Khớp cắn chuẩn là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong ngành nha khoa và ắt hẳn không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của nó. Theo đó, khái niệm trên đề cập đến mối quan hệ giữa hàm răng trên và dưới khi chúng kết hợp lại trong quá trình nhai, nói và nuốt thức ăn. Vậy nên, vai trò của một khớp cắn đúng chuẩn là điều rất quan trọng.
Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Đà Nẵng cho biết: Khớp cắn chuẩn (occlusion) trong ngành nha khoa là một thuật ngữ để mô tả mối quan hệ giữa hai hàm răng khi miệng đóng lại. Nó thể hiện cách các răng ở hai hàm tiếp xúc và tương tác với nhau khi hàm trên chạm vào hàm dưới.
Khớp cắn chuẩn được coi là một trạng thái lý tưởng trong đó có sự tương quan hoàn hảo giữa hai hàm răng và đạt được độ cân xứng giữa răng và xương hàm. Khi có một khớp cắn chuẩn, các răng trên và dưới hài hòa và khít nhau một cách chính xác, không có sự lệch lạc, chồng lên nhau hoặc không cân đối.
Khớp cắn chuẩn quan trọng trong chức năng nhai, nó giúp phân phối lực ăn đều lên các răng, giảm căng thẳng và mài mòn không đều. Ngoài ra, khớp cắn chuẩn cũng có ảnh hưởng đến ngoại hình và cảm giác của một người.
Xương quai hàm là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khớp cắn chuẩn. Đây là bộ phận chính trong hàm, đóng vai trò hỗ trợ cho các hàm răng cắn khít và tạo ra một khuôn mặt hài hòa.
Nếu như khớp cắn được định hình đúng chuẩn thì bạn sẽ thấy phần quai hàm rất thon gọn, cân đối và hài hòa với tổng thể khuôn mặt.
Ngược lại khi khớp cắn bị sai lệch làm cho xương quai hàm không hài hòa với tổng thể khuôn mặt sẽ gây ra những vấn đề như khó khăn trong việc nhai, đau nhức hàm và đôi khi cảm giác khó chịu hoặc mất tự tin khi cười.
Nếu không được điều trị kịp thời, các vấn đề trên có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng khác như đau đầu, đau lưng và căng cứng cơ.
Xương quai hàm hài hòa với tổng thể khuôn mặt
Tiếp theo, hai hàm răng cắn khít nhau chính là tiêu chí quan trọng để đánh giá khớp cắn của bạn có chuẩn hay không.
Sở hữu khớp cắn đúng chuẩn sẽ đồng nghĩa với việc hàm trên và hàm dưới của bạn sẽ cân đối và cắn khít nhau. Đặc điểm trên được nhận diện rõ thông qua hai nhóm răng dưới đây.
Khi hai hàm răng cắn không khít nhau, sẽ dẫn đến các vấn đề như khó khăn trong việc nhai, mài mòn răng, gây tổn thương cho răng và cả khớp hàm.
Trục đối xứng chuẩn là một khái niệm trong nha khoa để mô tả trục đối xứng của khuôn mặt. Nó là đường thẳng chạy qua trung tâm của mũi và kết nối với trung điểm của cằm, chia khuôn mặt thành hai nửa tương đương và đối xứng với nhau.
Với những người sở hữu khớp cắn đúng chuẩn, đường thẳng trên sẽ chạy thẳng tắp và chia đều trán, mũi, khuôn miệng, hàm răng và cằm thành 2 phần bằng nhau.
Cùng với đó, đường thẳng của trục đối xứng còn phải trùng với vị trí kẽ răng nằm giữa hai răng cửa của hàm trên và hai chiếc răng cửa của hàm bên dưới.
Trục đối xứng chuẩn cũng được sử dụng để xác định vị trí của các điểm trên khuôn mặt, giúp đưa ra quyết định về phương pháp điều trị phù hợp nhất cho các vấn đề về hàm răng và khớp cắn.
Trục đối xứng chuẩn
Gương mặt tỷ lệ vàng là một khái niệm trong nha khoa thẩm mỹ, được áp dụng để đánh giá và thiết kế hình dáng của khuôn mặt. Theo khái niệm gương mặt tỷ lệ vàng, khuôn mặt được coi là hài hòa và đẹp mắt khi kích thước, vị trí của các bộ phận trên khuôn mặt tuân theo các tỷ lệ nhất định.
Như vậy, một gương mặt tỷ lệ vàng với khớp cắn đúng chuẩn phải có 3 phần bằng nhau như sau:
Tuy nhiên, việc áp dụng khái niệm gương mặt tỷ lệ vàng cần được đánh giá và điều chỉnh phù hợp với từng trường hợp cụ thể, không phải là một quy tắc tuyệt đối trong nha khoa thẩm mỹ.
Ngoài 4 tiêu chí trên, để đánh giá về khớp cắn chuẩn còn dựa vào các tiêu chí khác như gương mặt thon gọn dần về phía cằm, khi cười không bị lệch mặt, xương hàm không bị thô kệch…
Khớp cắn chuẩn là yếu tố quan trọng trong việc tạo lực nhai khỏe và khả năng ăn nhai tốt hơn. Nó giúp tăng cảm giác ngon miệng và hạn chế các bệnh răng miệng, từ đó giúp phòng tránh các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Đồng thời, khớp cắn chuẩn còn giúp bạn dễ dàng làm sạch răng miệng, phòng tránh các bệnh lý khoang miệng và tăng tính tính thẩm cho cả khuôn mặt cũng như nụ cười.
Có thể thấy rằng, khớp cắn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của tổng thể khuôn mặt.
Khớp cắn là một yếu tố quan trọng trong việc tạo nên tính thẩm mỹ cho khuôn mặt và nụ cười. Bởi nếu như khớp cắn của bạn không bị sai lệch thì các đường nét trên gương mặt đều cân đối, hài hòa và nụ cười cũng được tươi tắn hơn.
Ngược lại, khi khớp cắn không đúng có thể dẫn đến một số vấn đề như mặt không cân đối, mũi lệch, cằm trồi ra, hàm chật hoặc hàm dài quá mức. Những vấn đề đó sẽ làm cho khuôn mặt trở nên không cân đối và thiếu sự hài hòa.
Vậy nên, không hề quá lời khi nói rằng khớp cắn sẽ quyết định tới nhan sắc của bất kỳ ai. Điều chỉnh khớp cắn giúp cho các răng được xếp đúng vị trí, giúp tạo nên một khuôn mặt cân đối và nụ cười đẹp hơn.
Nếu khớp cắn bị sai lệch, các răng có thể bị chen lấn hoặc bị lệch khỏi vị trí đúng chuẩn trên hàm. Từ đó chúng làm cho việc đánh răng trở nên khó khăn hơn và có thể dẫn đến việc không đánh sạch hết mảng bám, vi khuẩn trên răng và trong khoang miệng.
Nếu các mảng bám và vi khuẩn không được đánh sạch, chúng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng.
Khi khớp cắn được điều chỉnh đúng cách, các răng sẽ được xếp đúng vị trí, giúp cho việc đánh răng trở nên dễ dàng hơn và hiệu quả hơn. Nhờ vậy, quá trình đánh răng sẽ không còn khó khăn, giúp loại bỏ mảng bám, vi khuẩn trên răng miệng, giảm thiểu các vấn đề về sức khỏe răng miệng và giữ cho răng của bạn khỏe mạnh.
Khớp cắn chuẩn cũng giúp phòng tránh các bệnh lý khoang miệng một cách hiệu quả. Như đã chia sẻ ở phần trên, khớp cắn không đúng sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý khoang miệng. Bao gồm sâu răng, viêm nướu và mài mòn răng. Những vấn đề đó đều có nguy cơ dẫn đến mất răng và các vấn đề về sức khỏe tổng thể khác.
Thậm chí, khớp cắn không đúng cũng có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe toàn thân khác như đau đầu, đau họng, đau tai, mệt mỏi và đau lưng. Nguyên nhân là do áp lực và căng thẳng trên cơ, xương và khớp trong khoang miệng cũng như hàm.
Chỉ cần khớp cắn được điều chỉnh đúng cách, áp lực và căng thẳng trên cơ, xương, khớp trong khoang miệng sẽ được giảm bớt. Nhờ vậy sẽ giúp giảm thiểu các vấn đề về sức khỏe tổng thể và phòng tránh các bệnh lý khoang miệng một cách hiệu quả.
Sở hữu một khớp cắn đúng sẽ đảm bảo chức năng ăn nhai tốt nhất cho bạn. Bởi lúc bấy giờ hai hàm răng của bạn sẽ cắn chặt hơn và đồng đều hơn, giúp nhai thức ăn một cách hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, khớp cắn không bị sai lệch cũng giúp tăng sức mạnh của cơ hàm và giảm căng thẳng trong khoang miệng.
Trong khi đó, khớp cắn bị sai lệch thì lại gây khó khăn cho việc ăn nhai và ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tiêu hóa.
Nghiên cứu của Díaz-Cabrera và đồng nghiệp (2019) đã tìm hiểu về mối liên hệ giữa khớp cắn chuẩn và chức năng ăn nhai. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khớp cắn chuẩn đóng vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai và việc sửa chữa khớp cắn chuẩn không chỉ giúp cải thiện chức năng ăn nhai mà còn giảm nguy cơ mắc các vấn đề răng miệng.
Lợi ích của khớp cắn chuẩn
Lệch khớp cắn là tình trạng khớp cắn hàm trên và hàm dưới bị sai lệch, không khít lại với nhau, làm mất thẩm mỹ khuôn mặt, ảnh hưởng đến chức năng nhai và có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Nguyên nhân của lệch khớp cắn có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố, bao gồm di truyền, mất răng sữa sớm và các thói quen như tật mút tay, đẩy lưỡi hoặc ngậm ti giả lâu.
Nếu không được điều trị kịp thời, lệch khớp cắn có thể dẫn đến các vấn đề về răng miệng và thậm chí là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Vì vậy, việc nhận biết và điều trị lệch khớp cắn sớm là rất quan trọng để duy trì sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân.
Nguyên nhân dẫn đến bị lệch khớp cắn
Khớp cắn bị sai lệch cũng được chia ra thành nhiều kiểu khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là khớp cắn ngược, khớp cắn sâu, khớp cắn chéo, khớp cắn hở và khớp cắn đối đầu.
Khớp cắn ngược hay còn được biết đến với tên gọi móm, là một tình trạng khi xương hàm dưới phát triển quá dài, khiến cho nó đẩy ra phía trước nhiều hơn so với hàm trên.
Trong khi đó, xương hàm trên lại quá ngắn và cụp vào trong. Đây là một vấn đề thường gặp ở những người trưởng thành và có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm khó khăn khi nhai, chảy nước bọt, đau đớn và thậm chí là khó chịu về mặt thẩm mỹ.
Ngoài ra cắn ngược cũng có tỷ lệ gây ra hiện tượng đau khớp thái dương hàm (TMJ) cao hơn khá nhiều so với các kiểu sai khớp cắn khác.
Khớp cắn ngược
Khớp cắn sâu là một vấn đề liên quan đến sự bất cân đối của hai hàm răng trên và dưới, khiến chúng không khớp hoàn hảo với nhau. Điều đó có thể xảy ra khi răng cửa hàm trên chồng lên quá mức so với răng cửa hàm dưới khoảng 4 – 10mm hoặc khi hàm trên nhô về phía trước quá 30%.
Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân của khớp cắn sâu là do di truyền. Tuy nhiên, dù là do nguyên nhân nào nếu không được chữa trị kịp thời, khớp cắn sâu có thể gây đau đớn, viêm nhiễm và hao mòn răng.
Việc phát hiện và điều trị khớp cắn sâu sớm có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề trên và bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn.
Khớp cắn chéo là một vấn đề răng miệng phổ biến, gây ra sự sai lệch của hàm răng và ảnh hưởng đến hoạt động ăn nhai. Đây là tình trạng khi các răng trên cung hàm không đối xứng hoàn toàn và chia thành nhiều nhóm thò thụt khác nhau.
Do khớp cắn bị chéo nên thức ăn không được xé nhỏ, nhai kỹ, từ đó không điều tiết tốt và gây ra các vấn đề về hiệu tiêu hóa.
Các triệu chứng của khớp cắn chéo có thể bao gồm đau hàm, đau đầu, khó khăn khi nhai và thậm chí là nhức mắt.
Ngoài ra, tình trạng trên còn có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe răng miệng, chẳng hạn như việc mài mòn răng và viêm nướu do tăng áp lực lên răng.
Khớp cắn hở, hay còn gọi là Open bite malocclusion, là một loại sai lệch khớp cắn đặc biệt khiến cho nhóm răng hàm trên và hàm dưới không chạm vào nhau ở trạng thái nghỉ.
Tình trạng trên thường xảy ra ở nhóm răng phía trước hoặc nhóm răng phía sau, gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của hàm và thẩm mỹ của khuôn mặt.
Kiểu răng không chuẩn khớp cắn trên khiến khuôn mặt của chúng ta bị dài hơn, tạo cảm giác như luôn mở miệng.
Khớp cắn hở
Khớp cắn đối đầu (khớp cắn đối đỉnh) là tình trạng khi các răng của hai hàm răng trên và dưới chạm vào nhau trực tiếp mà không có khoảng trống nào giữa chúng khi miệng đóng hoàn toàn. Thậm chí nhiều người còn bị nhầm lẫn đây là khớp cắn đúng chuẩn.
Khi bị lệch khớp cắn ở dạng đối đỉnh, nhóm răng cửa hàm trên và dưới liên tục bị va chạm vào nhau, nhất là mỗi lần ăn nhai nên rất dễ gây mòn răng, mẻ răng và đau nhức.
Tuy là dạng khớp cắn sai lệch nhẹ nhất, nhưng nếu không điều trị kịp thời thì khớp cắn đối đầu vẫn gây ra tình trạng mòn men răng, ăn nhai không tốt cũng như tăng nguy cơ nứt, mẻ răng.
Niềng răng và phẫu thuật nắn chỉnh hàm là hai phương pháp hiệu quả hàng đầu giúp bạn sở hữu khớp cắn chuẩn nha khoa.
Niềng răng là phương pháp điều trị thẩm mỹ nha khoa phổ biến nhất để cải thiện các vấn đề về khớp cắn và sắp xếp răng.
Trong quá trình thực hiện, nha sĩ sẽ sử dụng các khí cụ chỉnh nha như mắc cài, khay niềng, dây cung, thun liên hàm…. để điều chỉnh các răng về đúng vị trí trên cung hàm, đồng thời nắn chỉnh khớp cắn lại sao cho đúng.
Phương pháp trên được đánh giá cao bởi không gây ra các tác động xâm lấn hay làm thay đổi cấu trúc của răng (trừ các trường hợp phải nhổ răng tạo khoảng trống).
Thông thường, việc đeo niềng răng kéo dài trong khoảng 1 – 3 năm tùy thuộc vào tình trạng của từng người.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý là phương pháp niềng răng chỉ định trong các trường hợp sai lệch khớp cắn là do sự phát triển không đúng của răng chứ không liên quan tới xương hàm.
Việc đeo niềng răng cũng có một số hạn chế và tác dụng phụ như đau răng, khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng…
Niềng răng
Đối với các trường hợp khớp cắn bị sai lệch do xương hàm, phẫu thuật nắn chỉnh hàm là giải pháp duy nhất giúp khắc phục triệt để tình trạng bạn đang gặp phải.
Phương pháp trên bao gồm việc cắt, chuyển và gắn lại xương hàm để cải thiện khớp cắn.
Phẫu thuật nắn chỉnh hàm là một phương pháp phức tạp, đòi hỏi sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa nha khoa và phải được thực hiện trong môi trường y tế đầy đủ trang thiết bị hiện đại. Quá trình phẫu thuật thường kéo dài từ 1 – 4 giờ tùy thuộc vào tình trạng của từng người.
Phẫu thuật nắn chỉnh hàm sẽ giúp cải thiện tình trạng sai khớp cắn triệt để, tuy nhiên, cũng có thể gây tác dụng phụ như đau, sưng, viêm nhiễm và rối loạn khớp cắn trong một số trường hợp.
Vì thế, bạn cần đưa quyết định sử dụng phương pháp trên thận trọng sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nha khoa.
Trên thực tế, có nhiều trường hợp bị sai lệch khớp cắn cần phải thực hiện cả hai phương pháp niềng răng và phẫu thuật nắn chỉnh hàm mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Thông thường đây là các trường hợp khớp cắn bị sai do cả răng và xương hàm.
Phẫu thuật nắn chỉnh hàm
Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng (Nha Khoa Paris chi nhánh Hải Phòng), để duy trì hàm răng có khớp cắn đúng chuẩn bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng đúng cách, điều chỉnh tư thế ngồi – nằm và thực hiện đúng các phương pháp nha khoa đề xuất.
Điều chỉnh chế độ ăn uống là một trong những cách hiệu quả để duy trì hàm răng có khớp cắn chuẩn. Bạn nên tránh ăn những loại thực phẩm cứng hoặc dai quá nhiều, vì chúng có thể gây hại cho răng và khớp cắn. Thực phẩm cứng như thịt khô, kẹo cứng, xương hay thực phẩm dẻo như kẹo dẻo, gân bò chưa được nấu chín kỹ sẽ tăng nguy cơ hư hại cho hàm răng của chúng ta.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh những loại đồ uống có ga, cà phê và thuốc lá, bởi chúng sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng, dẫn đến răng bị nứt, gãy làm ảnh hưởng trực tiếp tới khớp cắn. Bạn nên thay thế các loại đồ uống trên bằng nước hoặc sữa tươi không đường.
Thay vào đó, bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống những thực phẩm tốt cho răng và khớp cắn, bao gồm: Các loại rau củ, trái cây, thịt, cá, sữa chua… Đây là các loại thực phẩm cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, giúp xây dựng cơ bắp và xương khỏe mạnh, đồng thời cung cấp đầy đủ canxi, vitamin D và khoáng chất cho hàm răng cũng như khớp cắn.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Chăm sóc răng miệng đúng cách không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe răng nướu luôn được tốt mà còn duy trì hàm răng có khớp cắn chuẩn. Để có một hàm răng và khớp cắn khỏe mạnh, bạn nên:
Tư thế ngồi và nằm thực tế cũng sẽ tác động không nhỏ đến hàm răng và khớp cắn của chúng ta. Để duy trì hàm răng có khớp cắn chuẩn, bạn nên:
Bên cạnh đó, để giảm áp lực và căng thẳng do tư thế ngồi, nằm không đúng tới cơ hàm và khớp cắn bạn hãy áp dụng các biện pháp thư giãn hoặc tập luyện khác nhau. Các bài tập thư giãn và thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng như yoga hoặc thiền định sẽ giúp tạo sự thoải mái trong cơ thể và tâm trí.
Điều chỉnh tư thế ngồi, nằm
Cuối cùng là thực hiện đúng các phương pháp nha khoa đề xuất sẽ giúp bạn duy trì một khớp cắn đúng chuẩn lâu dài, bao gồm:
Không khó để thấy rằng, việc sở hữu một hàm răng có khớp cắn chuẩn sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho chúng ta về cả sức khỏe răng miệng lẫn tính thẩm mỹ. Nếu như bạn đang gặp các vấn đề về khớp cắn cần được tư vấn, hỗ trợ đừng quên liên hệ cho Nha Khoa Paris.
Hàm răng chuẩn khớp cắn cần 2 hàm răng đạt tỷ lệ chuẩn, khuôn mặt đối xứng với nhau và có tỉ lệ vàng. Trong trường hợp răng bạn lệch
Khớp cắn đối đầu là tình trạng mặt cắn của 2 hàm trên dưới chạm vào với nhau khi bạn ngậm miệng. Tình trạng này nếu không được điều trị
Khớp cắn hở được coi là tình trạng nghiêm trọng và khó chữa nhất trong các dạng sai khớp cắn. Vậy khớp cắn hở trông như thế nào? Nguyên
Bạn có biết hơn 90% dân số trên thế giới đều phải chỉnh nha vì chưa sở hữu một khớp cắn chuẩn? Thế còn bạn thì sao? Để biết được điều
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×