Răng mọc thừa phía trong hoặc phía ngoài là tình trạng rất nhiều trẻ em hay gặp phải. Nó làm cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn hay mắc các bệnh lý răng miệng khác và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Vậy dấu hiệu nhận biết tình trạng này là gì? Có nên nhổ chiếc răng thừa này đi không?
1/ Tìm hiểu răng thừa là gì?
Thông thường ở trẻ em sẽ có 20 chiếc răng sữa và răng vĩnh viễn sẽ có 32 chiếc, khi số lượng răng trên cung hàm của bạn nhiều hơn số lượng trên có nghĩa bạn đã mọc răng thừa. Và tình trạng mọc răng thừa thường xuất hiện ở độ tuổi khi chúng ta bắt đầu thay răng sữa thành răng vĩnh viễn. Răng thừa mọc có thể mọc ở tất cả các vị trí trên cung hàm.
Răng mọc thừa phía trong hoặc phía ngoài của răng cửa trước hàm trên và răng hàm. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng răng mọc thừa?
Hình ảnh răng mọc thừa phía trong
Theo như các bác sĩ nha khoa thì tình trạng này đến vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra. Và có một số giả thiết được đặt ra đó là:
Mầm răng tự nhân đôi nên dẫn đến tình trạng mầm răng thừa sau đó mọc lên cùng với mầm răng gốc
Răng có tính di truyền rất lớn nên bạn có thể bị di truyền từ ông bà, cha mẹ trước đó gặp tình trạng này
Do trong quá trình mọc răng, mầm răng bị va chạm dẫn đến tình trạng mầm răng mọc thừa, mọc sai chỗ
Bệnh sứt môi, loạn phát xương đòn ở sọ là những nguyên nhân có thể gây nên tình trạng răng mọc thừa ở hàm trên
Môi trường ô nhiễm hoặc khi hấp thụ các thực phẩm độc hại thường xuyên cũng dẫn đến tình trạng xuất hiện mầm răng mọc thừa
2/ Dấu hiệu nhận biết răng thừa phía trong
Răng mọc thừa phía trong cũng giống như các dấu hiệu, triệu chứng mọc răng khác, khi mọc sẽ thấy đau nhức lợi và sốt. Nhiều răng thừa khi mọc còn gây ra tình trạng đau nhức toàn hàm do chèn vào dây thần kinh và gây đau buốt lên tận đầu.
Răng mọc thừa gây đau nhức, khó chịu
Tình trạng này được phân chia làm 4 nhóm dựa trên hình dáng, vị trí như sau:
Dạng hình nón: Loại này mọc ở răng cửa hàm trên, nó thường mọc song song với chiếc răng cửa hàm trên làm thành 2 hàm răng. Răng này có thể làm di chuyển răng vĩnh viễn mọc chính nhưng nó không có ảnh hưởng gì đến quá trình mọc răng
Dạng củ: Loại này thường mọc ở răng cửa hàm trên và thường chúng đi theo cặp với nhau. Răng thừa này thường mọc chậm hơn các răng vĩnh viễn khác trên cung hàm và thường không nhú ra khỏi xương hàm. Đây là nguyên nhân khiến cho các răng vĩnh viễn mọc chậm
Dạng răng phụ: Những chiếc răng này thường mọc kế bên hoặc mọc phía sau của các răng cửa. Chúng thường không mọc ngầm và sẽ thường mọc sau khi răng vĩnh viễn đã trồi lên khỏi lợi
Dạng u răng: Đây là loại răng bất thường nhất , nó được sinh ra khi hình thành men răng và ngà răng và có kích thước như một tụ máu hoặc khối u nhỏ nên rất khó nhận biết. Loại răng thừa này sẽ gây cản trở cho sự phát triển của các mầm răng và răng hận cận khi mà chúng mọc
3/ Răng mọc thừa phía trong có nguy hiểm không?
Răng mọc thừa phí trong có nguy hiểm không? Bất kỳ một biến đổi hay một chiếc răng này trên cung hàm không mọc thẳng, đúng vị trí đều gây ra những tác hại, tiềm ẩn những nguy cơ khiến chủ sở hữu gặp những bệnh lý khác:
Sự xuất hiện của răng mọc thừa có thể làm cho mềm răng vĩnh viễn lâu học hơn so với bình thường. Ở một số trường hợp khi mầm răng mọc thừa ở hàm dưới mọc sẽ làm cho 1 hoặc 2 mầm răng vĩnh viễn trước nó không thể mọc được nữa
Răng mọc thừa phía trong sẽ làm mầm răng vĩnh viễn mọc chậm và làm xoay chuyển chúng mọc ngang để răng thừa mọc đúng chỗ, chiếm hết vị trí của các răng vĩnh viễn. Tình trạng này dẫn đến răng mọc lệch lạc, lộn xộn
Mất thẩm mỹ, nếu không được phát hiện và điều trị từ nhỏ thì sẽ làm cho bé sở hữu hàm răng này trở nên kém duyên, thiếu tự tin và thường bị người khác chê cười do hàm răng bị biến dạng
Gây mất thẩm mỹ do các răng mọc lệch lạc
Gây ra tình trạng bệnh u nang chân răng: Theo 1 nghiên cứu nha khoa thì tình trạng răng mọc thừa có thể dẫn đến tình trạng u nang chân răng, tiêu xương chân răng của các răng liền kề. Nhưng tình trạng này rất hiếm khi xảy ra nó chỉ chiếm 5 – 10% trường hợp gặp tình trạng này
Vệ sinh răng miệng khó và không thể làm sạch được cả 2 chiếc răng dẫn đến tình trạng rất dễ mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu, áp xe răng… và nguy hiểm có thể làm bạn mất đi chiếc răng vĩnh viễn mọc phía trước
Khi gặp tình trạng răng mọc thừa phía trong hoặc phía ngoài thì bạn cần đến ngay các cơ sở nha khoa để thực hiện thăm khám, tìm phương pháp điều trị kịp thời.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
4/ Nhổ răng thừa cho trẻ có nên không?
Nhổ răng mọc thừa phía trong cho trẻ sẽ là việc làm đầu tiên khi bố mẹ thấy trẻ có tình trạng răng mọc thừa. Và theo các bác sĩ nha khoa thì đây cũng là một trong những biện pháp bạn có thể thực hiện khi gặp tình trạng răng thừa ở trẻ em. Nhưng bạn không nên tự nhổ răng cho trẻ tại nhà mà nên đến các cơ sở nha khoa để thực hiện.
Bởi nhổ răng thừa cho trẻ nhất là tình trạng răng hàm mọc thừa khi nhổ không đúng kỹ thuật sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Và bạn chỉ nên nhổ răng thừa cho trẻ trong các trường hợp sau:
Răng thừa mọc chậm hoặc bị di chuyển
Răng mọc thừa làm tổn hại đến xương ổ răng do mắc các bệnh lý răng miệng
Răng thừa tự mọc lên, không mang chức vụ gì trên hàm răng
Răng thừa mắc các bệnh lý về răng cần phải nhổ bỏ ngay lập tức
Răng thừa xâm lấn đến vị trí của các răng vĩnh viễn chính thức
Để biết bé có nằm trong trường hợp nhổ răng hay không thì nên đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa để các bác sĩ tiến hành thăm khám, chụp x quang. Từ đó mới có được kết luận chính thức về việc có nên nhổ răng cho trẻ hay không.
Nên đưa trẻ đến nha khoa thăm khám trước khi có quyết định nhổ
Và sau khi thực hiện nhổ răng cho bé bố mẹ cần chú ý những vấn đề sau đây:
Nên chú ý cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết giúp mô mềm có thể khỏe mạnh, nhanh liền lại
Nên nhắc nhở bé không dùng tay, lưỡi,đồ bật sắc nhọn chạm vào vết nhổ. Vì nó có thể gây nên tình trạng viêm nhiễm, vỡ cục máu đông gây chảy máu kéo dài, lâu lành thương
Nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng, không cần nhiều đến lực ăn nhai, không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều mảnh vụn vì nó có thể làm cho lỗ chân răng vừa nhổ bị viêm nhiễm
Nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn uống cho trẻ tránh viêm nhiễm và gây ra các bệnh lý răng miệng
Đặc biệt nên đưa trẻ đi thăm khám răng miệng thường xuyên, định kỳ 6 tháng một lần để ngăn ngừa và tìm cách xử lý sớm nhất tình trạng răng miệng răng mọc thừa. Điều trị càng sớm sẽ giúp bé có được hàm răng khỏe mạnh, thẳng hàng.
Có 0 bình luận bài Răng mọc thừa phía trong có nguy hiểm? Có nên nhổ bỏ răng không?
Nhập thông tin của bạn
×