Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Mức độ nguy hiểm của cao răng cấp độ 3? Cách xử lý hiệu quả

Cao răng là mảng bám hình thành trên bề mặt răng, chân răng và dưới nướu do thức ăn bám lại trong hoạt động ăn uống hàng ngày. Cao răng có nhiều cấp độ khác nhau và cao răng cấp độ 3 là được xem là cao nhất. Vậy mức độ nguy hiểm của cao răng cấp độ 3 là như thế nào? Biện pháp để làm sạch cao răng cấp độ 3? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Cao răng có mấy cấp độ

Mức độ cao răng hình thành trên bề mặt của răng, đặc biệt ở chân răng và kẽ răng sẽ có nhiều cấp độ khác nhau. Cụ thể cao răng sẽ được chia thành 3 cấp độ như sau:

– Cao răng cấp độ 1:

Đây là giai đoạn khởi phát của cao răng. Cao răng độ 1 có màu vàng nhạt pha màu trắng nhẹ, khá giống màu răng nên nếu không quan sát kỹ sẽ khó phát hiện ra.

Độ cứng của cao răng cấp độ 1 chưa cao. Nếu phát hiện sớm, bạn có thể xử lý ngay tại nhà bằng các biện pháp vệ sinh răng miệng.

– Cao răng cấp độ 2:

Cao răng cấp độ 2 đã tích tụ dày hơn, có thể lên đến 2mm. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy với những mảng vàng nhạt trên răng, cứng chắc và khó cạo hoặc làm bong tróc chúng bằng các biện pháp tại nhà.

– Cao răng cấp độ 3:

Đây là trường hợp nặng nhất khi lớp cao răng đã quá dày đặc. Vôi răng chuyển từ màu vàng sẫm sang đen. Tình trạng cao răng đã ăn sâu và bám chắc vào phần nướu răng gây viêm nướu, tụt nướu,… Thậm chí có thể ăn mòn dần đến xương hàm và gây nhiều biến chứng nguy hiểm tới người bệnh.

Các cấp độ sâu răng

Các cấp độ sâu răng

2. Mức độ nguy hiểm của cao răng độ 3 ra sao

Cao răng độ 3 bao phủ nướu nhiều gây tụt lợi, viêm nướu, hở chân răng, răng dễ lung lay và gãy rụng. Vùng nướu bị viêm nhiễm gây đau nhức và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Ngoài ra, với vùng nướu bị viêm nhiễm có thể dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm như:

– Viêm nướu: cao răng quá dày và ăn sâu tới chân răng. Vi khuẩn có trong cao răng sẽ xâm nhập vào nướu, gây viêm, ảnh hưởng đến xương hàm và dây thần kinh

Chảy máu chân răng: phần cao răng quá dày đè lên nướu gây tổn thương ở vùng nướu sát với chân răng, dẫn đến hiện tượng bị chảy máu

– Men răng suy yếu: cao răng bám chặt vào bề mặt răng làm suy yếu men răng, tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công gây đau răng, hoại tử lợi, viêm tủy,…

– Nhiễm trùng lợi: khi nướu bị vi khuẩn tấn công sẽ dẫn đến hiện tượng viêm, nhiễm trùng nướu. Nguy hiểm hơn gây tụt lợi, răng lung lay và dễ gãy rụng

– Gây hôi miệng: mảng bám cứng đầu trên răng và vi khuẩn khiến hơi thở có mùi, ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày

Hình ảnh cao răng độ 3

Hình ảnh cao răng độ 3

3. Biện pháp làm sạch cao răng cấp độ 3

Đối với cao răng cấp độ 3, biện pháp hiệu quả nhất để làm sạch là đến cơ sở nha khoa uy tín để lấy cao răng. Bác sĩ kiểm tra, tiến hành xử lý cao răng với dụng cụ chuyên dụng. Hiện nay, phương pháp lấy cao răng bằng máy siêu âm đang được áp dụng phổ biến nhất. Phương pháp này giúp loại bỏ triệt để cao răng mà không làm ảnh hưởng tới mô mềm xung quanh.

Quy trình lấy cao răng cấp độ 3 được thực hiện với các bước cơ bản:

– Bước 1: Bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra tình trạng răng miệng

– Bước 2: Vệ sinh sạch răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc betadin pha loãng để diệt khuẩn

– Bước 3: Dùng máy siêu âm để làm sạch cao răng ở cả răng hàm dưới và hàm trên

– Bước 4: Đánh bóng các bề mặt răng

– Bước 5: Hướng dẫn chăm sóc tại nhà để ngăn ngừa cao răng hình thành

4. Biện pháp chăm sóc răng miệng sau khi cạo vôi răng

Sau khi đã lấy cao răng xong, người bệnh sẽ cảm thấy răng miệng sạch sẽ và trắng sáng hơn hẳn. Tuy nhiên, các mảng bám trên răng vẫn có thể hình thành và làm xuất hiện cao răng trở lại. Do đó, bạn cần chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng và có các biện pháp ngăn ngừa cao răng như sau:

-Vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng với bàn chải lông mềm đều đặn 2 lần mỗi ngày sau khi ăn, đặc biệt là vào buổi tối

– Có thói quen súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn và dùng tăm chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa, mảng bám sót lại trong khoang miệng

– Hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, tinh bột, đồ uống có gas bởi chúng chính là nguyên nhân khiến các mảng bám tích tụ rất nhanh

– Nên bổ sung các thực phẩm tốt cho răng miệng như rau củ quả tươi, sữa, các sản phẩm từ sữa,…

– Bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, canxi tốt cho răng và sức khỏe cơ thể

– Thường xuyên thăm khám nha khoa để kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng và lấy cao răng tối thiểu 6 tháng/lần

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Trên đây là những chia sẻ về mức độ nguy hiểm của cao răng cấp độ 3 và cách khắc phục. Đây được đánh giá là tình trạng nguy hiểm tới sức khỏe răng miệng. Bạn cần thực hiện ngay biện pháp loại bỏ cao răng để giảm nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến răng và nướu.

Hiển thị nguồn

Nhà thuốc Long Châu: “Mức độ nguy hiểm của cao răng độ 3 như thế nào?”

Arnold Pet Station: “Gradings and How Tartar and Plaque Lead to Serious Disease”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề cao răng
Tìm hiểu các cách làm rụng cao răng tại nhà hiệu quả nhất

Tìm hiểu các cách làm rụng cao răng tại nhà hiệu quả nhất

Cao răng không chỉ làm bạn mất tự tin trong giao tiếp mà còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm về răng miệng. Đây là hệ quả của

Ngày 20/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Vôi răng tự tróc ra được không – 6 cách lấy vôi răng tại nhà

Vôi răng tự tróc ra được không – 6 cách lấy vôi răng tại nhà

Vôi răng là những lớp có màu vàng nhạt hoặc nâu đen bám rất chắc trên bề mặt thân răng và cả dưới nướu. Chúng không chỉ làm mất đi tính

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phan Thị Hồng Tiến
Hỏi đáp: Cao răng nhiều có gây hôi miệng không

Hỏi đáp: Cao răng nhiều có gây hôi miệng không

Cao răng là những mảng cứng, rắn và bám chắc vào thân răng, được vôi hóa bởi hợp chất muối calcium phosphate có trong nước bọt. Chúng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Cao răng độ 3 nguy hiểm như thế nào

Cao răng độ 3 nguy hiểm như thế nào

Cao răng là những mảng bám đã được vôi hóa bởi hợp chất calcium phosphate có trong nước bọt. Theo thời gian, cao răng sẽ càng ngày càng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Cao răng độ 2 ảnh hưởng thế nào – Biện pháp làm sạch cao

Cao răng độ 2 ảnh hưởng thế nào – Biện pháp làm sạch cao

Cao răng là mảng bám đã được vôi hóa bởi calcium phosphate trong nước bọt. Trên thực tế, cao răng có nhiều cấp độ khác nhau. Vậy cao

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Tại sao lại có nhiều cao răng? Biện pháp ngăn ngừa hiệu quả

Tại sao lại có nhiều cao răng? Biện pháp ngăn ngừa hiệu quả

Cao răng nhiều không chỉ khiến hàm răng mất thẩm mỹ mà còn gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng nếu không xử lý sớm. Vậy tại

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga