Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng sứ hết hạn sau khi sử dụng bao lâu – 3 dấu hiệu nhận biết

Làm răng sứ là giải pháp được nhiều người lựa chọn để cải thiện răng nứt, vỡ, nhiễm màu… Tuy nhiên, răng sứ chỉ có độ bền nhất định. Sau một thời gian dài sử dụng, răng sứ sẽ bị suy giảm về thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Với những chiếc răng sứ hết hạn, bạn cần nhanh chóng thay mới để đảm bảo chức năng của hàm răng.

1. Răng sứ hết hạn sau bao lâu

Thông thường, răng sứ có thể tồn tại trong khoảng từ 10 đến 15 năm hoặc lâu hơn nếu được bảo quản và sử dụng đúng cách. Trong đó, răng toàn sứ dùng được 15 – 20 năm, còn răng sứ kim loại có tuổi thọ ngắn hơn, chỉ dao động trong 5 – 7 năm.

Sau một thời gian sử dụng, có thể xuất hiện dấu hiệu mòn hoặc hỏng, và bạn có thể cần phải thay thế răng sứ.

Răng sứ hết hạn

Răng sứ hết hạn sau một khoảng thời gian dài sử dụng

2. Tuổi thọ răng sứ phụ thuộc vào các yếu tố nào

Trên thực tế, tuổi thọ của răng sứ của răng sứ còn phụ thuộc vào những yếu tố sau loại răng sứ, cách chăm sóc răng miệng tại nhà, tình trạng răng trước khi phục hình và chuyên môn của bác sĩ.

2.1. Loại răng sứ

Hiện răng sứ gồm có hai dòng chính là răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Trong đó, răng kim loại có tuổi thọ thấp hơn răng toàn sứ. Nguyên nhân là do phần khung sườn của răng sứ kim loại được làm từ hợp kim. Sau một thời gian sử dụng, chúng sẽ bị oxy hóa trong môi trường axit ở khoang miệng và đen viền nướu. Đây là thời điểm bạn cần thay thế răng khác.

Trong khi đó, răng toàn sứ được làm từ khối sứ nguyên chất nên không xảy ra hiện tượng oxy hóa. Chưa kể, răng toàn sứ cũng có khả năng chịu lực và chống mài mòn tốt hơn nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng trong khoảng thời gian dài.

2.2. Cách chăm sóc

Sau khi làm răng sứ, các bác sĩ nha khoa luôn hướng dẫn kỹ cách chăm sóc răng miệng tại nhà để duy trì độ bền của răng sứ. Nếu bạn chăm sóc đúng cách, tuổi thọ của răng toàn sứ có thể kéo dài tới 25 năm, răng sứ kim loại cũng sử dụng được hơn 10 năm.

Trong trường hợp bạn chăm sóc sai cách như chải răng quá mạnh, ăn thực phẩm cứng, không đeo máng chống nghiến… răng sứ sẽ nhanh chóng bị mài mòn, nứt, vỡ. Thậm chí, mão sứ còn có thể bị rơi ra khỏi cùi răng thật.

Tuổi thọ mão sứ phụ thuộc vào cách chăm sóc

Tuổi thọ răng sứ phụ thuộc nhiều vào cách chăm sóc răng miệng tại nhà

2.3. Tình trạng của răng trước phục hình

Tình trạng răng trước khi phục hình cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của răng. Mão răng sứ sẽ được bác sĩ gắn trực tiếp lên cùi răng thật. Nếu cùi răng thật chắc khỏe, tuổi thọ của răng sẽ không có sự chênh lệch nhiều so với mốc thời gian mà chúng tôi đã chia sẻ.

Trong trường hợp, răng thật đã phải chữa tủy, mẻ, vỡ, cần mài nhiều cùi răng… thì tuổi thọ của răng sứ cũng sẽ bị giảm theo.

2.4. Chuyên môn của bác sĩ

Bác sĩ nha khoa là người tham gia trực tiếp vào quá trình làm răng sứ nên cũng có tác động rất lớn tới tuổi thọ của răng. Độ bền của răng sứ chỉ được đảm bảo nếu bác sĩ thực hiện chính xác mọi thao tác trong quá trình làm răng.

Tuy nhiên, nếu bác sĩ mài cùi răng quá nhiều, không điều trị bệnh lý trước khi bọc sứ… răng sứ sẽ nhanh chóng bị hư hỏng. Chưa kể, sức khỏe răng miệng cũng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

3. Những dấu hiệu răng sứ hết hạn

Mão sứ hết hạn sẽ có những dấu hiệu điển hình như đen viền nướu, ăn nhai khó khăn và răng sứ bị nứt, vỡ.

3.1. Đen viền nướu

Hiện tượng đen viền nướu chỉ xảy ra với dòng răng sứ kim loại. Bởi khung sườn được làm từ hợp kim Cr-Ni, Titan… Khi tiếp xúc với môi trường axit ở khoang miệng trong khoảng thời gian dài, phần khung sườn kim loại sẽ bị oxy hóa.

Bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy phần viền nướu ở vị trí quanh chân răng sứ chuyển sang màu thâm đen. Điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ của hàm răng nên bạn cần nhanh chóng thay răng sứ mới.

Mão sứ bị đen viền nướu

Răng sứ bị đen viền nướu do oxy hóa trong môi trường axit ở khoang miệng

3.2. Ăn nhai khó khăn

Trên thực tế, hầu hết các dòng răng sứ đều có khả năng chịu lực rất tốt, thậm chí cao gấp 8 – 9 lần răng thật nên đảm bảo được chức năng ăn nhai hàng ngày. Tuy nhiên, độ chịu lực của răng sứ sẽ dần bị giảm bớt theo thời gian.

Đến khi răng sứ hết hạn, bạn sẽ bị đau nhức, gặp khó khăn khi nhai, nghiền nát thức ăn. Thậm chí, thức ăn còn dễ bị giắt vào kẽ răng và gây ra mùi hôi khó chịu.

3.3. Răng bị nứt, vỡ

Sau một thời gian dài sử dụng, độ cứng chắc của răng sứ sẽ bị suy giảm đi đáng kể. Ngay cả khi chỉ phải chịu lực ăn nhai ở mức bình thường, răng sứ cũng sẽ bị nứt, vỡ, thậm chí rơi ra bên ngoài.

Nứt răng sứ

Nứt răng sứ khi đã sử dụng được một khoảng thời gian dài

4. Răng sứ hết hạn phải xử lý như thế nào

Phương pháp duy nhất để khắc phục hiện tượng răng sứ hết hạn là tháo răng sứ cũ ra và thay mới bằng một răng khác. Bạn nên lựa chọn những dòng răng toàn sứ để đảm bảo răng có tuổi thọ tốt, tránh tình trạng phải thay răng sứ nhiều lần.

Quy trình thay răng sứ diễn ra như sau:

– Bước 1: Bác sĩ khám răng miệng tổng quát và kiểm tra răng sứ

– Bước 2: Bác sĩ sử dụng những dụng cụ cần thiết để tháo bỏ lớp sứ cũ ra ngoài và kiểm tra lại cùi răng thật.

– Bước 3: Vệ sinh khoang miệng, làm sạch cement trên cùi răng sứ.

– Bước 4: Lấy dấu hàm để chế tác răng sứ mới có kích cỡ phù hợp.

– Bước 5: Gắn răng sứ lên cùi răng thật và chỉnh sửa sao cho chuẩn khớp cắn.

– Bước 6: Hướng dẫn khách hàng cách vệ sinh răng miệng tại nhà để duy trì độ bền của răng sứ.

5. Lưu ý để gia tăng tuổi thọ của răng sứ

Để kéo dài tuổi thọ của răng sứ, bạn cần chú ý đến những vấn đề dưới đây:

– Không ăn những thực phẩm quá cứng hoặc quá dai như gân bò, sườn sụn, đá lạnh… vì chúng sẽ khiến cho răng sứ dễ bị nứt, vỡ.

– Hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều đường như bánh, kẹo ngọt… bởi chúng sẽ đẩy nhanh quá trình hình thành mảng bám, tạo điều khiển cho vi khuẩn phát triển và làm hại tới cùi răng.

– Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chuyên dụng 2 – 3 lần/ngày.

– Thay mới bàn chải đánh răng khoảng 3 tháng/lần hoặc khi lông bàn chải có dấu hiệu bị sờn, tõe ra ngoài.

– Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch cặn thức ăn ở kẽ răng, ngăn chặn vi khuẩn phát triển.

– Không hút thuốc lá bởi các chất độc hại trong đó sẽ khiến cho răng sứ nhanh chóng bị ố vàng, xỉn màu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của hàm răng.

– Đến nha khoa thăm khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra răng sứ và vệ sinh răng miệng tổng quát.

– Sử dụng máng chống nghiến trong trường hợp có thói quen nghiến răng khi ngủ để giảm áp lực tác động lên răng sứ.

Việc ăn nhiều đồ có chứa nhiều đường sẽ gây hại tới răng sứ

Thường xuyên ăn đồ có chứa nhiều đường sẽ gây hại tới răng sứ

Tóm lại, sau một thời gian dài sử dụng, răng sứ hết hạn là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Khi đó, cả tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai đều không thể đảm bảo nên bạn cần nhanh chóng thay răng mới. Lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn là nên làm răng tại địa chỉ uy tín và lựa chọn những dòng răng toàn sứ để đảm bảo an toàn với răng miệng và không phải răng thay răng sứ nhiều lần.

Hiển thị nguồn

Nhà Thuốc Long Châu: “Bọc răng sứ được bao nhiêu năm phụ thuộc vào những yếu tố nào?”
Hove Dental Clinic: “How long does a dental tooth crown last?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi bọc răng sứ
9 Hậu quả bọc răng sứ sai cách và biện pháp phòng tránh

9 Hậu quả bọc răng sứ sai cách và biện pháp phòng tránh

Mặc dù bọc răng sứ là phương pháp đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng kỹ thuật thì sẽ gây nhiều hệ lụy. Bài viết sau sẽ đề cập đến

Ngày 04/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phan Thị Hồng Tiến
Nguyên nhân làm răng cửa bị mẻ? Quy trình bọc sứ răng cửa bị mẻ hoàn chỉnh

Nguyên nhân làm răng cửa bị mẻ? Quy trình bọc sứ răng cửa bị mẻ hoàn chỉnh

Bọc răng sứ răng cửa bị mẻ là phương pháp thẩm mỹ được ưa chuộng hiện nay. Kỹ thuật này không chỉ khôi phục tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo

Ngày 03/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Bọc răng sứ đón tết có phù hợp với bạn không?Thời điểm phù hợp để đi bọc răng

Bọc răng sứ đón tết có phù hợp với bạn không?Thời điểm phù hợp để đi bọc răng

Bọc răng sứ là biện pháp nhiều người chọn nhằm sở hữu hàm răng trắng sáng tự nhiên cùng nụ cười tươi tắn để tự tin đón Tết. Tuy nhiên,

Ngày 29/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Giải đáp: Răng sứ có mài được không khi đã bọc xong?

Giải đáp: Răng sứ có mài được không khi đã bọc xong?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Tiến sĩ – Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Giám đốc hệ

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Bọc răng sứ có thay được không, dấu hiệu cần thay răng sứ

Bọc răng sứ có thay được không, dấu hiệu cần thay răng sứ

Bọc răng sứ là giải pháp được nhiều người lựa chọn để khắc phục khuyết điểm của răng, sở hữu hàm răng trắng và đẹp tự nhiên. Tuy nhiên,

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Làm cầu răng sứ có đau không? Nha khoa Paris

Làm cầu răng sứ có đau không? Nha khoa Paris

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công