Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nuốt nước bọt bị đau họng là bệnh gì? Cách khắc phục 

Tình trạng nuốt nước bọt đau họng xảy ra chủ yếu do niêm mạc họng bị viêm nhiễm và khi nuốt thức ăn hay nước bọt thì niêm mạc họng sẽ bị chà xát, gây cảm giác đau rát, khó chịu. Vậy đây là dấu hiệu của cho căn bệnh nào? Nguyên nhân là gì? Nếu bạn cũng đang gặp vấn đề này thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Nuốt nước bọt bị đau họng là bị bệnh gì?

1.1. Viêm họng

Bệnh viêm họng do vi khuẩn, virus, nấm gây ra. Bệnh cũng được cho là do sự kích thích của các chất gây ô nhiễm hay hóa chất làm niêm mạc họng và hầu bị viêm. Bên cạnh đó, các yếu tố như thay đổi thời tiết, ẩm, lạnh, bụi, rượu, khói thuốc, khí thải cũng gây viêm họng. Khi bị viêm họng thường có những triệu chứng như đau họng khi nuốt nước bọt, khó nuốt thức ăn, sốt cao,…

Viêm họng

Viêm họng

1.2. Viêm xoang

Viêm xoang mũi là bệnh lý phổ biến ở hệ hô hấp. Bệnh do viêm nhiễm ở khu vực mũi xoang, làm sưng và tắc lỗ thông của xoang vào trong mũi. Nếu dị ứng thường xuyên, khiến mũi không thông được cũng là nguyên nhân gây viêm xoang. Khi bị viêm xoang thường có những biểu hiện như đau đầu, đau họng khi nuốt nước bọt, sổ mũi, hắt hơi liên tục,…

1.3. Viêm Amidan

Amidan là có vị trí tiếp xúc của không khí và thức ăn khi vào trong cơ thể. Amidan có tác dụng sản sinh ra các kháng thể tự nhiên chống lại sự nhiễm trùng khi chúng ta còn nhỏ. Tuy nhiên, cũng bởi vai trò đặc biệt này, nên amidan dễ bị viêm. Khi có quá nhiều vi khuẩn xâm nhập, amidan sẽ bị sưng lên, gây ra cảm giác đau họng khi nuốt.

1.4. Viêm tai giữa

Viêm tai giữa là là bệnh lý khi niêm mạc của tai bị viêm nhiễm, tạo mủ. Bệnh viêm tai giữa dai dẳng làm suy giảm chức năng nghe và thậm chí có thể khiến bệnh nhân bị điếc vĩnh viễn. Do đó, nếu bị đau họng và tai khi nuốt nước bọt có thể là triệu chứng của bệnh viêm tai giữa.

Viêm tai giữa

Viêm tai giữa

1.5. Bệnh lý về thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản, co thắt thực quản có thể làm cho acid dạ dày di chuyển từ dạ dày vào thực quản. Qua đó gây ra thắt nghẹn ở cổ họng hoặc ngực, tức ngực, đau họng khi nuốt nước bọt, ho khan, đau họng, khàn tiếng, nôn,…

1.6. Mất nước

Đau họng khi nuốt nước bọt còn có thể xuất hiện khi cơ thể mất nước. Nhất là với thời tiết quá nắng nóng, sau khi tập thể dục hoặc khi ốm đau, nôn nghén, tiêu chảy,… Mất nước sẽ khiến cổ họng khô rát gây đau họng khi nuốt nước bọt.

2. Nguyên nhân làm nuốt nước bọt bị đau họng

2.1. Vi khuẩn tác động vào cổ họng

Theo Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng – Nha Khoa Paris Thái Thịnh, viêm họng là tình trạng viêm nhiễm trong cổ họng, chủ yếu là do tác động của vi khuẩn. Một số triệu chứng thường gặp của viêm họng do vi khuẩn gồm:

– Đau và khó chịu ở vùng họng, thường tăng khi nuốt.

– Sưng ở hạch bạch huyết.

– Vi khuẩn phân giải các chất hữu cơ trong mô họng gây ra hơi thở có mùi hôi.

– Vòm hầu ở phía sau miệng viêm nhiễm, đỏ, có các đốm hoặc vết sẹo, gây đau khi ăn hoặc nuốt.

– Gây viêm nhiễm và những đốm trắng trên amidan.

Vi khuẩn tác động vào cổ họng

Vi khuẩn tác động vào cổ họng

2.2. Do virus tấn công

Các loại virus như coronavirus, rhinovirus và respiratory syncytial virus thường là nguyên nhân gây viêm họng. Ngoài ra, một số bệnh nhiễm trùng virus khác như sởi, thủy đậu cũng có thể gây ra viêm họng.

Các triệu chứng của viêm họng do virus gồm:

– Đau và khó chịu trong vòm họng, thường tăng khi nuốt nước bọt hoặc thức ăn.

– Có thể có sốt, thường từ sốt nhẹ đến trung bình.

– Viêm họng đi kèm với nghẹt mũi hoặc sổ mũi.

– Buồn nôn nhẹ.

– Triệu chứng khác như đau cơ, nhức đầu, mất khả năng ngửi mùi, thay đổi vị giác, sức đề kháng suy giảm và mệt mỏi.

Do virus tấn công

Do virus tấn công

2.3. Cổ họng bị nhiễm nấm

Nấm men có khả năng phát triển nhanh chóng, trở thành vấn đề đáng quan ngại nếu chúng tấn công vào cơ thể, nhất là ở khu vực cổ họng, miệng và hạ họng. Chúng không chỉ gây tình trạng đau rát ở cổ họng khi nuốt nước bọt mà còn gây cản trở khi ăn uống. Tình trạng này thường xảy ra ở những người đái tháo đường, có hệ miễn dịch yếu, suy dinh dưỡng hoặc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, thuốc hóa trị hay corticoid.

Một số triệu chứng của viêm họng do nhiễm nấm gồm:

– Đau họng khi nuốt nước bọt.

– Giảm khả năng cảm nhận mùi vị và thay đổi vị giác.

– Có mảng trắng hoặc đốm trắng trên lưỡi, mặt sau họng.

– Xuất hiện các vết ửng đỏ ở khu vực khóe miệng.

2.3. Trào ngược dạ dày

Viêm trào ngược dạ dày có thể gây đau họng khi nuốt nước bọt. Khi bị trào ngược dạ dày, axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, khiến cho lớp niêm mạc thực quản kích thích, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Các biểu hiện khác của viêm trào ngược dạ dày – thực quản:

– Cảm giác chua hoặc nóng từ dạ dày lên họng, khó chịu và buồn nôn.

– Xương ức nóng rát, có thể lan ra sau lưng.

– Thức ăn và dịch từ dạ dày trào ngược lên thực quản và gây ho sặc.

– Giọng khàn hoặc mất giọng.

– Cảm giác có vật lạ vướng trong cổ, khó thở.

Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày

2.4. Viêm thanh thiệt

Viêm thanh thiệt là tình trạng viêm nhiễm trong khu vực thanh nhiệt, nằm phía trên cổ họng. Khi viêm nhiễm xảy ra có thể làm đau họng khi nuốt nước bọt và các triệu chứng khác liên quan đến viêm thanh thiệt. Các biểu hiện của viêm thanh thiệt bao gồm:

– Cảm giác đau họng do sự chà sát của vị cổ họng bị viêm.

– Viêm nhiễm nặng có thể làm sốt cao.

– Chảy nước dãi từ mũi, nhất là khi nằm nghiêng về phía trước.

– Cản trở khi ăn uống và nuốt thức ăn.

Viêm thanh thiệt

Viêm thanh thiệt

2.6. Tổn thương cổ họng khi ăn uống

Ngoài các nguyên nhân khách quan và từ môi trường thì việc ăn uống không khoa học cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau họng khi nuốt nước bọt, chẳng hạn như:

– Ăn đồ ăn quá cay, nhiều gia vị và quá nóng.

– Sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn.

– Mắc phải dị vật khi ăn uống như xương động vật, xương cá, mảnh cứng có trong bỏng ngô,…

3. Cách khắc phục tình trạng đau họng khi nuốt nước bọt tại nhà

3.1. Súc họng bằng nước muối

Nước muối làm dịu cổ họng, cải thiện sưng viêm giúp giảm đau khi nuốt. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý pha sẵn hoặc tự pha theo cách sau:

– Cân khoảng 9g muối trắng, hòa tan với 1 lít nước.

– Rót ra cốc, còn lại cho vào chai lọ dùng dần.

– Bảo quản ở nơi thoáng mát.

– Thực hiện súc họng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối, tình trạng đau họng sẽ nhanh chóng cải thiện.

Súc họng bằng nước muối

Súc họng bằng nước muối

3.2. Mật ong chữa đau họng

Chữa đau họng bằng mật ong là phương pháp được nhiều người thực hiện ngay tại nhà bởi sự đơn giản và an toàn.

Theo Đông y, mật ong có tính bình, có tác dụng kháng viêm, bổ phế, thường được sử dụng để điều trị các vấn đề về đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm amidan. Các nghiên cứu của Y học cũng chỉ ra rằng mật ong chứa các thành phần có tác dụng tốt đến sức khỏe như: vitamin, carbohydrate, canxi, magie, fructose,…

Ngoài ra, các loại axit amin và khoáng chất có trong mật ong cũng giúp tăng cường sức đề kháng, làm chậm quá trình oxy hóa, loại bỏ các tác nhân gây bệnh, cải thiện nhanh chóng bệnh viêm họng.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị 2 thìa mật ong nguyên chất với 250ml nước ấm.

– Hòa tan mật ong vào nước, uống vào mỗi buổi sáng.

– Có thể thêm vào 1 – 2 lát gừng để làm tăng hiệu quả tác dụng.

Mật ong chữa đau họng

Mật ong chữa đau họng

3.3. Dùng gừng tươi

Gừng là có tính ấm, vị cay nồng, được sử dụng làm gia vị trong nhiều món ăn. Theo dân gian, gừng có tác dụng tán phong hàn, giảm đau, cầm ho, tăng cường sức đề kháng. Khi đi vào cơ thể sẽ làm ấm dạ dày, kích thích tiết mồ hôi. Vì thế, gừng có tác dụng tốt trong việc làm ấm cơ thể và làm dịu cổ họng, giảm rát cổ, ho,…

Khoa học đã chứng minh, trong thành phần gừng tươi chứa Gingerol, có khả năng kháng viêm, giảm đau, đồng thời chúng ức chế virus RSV gây viêm họng và cảm lạnh.

Cách trị đau họng bằng gừng tươi thực hiện như sau:

– Rửa sạch củ gừng rồi cạo sạch lớp vỏ bên ngoài

– Cắt một lát gừng mỏng

– Nhai miếng gừng 2 – 3 lần trong ngày, có thể nuốt hoặc bỏ bã gừng sau khi đã nhai nát.

Dùng gừng tươi

Dùng gừng tươi

3.4. Chanh tươi chữa đau họng

Trong thành phần chanh tươi có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, khoáng chất tốt cho sức khỏe, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng sức đề kháng. Qua đó làm cơ thể khỏe mạnh giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus gây đau họng. Hàm lượng acid citric trong chanh có tác dụng làm loãng đờm, giảm rát họng.

Cách thực hiện như sau:

– Rửa sạch chanh bằng nước muối loãng.

– Cắt chanh thành từng lát mỏng rồi tẩm với 1 ít muối hột.

– Ngậm chanh trong khoảng 10 phút và nuốt nước cốt chanh.

– Nhả ra và không phải súc miệng lại.

Chanh tươi chữa đau họng

Chanh tươi chữa đau họng

 

3.5. Uống trà bạc hà

Lá bạc hà được sử dụng phổ biến trong điều trị ho, viêm họng,… bởi trong loại thảo dược này chứa tinh dầu Menthol giúp kháng khuẩn, giảm ho, tiêu đờm. Ngoài ra, lá bạc hà giàu vitamin A , C và B giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Cách làm trà bạc hà chữa đau họng:

– Chuẩn bị lá bạc hà, hương nhu, gừng, tiêu và mật ong.

– Nghiền nát lá bạc hà và hương nhu rồi cho vào 1 cốc nước sôi

– Nghiền nát tiêu, gừng và tiếp tục cho vào cốc nước sôi.

– Đun hỗn hợp đến khi lá bạc hà ngả sang màu nâu

– Lọc lấy nước và thêm ít mật ong để trà dễ uống hơn.

Uống trà bạc hà

Uống trà bạc hà

4. Uống thuốc gì để trị đau họng khi nuốt nước bọt

Thông thường, khi đau họng khi nuốt nước bọt, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc như giảm đau, chống viêm, chống sưng, thuốc kháng virus, kết hợp cùng viên ngậm, xịt họng.

Các loại thuốc thường sử dụng:

– Thuốc uống: Amoxicillin, Penicillin, Roxithromycin,…

– Thuốc tiêm: Được sử dụng tiêm vào tĩnh mạch, dùng cho người bị đau họng do viêm họng gây ra.

– Thuốc đặc trị: Loại thuốc này có dạng xịt hoặc ngậm, có tác dụng giảm viêm, giảm đau, điều trị bệnh tại chỗ.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm khi bị đau họng nặng như thuốc chứa corticoid, histamin.

5. Cách phòng ngừa nuốt nước bọt bị đau họng

Một số biện pháp phòng tránh để làm giảm nguy cơ đau họng khi nuốt nước bọt và bảo vệ sức khỏe:

– Đảm bảo cơ thể đủ nước để tránh làm cổ họng khô và rát. Uống đủ nước giúp duy trì độ ẩm vùng niêm mạc họng và giảm nguy cơ viêm nhiễm.

– Đánh răng và súc miệng sau khi ăn để loại bỏ mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn trong miệng, giảm nguy cơ viêm họng.

– Bổ sung vitamin và chất xơ từ các nguồn thực phẩm tươi, ăn nhiều rau quả để tăng cường sức khỏe miễn dịch và bảo vệ đường hô hấp.

– Không thuốc lá, uống rượu bia, hạn chế sử dụng các chất kích thích. Những chất này sẽ gây kích ứng và tổn thương niêm mạc họng.

– Hạn chế tiếp xúc với gió lạnh và đảm bảo cơ thể đủ ấm trong thời tiết lạnh. Khi bơi xong hãy làm khô vùng tai để tránh nước thấm vào tai và gây tổn thương.

– Tập thể dục mỗi ngày, giảm căng thẳng và ngủ đủ giấc cũng hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm nguy cơ bị đau họng khi nuốt nước bọt.

– Đi ra ngoài cần đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn, ô nhiễm.

– Thăm khám họng định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị những bệnh về họng.

– Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày sau khi ăn.

Uống đủ nước để tránh làm cổ họng khô và rát

Uống đủ nước để tránh làm cổ họng khô và rát

6. Tình trạng nuốt nước bọt đau họng có gây nguy hiểm không?

Đau họng khi nuốt nước bọt là tình trạng mà hầu như ai cũng đã từng gặp phải. Đây có thể được xem là một bệnh lý nhẹ, không quá nguy hiểm và dễ dàng điều trị chỉ sau vài ngày uống thuốc nếu chỉ là cảm lạnh thông thường.

Hiểu rõ nguyên nhân gây đau họng, bạn hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà kết hợp với chế độ ngủ nghỉ, ăn uống hợp lý.

7. Sáng ngủ dậy nuốt nước bọt đau họng có sao không?

Tình trạng đau họng vào sáng sớm có thể xuất hiện do bị ngáy ngủ, hoặc mở miệng khi ngủ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài với nhiều triệu chứng lạ, dai dẳng thì có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm.

Theo các chuyên gia, đau họng vào buổi sáng thường do bị ngủ ngáy, mất nước, nhiễm Virus, hoặc là biểu hiện của các chứng bệnh như nhiễm lạnh, trào ngược acid.

Việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa những nguy cơ dẫn đến tình trạng cảm lạnh, giảm khả năng đau họng khi ngủ dậy.

Mỗi ngày bạn hãy uống một ly chanh mật ong để làm giảm đau họng. Chanh mật ong có tính chất tiêu viêm, sát trùng hiệu quả. Ngoài ra mật ong cũng có công dụng rất tốt cho người bị cảm lạnh, viêm xoang.

Sáng ngủ dậy nuốt nước bọt đau họng

Sáng ngủ dậy nuốt nước bọt đau họng

8. Nuốt nước bọt đau họng bên phải do đâu

Tình trạng nuốt nước bọt đau họng bên phải có liên quan đến dây thần kinh, các cơ quan tồn tại trong cổ họng và trong ống dẫn thức ăn. Tình trạng này xảy ra và thường phát triển mạnh do một số bệnh lý như viêm họng, viêm nắp thanh quản, viêm thực quản, u tuyến nước bọt, viêm amidan,… Ngoài ra đau họng khi nuốt nước bọt bên phải còn xuất hiện khi trong cổ họng có khối u ác tính hoặc bị tổn thương.

Bài viết đã chia sẻ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nuốt nước bọt đau họng, và cách điều trị kịp thời. Tuy không quá nguy hiểm, nhưng đây có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Do đó, bạn không nên chủ quan, mà cần thăm khám bác sĩ nếu các triệu chứng không thuyên giảm, tránh để lâu có thể dẫn gây ra biến chứng nghiêm trọng.

Hiển thị nguồn

Trang Hello Bác sĩ: “Nuốt nước bọt đau họng uống thuốc gì? Nguyên nhân, cách chữa tại nhà”
Mayo Clinic: “Sore throat – Symptoms and causes”
Healthline: “Painful Swallowing: Possible Causes and How to Treat It”

Hello Bác sĩ: “Nuốt nước bọt đau họng uống thuốc gì? Nguyên nhân, cách chữa tại nhà”

Nhà thuốc Long Châu: “Nuốt nước bọt đau họng​ là bệnh gì? Cần làm gì để giảm đau?”

Báo Đà Nẵng: “Cách giảm đau họng khi nuốt hiệu quả tức thì”

Healthline: “Painful Swallowing: Causes, Symptoms, and Diagnosis”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nước bọt
Nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng: Nguyên nhân và cách điều trị

Nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng: Nguyên nhân và cách điều trị

Nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng là hiện tượng không ít người gặp phải, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện tượng trên có thể

Ngày 30/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Nuốt nước bọt đau tai: Nguyên nhân và cách điều trị

Nuốt nước bọt đau tai: Nguyên nhân và cách điều trị

Nuốt nước bọt đau tai không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường nhật mà còn tiềm ẩn rất nhiều tác động nguy

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm