệng hoặc có triệu chứng khác của thiếu nước, hãy uống thêm nước để bổ sung nước cho cơ thể. Bạn cũng có thể uống nước trái cây tươi để bổ sung thêm cả các loại vitamin cần thiết.

6.5. Thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ về vấn đề tái khám

Tái khám sau khi phẫu thuật ghép xương răng là một điều rất quan trọng, giúp bác sĩ kiểm soát tốt quá trình phục hồi cũng như tích hợp của xương mới.

Bạn cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ đối với vấn đề tái khám như thời gian, các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết nhằm đảm bảo kết quả phẫu thuật được tốt nhất.

Như vậy, với những thông tin được chia sẻ trên đây ắt hẳn đã giúp bạn hiểu rõ về phẫu thuật ghép xương hàm. Thực chất, đây không phải là một ca phẫu thuật quá phức tạp nhưng bạn vẫn nên ưu tiên làm tại các đơn vị uy tín, dịch vụ chất lượng để tránh các hệ quả không mong muốn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề ghép xương
Ghép xương sau khi nhổ răng là gì, áp dụng cho những đối tượng nào?

Ghép xương sau khi nhổ răng là gì, áp dụng cho những đối tượng nào?

Ghép xương sau khi nhổ răng là phương pháp được áp dụng phổ biến trong nha khoa nhằm đảm bảo mang lại hiệu quả cấy ghép Implant cao

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy