Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bác sĩ nha khoa tư vấn: Bầu 5 tháng có nhổ răng được không

Ở giai đoạn giữa của thai kỳ, phụ nữ có thai vẫn có thể nhổ răng theo chỉ định của bác sĩ để đảm. Như vậy, bầu 5 tháng có nhổ răng được không thì đáp án là CÓ. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn nên ưu tiên phương pháp thực hiện bằng máy siêu âm để hạn chế mức độ xâm lấn, biến chứng có thể xảy ra.

1. Những vấn đề răng miệng khi mang thai thường gặp

Trong quá trình mang thai do nội tiết tố thay đổi nhanh và liên tục cùng với việc phải san sẻ lượng canxi sang cho thai nhi, nên phụ nữ có thai rất dễ gặp phải các vấn đề răng miệng.

Tùy vào cơ địa của mỗi người thì sẽ gặp các vấn đề khác nhau, phổ biến nhất vẫn là:

+ Bị sâu: Đây là một trong những vấn đề răng miệng rất dễ gặp phải khi mang thai. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi môi trường trao đổi chất đã khiến cơ chế tự bảo vệ của răng bị yếu đi, nên vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công dẫn đến bị sâu. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu của thai kỳ nhiều chị em thèm ăn đồ ngọt cũng làm tăng nguy cơ bị sâu hơn.

+ Viêm nướu: Khi mang thai, sức đề kháng của phụ nữ có thai cũng phần nào bị giảm sút cộng thêm việc vệ sinh khoang miệng không sạch sẽ làm gia tăng sự tích tụ của các mảng bám. Chính vì vậy, các vi khuẩn ở mảng bám sẽ nhanh chóng xâm nhập, tấn công vào vùng nướu xung quanh và dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Phần lớn, từ tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi thì bệnh viêm nướu sẽ dễ xảy ra hơn.

+ Viêm nha chu: Một khi bệnh viêm nướu không được điều trị từ sớm còn dẫn đến nguy cơ bị viêm nha chu. Đây là bệnh lý phức tạp hơn rất nhiều so với viêm nướu và có thể dẫn đến rụng mất răng.

+ Mòn men răng: Tình trạng nôn nghén ở giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ làm cho phụ nữ có thai rất dễ bị mòn men răng. Bởi lúc bấy giờ, axit từ dịch dạ dày bị đẩy lên khoang miệng làm thay đổi môi trường pH. Lâu ngày khi răng tiếp xúc với axit nhiều sẽ bị mòn men bên ngoài.

Những vấn đề răng miệng khi mang thai thường gặp

Những vấn đề răng miệng khi mang thai thường gặp

2. Bầu 5 tháng có nhổ răng được không

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng (Nha Khoa Paris chi nhánh Hải Phòng) cho biết, đối với các phụ nữ có thai thì hoàn toàn có thể nhổ răng khi mang thai vào thời điểm tháng thứ 5 mà không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến thai nhi.

Tất nhiên, nhổ răng vào thời điểm này khi mang thai được xem là chỉ định cuối cùng trong điều trị các vấn đề nha khoa.

Theo đó, bác sĩ nha khoa sẽ thăm khám, cân nhắc một cách kỹ lưỡng để đưa ra các chỉ định điều trị phù hợp, nhằm đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Bầu 5 tháng có nhổ răng được không

Phụ nữ có bầu 5 tháng vẫn có thể nhổ răng được

3. Thuốc tê nhổ răng có ảnh hưởng đến thai nhi không

Trong quá trình loại bỏ răng ra khỏi hàm, việc sử dụng thuốc tê là điều rất cần thiết để tránh tình trạng đau đớn, khó chịu quá mức. Đa số thuốc gây tê chỉ có tác dụng tại chỗ, ít có ảnh hưởng lên toàn thân, nên hầu như các thuốc gây tê tại chỗ được sử dụng trong điều trị nha khoa đều an toàn cho thai nhi.

Thêm vào đó, bước vào giai đoạn giữa của thai kỳ và mọi thứ đã ổn định hơn nên việc tiến hành loại bỏ răng hay sử dụng thuốc tê sẽ được đảm bảo hơn rất nhiên.

Vì vậy, phụ nữ có thai có thể an tâm khi nhổ răng cũng như vấn đề gây tê trong quá trình thực hiện.

Thuốc tê nhổ răng có ảnh hưởng đến thai nhi không

Thuốc tê nha khoa vẫn sử dụng được cho phụ nữ có thai

4. Nên nhổ răng cho bà bầu khi nào

Thời điểm nhổ răng an toàn nhất cho các phụ nữ đang có thai được các bác sĩ nha khoa đưa ra lời khuyên tháng thứ 4 – 6 của thai kỳ, bởi đây được xem là giai đoạn “dễ chịu” nhất.

Tuy nhiên như đã đề cập đến ngay ở phần trên, đây là chỉ định cuối cùng, được áp dụng trong các trường hợp như sâu quá nặng, mọc gây biến chứng, viêm tủy hoại tử hoặc gãy, vỡ nghiêm trọng do chấn thương.

4.1. Sâu quá nặng

Đối với trường hợp sâu quá nặng và gần như chỉ còn lại phần chân thì bắt buộc phải loại bỏ để tránh các biến chứng nguy hiểm như viêm xương hàm, vi khuẩn lây lan sang các vị trí khác…

Chưa kể, đối với tình trạng răng đã sâu quá nặng còn gây ra những cơn đau dai dẳng làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai phụ.

Răng sâu quá nặng

Bị sâu quá nặng

4.2. Răng số 8 mọc gây biến chứng

Những răng số 8 mọc gây ra các biến chứng như viêm lợi trùm, u nang chân răng, sâu răng số 7 hay gây rối loạn cảm giác và phản xạ thì cũng cần phải nhổ bỏ càng sớm càng tốt.

Răng số 8 là vị trí phát triển cuối cùng trên cùng hàm, vì vậy chúng gần như đảm nhận rất ít chức năng ăn nhai và đồng thời nếu nhổ bỏ cũng không gây ra ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ.

Đây cũng là chiếc răng duy nhất sau khi nhổ đi bạn không cần phục hình để tránh tình trạng tiêu xương hàm.

4.3. Viêm tủy hoại tử

Viêm tủy hoại tử là giai đoạn cuối cùng của bệnh lý viêm tủy răng mãn tính. Hiểu một cách đơn giản thì lúc bấy giờ tủy đã bị chết và không thể hồi phục lại được nữa.

Bệnh lý trên nếu chậm trễ trong việc điều trị sẽ là nguyên nhân khởi phát dẫn đến viêm xương hàm, nang chân răng… và cuối cùng là làm mất răng vĩnh viễn.

Như vậy, khi tủy không thể điều trị được nữa để bảo vệ sức khỏe răng miệng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ bỏ để tránh tình trạng vi khuẩn lây lan rộng ra.

Viêm tủy răng hoại tử

Viêm tủy hoại tử

4.4. Răng gãy, vỡ nghiêm trọng do chấn thương

Thông thường, đối với các trường hợp răng bị gãy, vỡ nhẹ thì bác sĩ sẽ cân nhắc đến các biện pháp như hàn trám hoặc bọc sứ thẩm mỹ.

Tuy nhiên, một khi răng bị gãy, vỡ nghiêm trọng, không thể tiến hành phục hình thì bắt buộc phải nhổ bỏ để ngăn chặn sự ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ của cả hàm.

5. Phương pháp nhổ răng cho bà bầu an toàn

Hiện tại, ngoài phương pháp nhổ răng truyền thống (chỉ dùng kìm, bẩy) thì còn phương pháp nhổ bằng máy siêu âm đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người.

Đây cũng chính là phương pháp nhổ răng an toàn nhất cho phụ nữ có thai ở thời điểm hiện tại mà bạn nên cân nhắc đến, bởi những ưu điểm nổi bật như sau:

– Quá trình thực gian an toàn, không gây đau đớn và hạn chế tối đa tác động xâm lấn.

– Thời gian thực hiện nhanh chóng, độ chính xác cao.

– Hạn chế các biến chứng nguy hiểm khi nhổ răng có thể xảy ra.

– Thúc đẩy quá trình liền vết thương sau nhổ răng diễn ra nhanh hơn.

– Không gây tê bì ở môi má sau nhổ răng.

6. Cách bảo vệ sức khỏe răng miệng khi mang thai tránh nhổ răng

Để hạn chế tình trạng phải nhổ răng khi mang thai, ngay từ đầu các mẹ bầu cần phải bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình một cách tốt nhất.

Thứ nhất – Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày: Các mẹ bầu cần thực hiện vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày đúng cách. Tuyệt đối khi chải răng không nên chải theo chiều ngang của răng, vì dễ khiến răng bị tổn thương, men răng bị mòn. Nên dùng thêm nước súc miệng, chỉ nha khoa hoặc có điều kiện hơn thì hãy mua máy tăm nước để tăng khả năng làm sạch khoang miệng. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh chải răng ngay sau khi vừa ăn xong hoặc mới nôn nghén vì làm ảnh hưởng không tốt tới men răng.

Thứ hai – Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Những thực phẩm mẹ bầu ăn hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe răng miệng. Vì vậy, dù đây là giai đoạn cần phải cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng cũng không nên ăn uống một cách “vô tội vạ”. Mẹ bầu vẫn nên hạn chế việc ăn nhiều những thực phẩm gây hại cho răng như đồ chứa nhiều axit, ngọt… Thay vào đó, hãy bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu canxi, vitamin D như cá hồi, rau lá xanh, các loại đậu… giúp răng trở nên chắc khỏe hơn.

Thứ ba – Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ: Ngay cả khi đang mang thai bạn cũng nên đi kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ để hạn chế các vấn đề răng miệng xảy ra.

Cách bảo vệ sức khỏe răng miệng khi mang thái tránh nhổ răng

Cách bảo vệ sức khỏe răng miệng khi mang thai tránh nhổ răng

Như vậy, đối với vấn đề bầu 5 tháng có nhổ răng được không đã bác sĩ của Nha Khoa Paris giải đáp rất chi tiết trong bài. Dù các mẹ bầu vẫn có thể nhổ răng như bình thường, tuy nhiên để đảm bảo tính an toàn thì cần tìm kiếm địa chỉ nha khoa uy tín và lựa chọn phương pháp tốt nhất. Nếu như vẫn còn bất kỳ câu hỏi, thắc mắc nào liên quan đến chủ đề trên hãy liên hệ cho chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bầu 5 tháng có nhổ răng được không
Sau nhổ răng bao lâu thì cấy răng Implant là phù hợp nhất

Sau nhổ răng bao lâu thì cấy răng Implant là phù hợp nhất

Cấy răng Implant là phương pháp phục hình lại răng hiện đại nhất. Chiếc răng đã mất sẽ được thay thế bằng trụ răng Implant, với độ bền

Ngày 26/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
7 Rủi ro khi nhổ răng mà bạn không thể bỏ qua

7 Rủi ro khi nhổ răng mà bạn không thể bỏ qua

Bạn có thể gặp phải những rủi ro khi nhổ răng như: chảy máu kéo dài, đau nhức khi cử động hàm, nướu phục hồi chậm, nhiễm trùng, tổn

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Giải đáp: Huyết áp cao có nhổ răng được không

Giải đáp: Huyết áp cao có nhổ răng được không

Nhổ răng là một thủ thuật được bác sĩ chỉ định trong trường hợp viêm nha chu nặng, răng khôn mọc lệch, mọc ngầm… Vậy người bị huyết áp

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Giải đáp: Tại sao sau nhổ răng không được ngậm nước muối

Giải đáp: Tại sao sau nhổ răng không được ngậm nước muối

Các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo không nên ngậm nước muối sau khi nhổ răng bởi nước muối có tính sát khuẩn cao và có thể loại bỏ các

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Nhổ răng số 6 có mọc lại không? Hậu quả khi mất răng số 6

Nhổ răng số 6 có mọc lại không? Hậu quả khi mất răng số 6

Răng số 6 hay còn gọi là răng cấm, đảm nhận chức năng chính trong hoạt động nhai nghiền thức ăn. Do đó việc nhổ răng số 6 sẽ ảnh hưởng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Nhổ răng sâu mất bao nhiêu phút – Chi phí nhổ răng sâu

Nhổ răng sâu mất bao nhiêu phút – Chi phí nhổ răng sâu

Thời gian nhổ răng sâu thường dao động khoảng 10 – 30 phút/răng. Tuy nhiên, nhổ răng sâu mất bao nhiêu phút còn tùy thuộc vào vị

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map