Răng mọc thừa có thể ở rất đa dạng vị trí và thường gây nhầm lẫn với tình trạng răng mọc lệch. Vậy làm thế nào để nhận biết một chiếc răng mọc thừa? Khắc phục chúng như thế nào là tốt nhất? Có nên nhổ không?
Đối với một hàm răng tiêu chuẩn, số lượng răng ở trẻ em & người lớn lần lượt là 20 và 32. Nếu số lượng răng vượt quá những con số này thì được gọi là răng mọc thừa hay răng dư
Theo báo cáo của Tạp chí sức khỏe uy tín Media Net, tỷ lệ dân số gặp phải tình trạng mọc răng thừa là khoảng từ 0,3 – 3,8%.
Cũng theo báo cáo này, số răng mọc dư ra cũng chỉ dao động từ 1 – 2 chiếc . Trong đó, nam giới có tỉ lệ bị thừa răng cao hơn so với nữ giới.
Các nhà khoa học đang dựa vào vị trí & hình dạng của răng để phân loại răng bị dư, cụ thể như sau:
Vị trí mọc của răng dư thường không cố định, chúng có thể mọc tại bất cứ điểm nào trên cung hàm. Tuy nhiên qua thống kê, người ta cũng phân chia răng mọc thừa thành 3 vị trí phổ biến như sau:
Mesiodens: Răng thừa mọc giữa 2 răng cửa số 1 và số 2 – Dạng phổ biến nhất
Tình trạng Mesiodens
Distomolars: Răng mọc ở phía sau răng hàm, có thể hiểu đơn giản là răng hàm thứ 4 hoặc răng khôn thứ 2. Kiểu dư răng này thường gặp ở đàn ông nhiều hơn.
Tình trạng Distomolar
Paramolars: Có răng dư ở bên cạnh 1 trong 3 răng hàm lớn, nằm lệch hẳn ra khỏi cung hàm
Tình trạng Paramolar
Ngoài cách quan sát vị trí răng dư, các chuyên gia cho biết cũng có thể phân loại hiện tượng thừa răng dựa trên hình dạng của răng.
Supplemental: Hiểu đơn giản là răng khểnh
Răng Supplemental
Tuberculate: Là những chiếc răng bề mặt to, khuôn răng theo hình ống hoặc chữ nhật
Răng Tuberculate
Odontoma: Tập hợp rất nhiều những chiếc răng nhỏ nằm sát nhau
Răng Odontoma
Conical: Răng nhọn dần về phía đỉnh
Răng Conical
Theo như đánh giá từ các chuyên gia nha khoa, nguyên nhân bệnh lý mọc răng thừa bắt nguồn chủ yếu do di truyền và các tác động môi trường như:
Hội chứng Gadner: ngoài gây ra tình trạng thừa răng, hội chứng này còn là nguyên nhân hình thành khối u trong cơ thể và tăng khả năng bị ung thư ruột kết.
Loạn sản màng não: khiến cho xương và răng phát triển bất thường
Bệnh Fabry: do thiếu hụt enzym alpha-galactosidase A, gây ảnh hưởng đến nhiều khu vực trong đó có răng.
Hội chứng Rubinstein-Taybi: làm cơ thể khó phát triển và thiểu năng trí tuệ. Đồng thời, gây vấn đề về răng, mắt, tim và thận.
Các chuyên gia nha khoa cho biết hiện tượng răng mọc thừa ngày nay rất phổ biến. Nếu răng dư không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ hoặc ăn uống, thì bạn không cần phải nhổ bỏ.
Tuy nhiên, nếu chúng khiến bạn gặp khó khăn trong ăn uống hoặc khiến hàm răng trở nên xấu đi, thì bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và tư vấn xử lý.
Răng mọc thừa có thể do nhiều hội chứng khác nhau
Tình trạng răng mọc thừa khiến nhiều khách hàng phân vân không biết có cần thiết phải nhổ bỏ hay không?
Giải đáp thắc mắc này, bác sĩ Đàm Ngọc Trâm (Nha khoa Paris) cho biết: có trường hợp răng thừa cần phải nhổ, nhưng trong nhiều trường hợp lại không cần thiết
Bác sĩ sẽ chỉ định khách hàng nhổ bỏ răng dư trong một số trường hợp dưới đây:
– Chỉ định nhổ bỏ răng dư trong quá trình chỉnh nha
– Răng mọc dư có nguy cơ và làm tổn thương đến cấu trúc răng bên cạnh, gây ra các bệnh lý về sức khỏe răng miệng
– Răng trong phần xương được chỉ định cấy ghép, phẫu thuật
– Răng mọc thừa chồi, khấp khểnh so với khuôn hàm, dẫn đến tình trạng mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến khớp cắn của răng.
– Phần răng mọc thừa khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Từ đó, dẫn đến các bệnh lý về răng như sâu răng, viêm lợi
Răng mọc thừa buộc phải nhổ bỏ
Phương pháp nhổ răng mọc thừa không phải lúc nào cũng được các bác sĩ chỉ định. Có một số trường hợp bạn hoàn toàn có khả năng giữ lại răng mọc dư như:
– Răng mọc dư không gây ảnh hưởng đến các răng lân cận
– Không ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ
– Không gây ra các bệnh lý liên quan về răng miệng.
Đối với các trường hợp điều trị và nhổ bỏ răng mọc thừa, bạn nên thực hiện tại các cơ sở nha khoa uy tín. Điều này sẽ giúp bạn tránh phải các biến chứng, rủi ro không đáng có như khi nhổ răng tại các phòng khám không uy tín.
Răng mọc thừa không ảnh hưởng sức khỏe có thể giữ lại
Hầu hết hiện tượng răng mọc thừa thường xảy ra ở hàm trên, mà khu vực hàm trên không chứa dây thần kinh nên nhổ răng dư sẽ không nguy hiểm.
Kể cả trong những trường hợp răng mọc dư đặc biệt (ví dụ là răng hàm thứ 4, tập hợp nhóm răng thừa nhỏ,…) chỉ cần khách hàng lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ giỏi thì cũng không phải lo lắng gì hết.
Tại các cơ sở chất lượng, tay nghề của bác sĩ luôn được đảm bảo. Không những thế, các trang thiết bị và quy trình cũng luôn đạt chuẩn, đảm bảo an toàn, chính xác và nhanh chóng.
Tuy nhiên, nếu quý khách thực hiện nhổ răng tại các cơ sở kém chất lượng thì sẽ phải đối mặt với rất nhiều hậu quả nguy hiểm như: sốc phản vệ, nhiễm trùng,….
Chính vì thế, khi răng mọc thừa gây ra những vấn đề liên quan đến sức khỏe, thẩm mỹ, khách hàng không nên quá lo lắng hãy lựa chọn địa chỉ uy tín để nhổ răng.
Nhổ răng thừa cần bác sĩ tay nghề cao
Trên thực tế, chi phí nhổ răng sẽ có sự chênh lệch nhiều hay ít đều phụ thuộc vào tình trạng răng mọc thừa của bạn.
Thông thường, nếu răng thừa có kết cấu không quá phức tạp, không có nhiều chân thì chi phí sẽ rẻ hơn. Ngoài ra, chi phí nhổ răng sữa mọc thừa cũng sẽ “dễ chịu” hơn so với răng vĩnh viễn.
Bên cạnh đó, mỗi nha khoa lại xây dựng một bảng giá khác nhau cho dịch vụ nhổ răng, do ảnh hưởng của các yếu tố như trình độ chuyên môn, trang thiết bị,…
Tại Nha Khoa Paris, chi phí nhổ răng mọc dư sẽ dao động từ 500.000 – 1.000.000 VNĐ. Những trường hợp có vị trí giống như răng khôn, mọc ngầm thì sau khi chẩn đoán, bác sĩ mới đưa ra được mức giá chính xác.
Chi phí nhổ răng mọc thừa phụ thuộc vào độ khó và số lượng răng
Như vậy, với những thông tin Nha khoa Paris đã cung cấp về răng mọc thừa, tin chắc rằng quý khách đã có hướng xử lý phù hợp cho tình trạng này.
Comments are closed.
Từ khoảng 6 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Trong giai đoạn trẻ mọc răng, cha mẹ cần chăm sóc cẩn thận để răng,
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant,
Lịch mọc răng vĩnh viễn ở trẻ là điều các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú trọng để đảm bảo sức khỏe răng miệng, chức
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng,
Có không ít dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh như sốt nhẹ, bú kém hơn, từ chối ăn, chảy dãi liên tục, nổi ban,…. Quá trình mọc răng
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Tôi bị móc răng thừa lần thứ2 rồi không biết có vân đề gì về sức khoẻ không xin cho tôi lời tư vấn