Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Đau nhức sau khi nhổ răng khôn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau nhức sau khi nhổ răng khôn là biểu hiện thường gặp ở nhiều người. Bởi cơ thể vừa chịu tác động do thao tác loại bỏ răng. Tùy vào cơ địa mỗi người mà thời gian đau sau nhổ răng khôn có thể ngắn hay dài. Cùng tìm hiểu các cách khắc phục hiệu quả tình trạng đau nhức trong bài viết sau.

1. Nguyên nhân đau nhức sau khi nhổ răng khôn

Một số nguyên nhân dẫn đến đau nhức sau nhổ răng khôn như:

1.1. Quy trình nhổ răng khôn không đạt chuẩn

Với trường hợp nhổ răng khôn (1) đều có yêu cầu khắt khe về máy móc, thiết bị, môi trường và dụng cụ vô trùng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như ngăn chặn lây nhiễm chéo, nhiễm trùng xảy ra.

1.2. Bác sĩ tay nghề chưa vững

Tiểu phẫu nhổ răng khôn là kỹ thuật nha khoa khá phức tạp. Do đó, việc thực hiện yêu cầu khắc khe về tay nghề điều trị, chuyên môn cũng như kinh nghiệm với bác sĩ thực hiện. Nếu bác sĩ không vững tay nghề rất dễ thực hiện sai sót kỹ thuật. Từ đó có thể gây nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn.

1.3. Chăm sóc răng miệng chưa đúng

Chăm sóc răng miệng sai cách là nguyên nhân hàng đầu gây đau nhức sau khi nhổ răng số 8. Nếu khi làm sạch răng miệng, bạn vô ý chạm vào vết thương có thể khiến cụ máu đông bong ra, đau nhức,chảy máu và kéo dài thời gian liền vết thương.

1.4. Chế độ ăn uống không hợp lý

Việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học sau nhổ răng rất quan trọng. Việc ăn thực phẩm quá dai, dẻo, cứng hay nóng,… đều ảnh hưởng đến vết thương và làm tái phát cơn đau.

Nguyên nhân đau nhức sau nhổ răng khôn

Nguyên nhân đau nhức sau khi nhổ răng khôn

1.5. Sử dụng thuốc lá

Khi hút thuốc lá, khói thuốc tiếp xúc với răng khôn vừa nhổ ảnh hưởng đến quá trình vết thương hồi phục. Hơn nữa, sử dụng thuốc lá cũng khiến lượng oxy bị giảm, không đủ cho quá trình tuần hoàn máu. Từ đó làm cho cục máu đông khó hình thành, gián đoạn vết thương lành lại.

1.6. Dụng thuốc sai cách

Trường hợp bỏ thuốc, uống thuốc không đúng giờ giấc, uống ngắt quãng không theo chỉ dẫn hoặc tự ý mua thuốc,… đều có thể gây đau nhức sau khi nhổ răng.

2. Đau nhức sau nhổ răng khôn kéo dài bao lâu

Nhổ răng khôn được chỉ định với các trường hợp như răng khôn dị dạng, mọc lệch, răng sâu, viêm tủy răng (2), viêm nướu không phục hồi,… Cảm giác đau sau khi nhổ răng là không thể tránh khỏi, thường kéo dài 2 – 3 ngày. Sau 5 ngày, cơn đau thuyên giảm rõ rệt, người bệnh có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường.

Tùy vào cơ địa mỗi người mà thời gian liền vết thương là khác nhau. Tuy nhiên, đa phần cơn đau nhanh lành thì 2 – 3 ngày sẽ hết, chậm thì 3 – 5 ngày. Trường hợp ê buốt răng dai dẳng hơn 7 ngày không cải thiện, có thể vị trí nhổ răng đang gặp vấn đề, nguy cơ nhiễm trùng. Có thể cân nhắc đến trường hợp xấu như chảy máu không cầm được, nhiễm trùng, viêm nhiễm lan rộng.

Dấu hiệu nhổ răng khôn nhiễm trùng:

– Nướu sưng, tấy đỏ, có ổ mủ ở răng, đau nhức khó chịu

– Đau nhức không thuyên giảm

– Chảy máu kéo dài hơn 48 giờ

– Mặt sưng, sưng má ngoài vị trí nhổ răng

– Có thể kèm sốt, thân nhiệt trên 37 độ C

3. Cách giảm đau răng khôn hiệu quả

Để giảm thiểu đau nhức sau khi nhổ răng khôn, dưới đây là các cách bạn có thể tham khảo:

3.1. Chườm lạnh giảm đau

Chườm đá là biện pháp giảm đau, giảm viêm, sưng hiệu quả cho nhiều vùng khác nhau. Thông thường, răng hay bất kỳ bộ phận nào bị đau thì tế bào bạch cầu – tiểu cầu theo máu sẽ bơm nhiều hơn tới vị trí để chữa lành vết thương. Khi đó, các dây thần kinh nhạy cảm hơn nên làm tăng cảm giác đau nhức, gây viêm sưng.

Do đó, cách giảm đau sau nhổ răng khôn (3) này sẽ tận dụng được hơi lạnh từ đá qua má để làm mạch máu co lại, giảm lưu lượng máu chuyển tới răng khôn. Nhờ vậy cơn đau nhức răng sẽ cải thiện, cảm giác đau nhức dần biến mất.

Cách thực hiện:

– Dùng túi chườm lạnh chườm lên vùng bên má bị đau trong 15 phút. Chú ý không chườm đá trực tiếp vào da

– Thư giãn 15 phút và chườm đá lại nhiều lần để giảm đau hiệu quả

Chườm lạnh giảm đau răng khôn

Chườm lạnh giảm đau răng khôn

3.2. Chườm nóng

Chườm nóng chỉ áp dụng sau nhổ răng 24 giờ. Đây là liệu pháp có công dụng làm giãn mạch máu, thư giãn cơ, giảm kích thích hệ thần kinh. Chườm ấm còn làm gia tăng tuần hoàn tại chỗ, giảm đau, giảm co cứng, qua đó làm giảm sưng cho vùng má bên răng bị nhổ đi.

Cách thực hiện:

– Lấy ít nước ấm cho vào túi chườm hoặc cho chai nước ấm vào khăn mềm

– Xem nhiệt độ đã phù hợp chưa để tránh bỏng và chườm vào vùng má, ở vị trí răng nhổ

– Sau 15 – 20 phút khi nước nguội đi thì dừng, sau 20 – 30 phút thì có thể chườm thêm lần nữa

Lưu ý: Không chườm nóng trong 24 tiếng sau phẫu thuật. Việc chườm ấm lúc này sẽ làm tình trạng chảy máu nghiêm trọng, làm vết thương lâu lành hơn.

3.3. Cắn chặt bông gòn

Sau nhổ răng, bác sĩ thường cho người bệnh cắn chặt bông gòn tại vị trí răng nhổ. Đây là cách giúp cầm máu, giảm đau an toàn cho mọi đối tượng. Bạn cần cắn chặt bông gòn trong 30 phút sau nhổ răng.

Tuy nhiên, khi dùng bông gòn, bạn không nên quá lâu, tốt nhất từ 30 phút – 1 tiếng. Sau đó thay bông mới, cắn bông gòn trong thời gian dài tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng ở vết thương.

3.4. Nghỉ ngơi, kê cao đầu

Nghỉ ngơi cũng là phương pháp giảm đau, giúp vết thương mau lành hơn mà bạn có thể thực hiện. Sau nhổ răng, bạn nên nghỉ ngơi 1 – 2 ngày để hệ miễn dịch tập trung chữa lành vết thương. Không làm việc vất vả, tránh căng thẳng quá mức để tránh tình trạng đau nhức kéo dài, vết thương lâu lành hơn.

Khi nghỉ ngơi, để hỗ trợ giảm đau, bạn nên nằm kê cao gối, giữ đầu thẳng để giảm xung huyết. Đây là phương pháp có công dụng ngăn chặn tăng huyết áp. Từ đó làm giảm sưng sau nhổ răng đáng kể.

Nằm kê cao đầu khi ngủ

Nằm kê cao đầu khi ngủ

3.5. Sử dụng thuốc giảm đau

Sau nhổ răng, người bệnh sẽ bác sĩ chỉ định thuốc giảm đau để giảm đau nhức khó chịu. Đồng thời ngăn nguy cơ nhiễm trùng, giúp vết thương mau lành hơn. Dùng thuốc giảm đau được đánh giá là cách giảm đau sau khi nhổ răng hiệu quả và nhanh chóng nhất sau khi thuốc tê hết công dụng.

Các loại thuốc giảm đau thường được bác sĩ nha khoa kê đơn như sau:

– Paracetamol: loại thuốc có công dụng giảm đau, hạ sốt nhanh. Qua đó giúp giảm nhanh cơn đau nhức do răng khôn gây ra

– Spiramycin: thuốc kháng sinh giúp tăng cường kháng khuẩn, bảo vệ nướu khỏi viêm nhiễm hay sưng đau

– Thuốc Efferalgan: thuốc giảm đau, hạ sốt được dùng cho trường hợp đau cơ, đau răng và đau đầu kèm theo sốt cao

– Aspirin (4): có tác dụng hạ sốt và giảm đau trong trường hợp viêm sưng răng miệng, cơ vận động

– Ibuprofen: tiêu sưng, kháng viêm và ngăn chặn hại khuẩn răng miệng hình thành, tấn công vùng răng khôn bị tổn thương

3.6. Chăm sóc răng miệng đúng cách

Sau nhổ răng, cơn đau nhức sẽ khiến bạn thấy khó chịu. Tuy nhiên, không nên vì thế mà bỏ qua việc chăm sóc răng miệng. Bạn cần chải răng nhẹ nhàng, không chải trực tiếp vào vùng răng vừa nhổ. Có thể ngậm nước muối để làm sạch miệng, giảm đau. Tuy nhiên chỉ ngậm nước muối sau nhổ răng 2 – 3 ngày. Ngậm nước muối ngay sau nhổ răng sẽ ảnh hưởng đến quá trình đông máu, vết thương lâu lành.

3.7. Bôi gel nha khoa giảm đau

Gel nha khoa có công dụng giảm đau và cải thiện tình trạng vết thương sau nhổ răng khôn viêm nhiễm. Dù vậy, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo dùng gel nha khoa đúng cách và an toàn tránh tình trạng nhiễm trùng.

3.8. Chế độ ăn uống hợp lý

Một chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm đau nhức răng mà còn nâng cao sức khỏe, tăng cường miễn dịch. Nếu bạn sử dụng thực phẩm không phù hợp sau nhổ răng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới vết thương, khiến vị trí nhổ răng dễ chảy máu, nguy cơ nhiễm trùng.

Các thực phẩm nên và không nên ăn khi mới nhổ răng có thể kể đến như:

– Thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp, sinh tố, món hầm, món canh,…

– Tăng cường nhiều rau xanh, chế độ dinh dưỡng đa dạng, tăng cường các thực phẩm có hàm lượng protein cao, thực phẩm giàu axit béo omega 3 như tôm, cá, cua, sữa chua, sữa và chế phẩm từ sữa,… Ăn nhiều rau có màu xanh đậm, củ quả có màu cam, đỏ, loại nước ép trái cây tốt cho sức khỏe như nước ép cà rốt, rau má,…

– Hạn chế sử dụng thực phẩm giòn, cứng, dai cần dùng nhiều lực nhai của răng

– Nên tránh món chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm quá chua, cay, lạnh, nóng,…

– Tránh sử dụng thuốc lá, rượu bia, nước uống có gas, thực phẩm nhiều đường, chất kích thích,…

Chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống hợp lý

3.9. Đến nha khoa uy tín

Để vết nhiễm trùng không lan ra vùng khác trong khoang miệng, bạn nên đến nha khoa để được thăm khám càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ kiểm tra răng miệng và xác định nguyên nhân gây đau nhức. Sau đó, tùy vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị để loại bỏ ổ nhiễm trùng và bảo vệ răng hiệu quả.

4. Lưu ý khi áp dụng cách giảm đau sau nhổ răng

Ngoài việc áp dụng biện pháp giảm đau trên, để ngăn ngừa viêm nhiễm, giúp vết thương mau lành hơn, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

– Tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định bác sĩ, không tự ý áp dụng biện pháp giảm đau bằng bài thuốc dân gian. Nếu muốn áp dụng mẹo giảm đau theo dân gian, cần trao đổi với bác sĩ, không tự ý dùng để tránh tương tác thuốc và có nguy cơ nhiễm trùng

– Không súc miệng với nước muối ngay sau nhổ răng để giảm đau. Cách làm này chỉ khiến nướu đau rát, khó chịu và làm vết thương lâu lành hơn

– Tránh dùng lưỡi chạm vào vùng mới nhổ răng, nhiều người có thói quen dùng lưỡi chạm vào vị trí đau. Tuy nhiên, cách làm này chỉ tạo điều kiện để vi khuẩn trên đầu lưỡi xâm nhập gây nguy cơ nhiễm trùng

– Trong 6 giờ sau khi nhổ răng, không súc miệng, khạc nhổ mạnh để tránh làm chảy máu, khiến vết nhổ tổn thương, làm tình trạng đau nhức nghiêm trọng hơn

– Không hút thuốc lá sau nhổ răng ít nhất 14 ngày, do là khí Carbon Monoxide trong thuốc lá sẽ làm vết nhổ lâu lành hơn

Trên đây là một số cách giảm đau nhức sau khi nhổ răng khôn an toàn, đơn giản mà bạn có thể áp dụng. Nếu có các biểu hiện nhiễm trùng như đau nhiều, sưng viêm, chảy máu thường xuyên, người ớn lạnh, khó thở, sốt, chóng mặt,… thì tốt nhất cần đến cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi nhổ răng khôn
Giải đáp từ chuyên gia: Có bầu nhổ răng khôn được không

Giải đáp từ chuyên gia: Có bầu nhổ răng khôn được không

Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm với phụ nữ về cả tâm sinh lý và sức khỏe. Cùng với đó răng miệng cũng dễ gặp các bệnh lý hơn khi

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Nhổ răng khôn kiêng rượu bia bao lâu để mau lành

Nhổ răng khôn kiêng rượu bia bao lâu để mau lành

Do có vết thương hở trong miệng, nên khi nhổ răng khôn xong bạn cần kiêng rượu bia tối thiểu là 5 – 7 ngày. Vì nếu uống bia rượu

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Nhổ răng khôn mọc lệch bao nhiêu tiền, các yếu tố ảnh hưởng

Nhổ răng khôn mọc lệch bao nhiêu tiền, các yếu tố ảnh hưởng

Với những chiếc răng khôn mọc sai lệch, bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Nhổ răng khôn 1 tháng vẫn đau: Nguyên nhân và cách xử lý

Nhổ răng khôn 1 tháng vẫn đau: Nguyên nhân và cách xử lý

Nhổ răng khôn 1 tháng vẫn đau có thể do chấn thương mô mềm, nhiễm trùng vết thương, ảnh hưởng dây thần kinh, viêm ổ răng khô… Đây đều

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Nhổ răng khôn có đau không, Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm giải đáp

Nhổ răng khôn có đau không, Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm giải đáp

Nhổ răng khôn có đau không là vấn đề mà nhiều người lo ngại trước khi quyết định nhổ bỏ răng. Thực tế, quá trình nhổ không hề gây đau

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Feedback nhổ răng khôn của khách hàng tại Nha Khoa Paris

Feedback nhổ răng khôn của khách hàng tại Nha Khoa Paris

Feedback nhổ răng khôn là một trong những căn cứ để nhiều người lựa chọn địa chỉ nha khoa. Nha Khoa Paris là đơn vị hiếm hoi trên thị

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm