Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Phẫu thuật xương hàm trên và những điều nhất định phải biết

Phẫu thuật xương hàm trên là kỹ thuật khắc phục triệt để tình trạng lệch khớp cắn do hàm trên phát triển quá mức. Khuyết điểm sai lệch lạc khớp cắn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe: suy giảm chức năng ăn nhai, sang chấn khớp thái dương hàm, phát âm khó khăn. Nhất là ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ gương mặt.

1. Phẫu thuật xương hàm trên là như thế nào?

Phương pháp phẫu thuật xương hàm trên là cách can thiệp vào cấu trúc xương hàm sao cho hàm trên thụt lùi đúng khớp cắn so với hàm dưới.

Việc dịch chuyển giúp tạo nên khuôn hàm cân đối, hai khớp cắn chuẩn tỷ lệ. Không chỉ đem đến diện mạo xinh đẹp, duyên dáng mà còn cải thiện chức năng ăn nhai một cách hoàn hảo.

Phẫu thuật xương hàm trên khắc phục tình trạng xương hàm hàm phát triển quá mức. Đây là kỹ thuật khá phức tạp do vậy phải được tiến hành theo đúng quy trình:

1.1. Thăm khám tổng quát

Bác sĩ thăm khám và kiểm tra tổng quan sức khỏe của khách hàng. Đánh giá tương quan hai hàm thông qua tình trạng răng hàm mặt.

1.2. Chụp X quang xương hàm

Chụp phim nhờ hệ thống máy kỹ thuật số Cone Beam CT 3D cho thông số chính xác về cấu trúc xương hàm, cũng như tỷ lệ cần phẫu thuật.

Qua hình ảnh chụp X quang, bác sĩ nắm bắt hệ thống mạch máu và các dây thần kinh. Hỗ trợ quá trình phẫu thuật chuẩn xác, an toàn, đem lại hiệu quả cao.

1.3. Tiến hành thủ thuật cắt xương hàm

Trước khi tiến hành, bác sĩ gây mê để giảm cảm giác đau nhức xuống mức thấp nhất. Điều này cũng giúp cả quá trình phẫu thuật được diễn ra thuận lợi.

Bằng cách loại bỏ phần xương hàm trên quá phát triển sao cho tỷ lệ tương quan hai hàm cân xứng. Nhờ máy móc hiện đại hỗ trợ, bác sĩ tác động tới đúng vị trí xương cần can thiệp. Do đó hạn chế xâm lấn và hoàn toàn không gây nguy hiểm.

1.4. Khâu và đóng kín vết mổ

Quá trình cắt xương hàm trên kết thúc, bác sĩ khâu và đóng vết thương. Trước khi băng cố định, vết thương được vệ sinh sạch sẽ nhằm tránh gây viêm nhiễm.

Phẫu thuật xương hàm trên thực hiện như thế nào

Phẫu thuật xương hàm trên thực hiện như thế nào

2. Phẫu thuật xương hàm trên được chỉ định với các trường hợp nào

Thông thường bác sĩ chỉ định làm thủ thuật cân chỉnh xương hàm trên cho các trường hợp sau:

– Xương hàm trên và hàm dưới không cân xứng, độ lệch lạc ở mức trầm trọng

– Xương hàm dưới bình thường, xương hàm trên có dấu hiệu chìa hẳn ra phía trước

– Xương hàm trên bị rối loạn theo chiều dọc

– Xương hàm trên có sự bất hòa theo chiều ngang

3. Các phương pháp phẫu thuật xương hàm trên

Bác sĩ chuyên môn chỉ định, có thể can thiệp tới xương hàm trên bằng các hình thức như độn ghép, mài gọt xương hay cắt dịch chuyển xương.

3.1. Độn ghép

Đây là cách giúp tăng kích thước nhờ xương tự thân (lấy ở vị trí phù hợp trên cơ thể), ghép xương cùng loại, xương nhân tạo. Hoặc thậm chí là vật liệu nhân tạo như kỹ thuật độn cằm bằng silicone.

3.2. Mài gọt

Phương pháp mài gọt giúp giảm kích thước hoặc thay đổi hình dạng xương. Thường ứng dụng vào các hình thức gọt góc hàm, gọt cằm hay xương mũi.

3.3. Cắt dịch chuyển xương

Là phương pháp cắt một hay tất cả phần xương tới vị trí mới nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.

Cắt dịch chuyển xương có thể bao gồm cả phần có răng nhằm thay đổi khớp cắn, nâng cao khả năng nhai nghiền. Cải thiện khả năng phát âm và làm giảm nguy cơ tắc nghẽn đường thở.

Phương pháp này thường được chỉ định để khắc phục hàm hô, vẩu, chỉnh mặt ngắn, dài hay lệch mặt.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

4. Phẫu thuật cắt xương hàm trên có gây nguy hiểm không?

Bác sĩ chuyên khoa khẳng định, phẫu thuật cắt xương hàm trên rất an toàn, không gây bất cứ nguy hiểm nào khi thực hiện.

Bởi phương pháp này sử dụng thiết bị nội soi chuyên dụng, bác sĩ có thể quan sát trực tiếp cấu trúc xương hàm, mạch máu, dây thần kinh. Nhờ vậy, quy trình mổ xương hàm trên được tiến hành đảm bảo chính xác, ngăn chặn nguy cơ tổn thương các vị trí lân cận.

Tuy nhiên đây là kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi phải được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao, hệ thống máy móc tân tiến hỗ trợ.

Bác sĩ khẳng định: phẫu thuật xương hàm trên không gây nguy hiểm

Bác sĩ khẳng định: phẫu thuật xương hàm trên không gây nguy hiểm

5. Các biến chứng có thể xảy ra khi phẫu thuật xương hàm trên?

Sau khi can thiệp xương hàm trên, một số biến chứng thường gặp nhất là tiêu xương cầu lồi, hoại tử và tổn thương dây thần kinh. Nguyên nhân gây ra các biến chứng chủ yếu do tay nghề của bác sĩ non kém.

5.1. Tiêu xương lồi cầu

Đây là một trong những biến chứng xảy ra khá muộn, thường từ 7 đến 12 tháng sau khi phẫu thuật. Nhận biết thông qua khớp cắn lồi nhỏ hoặc có hình dạng khác thường. Tình trạng nặng có thể dẫn tới khớp cắn hở và chỉ có thể khắc phục bằng cách tái tạo khớp.

5.2. Dây thần kinh bị tổn thương

Tổn thương dây thần kinh ổ mắt có thể gây tê liệt môi trên trong quá trình cắt hàm trên. Tình trạng này chỉ là tạm thời và sẽ hết dần trong khoảng 1 – 1,5 năm. Tuy nhiên với nhiều trường hợp tổn thương trên có thể phát triển thành đau dây thần kinh quanh ổ mắt.

5.3. Hoại tử khối xương và niêm mạc

Tình trạng hoạt tử tới xương và niêm mạc là do kỹ thuật rạch không chính xác. Thực hiện kéo mô mềm quá căng hoặc trong quá trình tiến hành cắt đứt mạch máu gây thiếu máu cục bộ tạm thời.

Tổn thương mạch máu thường chỉ xuất hiện tạm thời, tuy nhiên nguy cơ phá hủy răng thật, dị tật nha chu rất cao.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

3.799 lượt đăng ký

6. Những lưu ý về phục hồi và chăm sóc sau phẫu thuật

Giai đoạn hậu phẫu giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc phục hồi, do đó khách hàng cần lưu ý một số điều như sau:

6.1. Phục hồi sau mổ

Thời gian phục hồi phụ thuộc vào mức độ phẫu thuật và tình trạng sức khỏe của từng người. Thông thường, khách hàng thường trải qua những giai đoạn dưới đây:

Trong 1 – 2 ngày đầu

Tình trạng hơi đau và sưng vẫn còn. Bác sĩ hướng dẫn uống thuốc giảm đau và thực hiện chườm lạnh, ấm để giảm sưng nề.

Trong 5 – 7 ngày

Cảm giác sưng, đau hoàn toàn biến mất và vết thương bắt đầu se lại. Khách hàng sinh hoạt bình thường, có thể vận động nhẹ. Tuy nhiên không nên làm việc, bê vác quá sức, tránh ảnh hưởng tới vết thương.

Giai đoạn 2 – 3 tháng

Đây là thời điểm phần mềm và khung xương có sự hòa hợp nhất định. Khuôn mặt bắt đầu lên form, đường nét cân đối.

Khách hàng thoải mái ăn nhai, cũng như biểu hiện cảm xúc trên gương mặt. Tuy nhiên cần thêm thời gian để toàn bộ gương mặt hoạt động một cách tự nhiên.

Giai đoạn 6 – 9 tháng

Lúc này, xương hàm trên đã hoàn toàn hồi phục, tổng thể gương mặt có tính thẩm mỹ cao, khớp cắn chuẩn cải thiện khả năng ăn nhai.

Gương mặt sau khi phẫu thuật xương hàm trên

Gương mặt sau khi phẫu thuật xương hàm trên

6.2. Chăm sóc sau phẫu thuật

Vấn đề được quan tâm khá lớn sau phẫu thuật là việc thông khí đường thở. Bác sĩ chỉ định tháo ống nội khí quản, trong trường hợp quá sưng nề có thể lưu lại từ 1 tới 2 ngày.

Đối với case phải cắt và dịch chuyển toàn bộ xương hàm trên, bác sĩ sẽ cố định hai hàm vào ngay ngày hôm sau và kéo dài từ 7 tới 10 ngày.

Trường hợp cắt xương hàm trên thuận lợi và xương đã được cố định bằng nhiều nẹp, vít sẽ không cần thao tác cố định hai hàm.

Dựa theo tình trạng trên, bác sĩ yêu cầu khách hàng phải ở lại viện theo dõi. Mỗi khách hàng và người thân sẽ được hướng dẫn cách cho ăn qua đường miệng khi phải cố định hai hàm.

Cũng giống như những thủ thuật khác, sau khi phẫu thuật cắt xương hàm trên cần ăn đồ loãng, mềm. Hạn chế ăn đồ phải nhai nhiều, tránh gây đau nhức và hạn chế tác động tới vết thương.

Hạn chế các món ăn chế biến từ hải sản, gạo nếp, trứng, gà, rau muống, thịt bò,… để không gây sẹo, ngứa ngáy, mưng mủ.

Sử dụng nước súc miệng làm sạch khoang miệng thay vì chải răng. Các loại dung dịch như givalex, thuốc tím, betadine, nước oxy già pha loãng đều có thể sử dụng.

Phẫu thuật xương hàm trên là phương pháp hiện đại, giúp khắc phục trường hợp xương hàm trên quá phát triển. Sau khi thực hiện thủ thuật, khách hàng nhanh chóng sở hữu gương mặt cân đối, hài hòa giữa hai hàm. Cải thiện chức năng nhai nghiền thức ăn và đặc biệt nâng cao giá trị thẩm mỹ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề cắt xương hàm
Giải mã câu hỏi: Cắt xương hàm chỉnh hô có đau không?

Giải mã câu hỏi: Cắt xương hàm chỉnh hô có đau không?

Nếu bạn đang tìm hiểu về hàm hô, sẽ thấy rất nhiều câu hỏi như phẫu thuật chỉnh hàm hô có đau không, làm sao để phẫu thuật không

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Phẫu thuật cắt xương quai hàm có nguy hiểm nào không

Phẫu thuật cắt xương quai hàm có nguy hiểm nào không

Phẫu thuật cắt xương quai hàm là phương pháp cắt gọt phần xương hàm trở nên cân đối, hài hòa với khuôn mặt cho khách hàng, tuy nhiên

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
U men xương hàm: Triệu chứng và Cách Điều trị sớm tránh biến chứng

U men xương hàm: Triệu chứng và Cách Điều trị sớm tránh biến chứng

U men xương hàm là một dạng khối u lành tính, thường xảy ra ở hàm dưới. Bệnh phát triển một cách âm thầm nên rất khó nhận biết. Ở giai

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương