Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng sứ kim loại là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu tiền

Răng sứ kim loại là một trong những dòng răng sứ được khá nhiều người lựa chọn để khắc phục các khuyết điểm của hàm răng như xỉn màu, nứt, mẻ, khấp khểnh nhẹ…  Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các thông tin về dòng răng sứ trên. Bài viết sau sẽ giúp các bạn hiểu hơn về phân loại, đặc điểm… của răng kim loại.

1. Răng sứ kim loại là gì

Mão sứ kim loại là răng sứ truyền thống, được ứng dụng đầu tiên trong bọc răng sứ thẩm mỹ. Dòng răng sứ trên được làm từ hợp kim và sứ với hai phần chính là khung sườn và lớp bên ngoài.

– Khung sườn: Khung sườn của răng kim loại được làm từ hợp kim Cr – Ni, Cr – Co, Titan, quý kim… với độ cứng chắc tốt.

– Lớp bên ngoài: Bên ngoài phần khung sườn được bao phủ bởi nhiều lớp sứ, giúp đảm bảo tính thẩm mỹ của răng.

Răng kim loại có thể khắc phục tốt các khuyết điểm của răng như răng thưa, sứt mẻ, xỉn màu, khấp khểnh nhẹ… Đặc biệt, nếu như bạn muốn tiết kiệm chi phí và có yêu cầu cao về độ bền cũng như đảm bảo chức năng ăn nhai thì đây chính là một lựa chọn phù hợp.

Răng sứ kim loại có khung sườn làm bằng hợp kim

Mão sứ kim loại có khung sườn làm bằng hợp kim

2. Răng sứ kim loại gồm có những loại nào

Hiện mão sứ kim loại được chia ra thành 3 loại chính là răng kim loại thường, titan và kim loại quý.

2.1. Răng sứ kim loại thường

Mão sứ kim loại thường là dòng răng sứ truyền thống với phần khung sườn được làm từ hợp kim như Niken – Crom, Crom – Coban, Titan, kim loại quý… Bên ngoài khung sườn được bao phủ bởi nhiều lớp sứ, giúp cho răng có màu sắc tự nhiên.

Do khung sườn làm từ hợp kim nên dòng răng sứ trên có độ cứng chắc khá tốt. Vì vậy, bạn có thể thoải mái trong quá trình ăn nhai hàng ngày.

2.2. Răng sứ titan

Xét về cấu tạo, răng sứ titan cũng có hai phần là khung sườn và lớp sứ phủ bên ngoài như mão sứ kim loại thường. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa hai loại trên là chất liệu làm răng sứ. Phần khung sườn của răng sứ titan được làm từ hợp kim Niken – Crom – Titan. Trong đó, titan chiếm từ 4 – 8%.

Đây là một chất có khả năng tương thích tốt với răng, nướu. Chính vì vậy, xét về mức độ an toàn, răng sứ titan được các bác sĩ nha khoa đánh giá cao hơn so với răng kim thoại thường.

2.3. Răng sứ kim loại quý

Đúng như tên gọi, phần khung sườn của mão sứ kim loại quý được làm bằng kim loại quý, trong đó phổ biến là vàng. Đây là một loại hợp kim có độ dát mỏng nhất nhưng vẫn đảm bảo được độ cứng và khả năng kháng mài mòn nên phù hợp với trường hợp bọc răng hàm đã điều trị tủy. Bên cạnh đó, vàng còn có tính sát khuẩn khá tốt nên ngăn chặn được tình trạng viêm nhiễm sau khi làm răng.

Răng sứ quý kim đảm bảo độ cứng chắc tốt

Răng sứ quý kim đảm bảo độ cứng chắc tốt

3. Ưu và nhược điểm của dòng mão sứ kim loại

Để đánh giá chính xác về dòng mão sứ kim loại, bạn cần phải hiểu được rõ ưu và nhược điểm của chúng.

3.1. Ưu điểm

Mão sứ kim loại có những ưu điểm sau: độ cứng chắc cao, chi phí phải chăng và cải thiện được các khuyết điểm của răng.

– Độ cứng chắc cao: Phần khung sườn của mão sứ kim loại được chế tác từ hợp kim nên có độ cứng chắc cao. Do đó, khả năng chịu lực của răng rất tốt, phù hợp với nhóm răng chịu nhiều lực nhai như răng hàm.

– Cải thiện được các khuyết điểm của răng: Mão sứ kim loại có thể khắc phục tốt các khiếm khuyết của hàm răng như răng thưa, sứt, mẻ, răng nhiễm màu… Sau khi làm răng, bạn sẽ có được một hàm răng đều đẹp tự nhiên.

3.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm mà chúng tôi kể đến ở trên, mão sứ kim loại vẫn còn tồn tại những nhược điểm như: không phù hợp với nhóm răng cửa, đen viền nướu, có thể gây kích ứng và độ bền không cao.

– Không phù hợp với nhóm răng cửa: Các dòng mão sứ kim loại màu trắng đục chứ không có độ trong tự nhiên như mão toàn sứ. Bên cạnh đó, độ thấu quang của răng cũng không tốt. Nếu như có ánh sáng chiếu qua, thân răng sẽ xuất hiện những bóng mờ, gây mất thẩm mỹ. Do đó, mão sứ kim loại không phải là sự lựa chọn hoàn hảo để phục hình cho nhóm răng cửa.

– Đen viền nướu: Do phần khung sườn được làm từ hợp kim nên mão sứ kim loại sẽ xảy ra phản ứng oxy hóa trong môi trường axit ở khoang miệng. Khi đó, bạn sẽ gặp phải tình trạng đen viền nướu. Ngoài ra, màu sắc và độ chịu lực của răng cũng không còn được như lúc ban đầu.

– Có thể gây kích ứng: Với những người bị dị ứng với kim loại, mão sứ kim loại có thể gây kích ứng tới răng, nướu và dẫn tới tình trạng ê buốt, đau nhức dai dẳng. Khi đó, bạn buộc phải tháo răng sứ ra và thay thế bằng răng toàn sứ khác.

– Độ bền không cao: So với các dòng răng toàn sứ, mão sứ kim loại có độ bền không cao, chỉ được khoảng 5 – 10 năm. Sau khoảng thời gian trên, răng sứ sẽ xảy ra tình trạng đen viền, biến đổi màu sắc, sưng nướu… Bạn cần nhanh chóng thay thế răng sứ mới để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của hàm răng.

Đen viền nướu sau một thời gian bọc răng kim loại

Đen viền nướu sau một thời gian bọc răng kim loại

4. Quy trình bọc răng sứ kim loại

Quá trình bọc mão sứ kim loại sẽ bao gồm những bước như sau:

– Bước 1: Bác sĩ tiến hành thăm khám răng miệng tổng quát để biết tình trạng răng. Sau đó, bác sĩ tư vấn về phương án thực hiện và loại răng sứ phù hợp. Nếu bạn bị mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy… thì bác sĩ cần điều trị trước khi bọc sứ.

– Bước 2: Bác sĩ vệ sinh răng miệng và sát khuẩn sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn. Sau đó, bác sĩ so màu răng để lựa chọn màu răng sứ phù hợp, giúp đảm bảo tính thẩm mỹ sau khi làm răng.

– Bước 3: Lấy dấu răng tạm bằng dụng cụ chuyên dụng để sao lưu dữ liệu hàm răng trước khi bọc sứ và làm răng tạm.

– Bước 4: Bác sĩ gây tê cục bộ vùng răng cần bọc sứ để giảm thiểu cảm giác đau nhức khi mài răng. Khi thuốc tê đã có tác dụng, bác sĩ sẽ mài cùi răng với một tỉ lệ phù hợp.

– Bước 5: Bác sĩ sử dụng máy Scan Trios 3D để lấy dấu hàm. Thiết bị trên giúp lấy dấu hàm nhanh chóng và chính xác gấp nhiều lần so với thạch cao truyền thống. Sau đó, dữ liệu lấy dấu sẽ được gửi trực tiếp tới labo để thiết kế răng sứ phù hợp.

– Bước 6: Bác sĩ chỉnh sửa lại cùi răng sau khi mài bằng bond (tái khoáng hóa, bảo vệ răng giảm ê, kích thích) và gắn răng tạm nhằm bảo vệ cùi răng thật cũng như thuận tiện khi ăn uống.

– Bước 7: Khi răng sứ đã được chế tác xong, bạn cần quay lại nha khoa để gắn răng. Răng sứ sẽ được gắn lên cùi răng thật thông qua một lớp keo nha khoa chuyên dụng, Bác sĩ sẽ điều chỉnh lại sao cho chuẩn khớp cắn, đảm bảo sự thoải mái, không bị cộm cấn và khó chịu khi ăn nhai.

5. Chi phí làm mão sứ kim loại

Răng kim loại có mức giá dao động từ 1.200.000 – 10.000.000 đồng/răng. Bảng giá cụ thể như sau:

DỊCH VỤĐƠN VỊCHI PHÍ (VNĐ)
Mão toàn diện kim loại Cr- CoRăng1.200.000
Mão sứ kim loại titanRăng2.500.000
Răng toàn diện vàngRăng10.000.000
Mão sứ titan phục hình trên trụ ImplantRăng3.500.000

So với răng toàn sứ, răng kim loại có chi phí thấp hơn nên phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người. Nếu như bạn mong muốn làm răng sứ với chi phí phải chăng nhưng vẫn đảm bảo độ cứng chắc thì nên lựa chọn mão sứ kim loại. Tuy nhiên, nếu bạn có yêu cầu cao về tính thẩm mỹ và mong muốn sử dụng răng sứ lâu dài thì răng toàn sứ sẽ là giải pháp hoàn hảo.

6. Hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà để duy trì độ bền của răng sứ kim loại

Để đảm bảo mão sứ kim loại duy trì được độ bền đẹp trong khoảng thời gian dài, bạn nên lưu ý một vài vấn đề sau khi chăm sóc răng miệng tại nhà:

– Những ngày đầu tiên nên ưu tiên những loại thực phẩm mềm để đảm bảo răng sứ được ổn định. Sang những ngày tiếp theo, bạn có thể ăn uống bình thường nhưng vẫn cần kiêng thực phẩm quá cứng như mía, sườn sụn…

– Tránh ăn hoặc uống những thực phẩm quá nóng/lạnh bởi có thể khiến cho răng bị ê buốt kéo dài.

– Chải răng đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 phút bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chuyên dụng.

– Thay bàn chải răng đánh răng định kỳ 3 – 4 tháng/lần để đảm bảo hiệu quả làm sạch.

– Dùng nước súc miệng, chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch kẽ răng, ngăn chặn vi khuẩn gây hại tích tụ.

– Tới nha khoa thăm khám răng miệng 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra răng sứ và toàn bộ khoang miệng.

– Sử dụng máng chống nghiến trong trường hợp có thói quen nghiến răng khi đi ngủ.

Tăm nước giúp làm sạch kẽ răng hiệu quả

Tăm nước giúp làm sạch kẽ răng hiệu quả

7. Kết quả và phản hồi thực tế về răng sứ kim loại

Sau đây là những phản hồi, đánh giá thực tế từ những người đã từng làm mão sứ kim loại:

– Anh Minh Tuấn chia sẻ: “Răng sứ titan là một lựa chọn tuyệt vời cho tôi. Chúng không chỉ có độ bền cao mà còn trông khá tự nhiên. Tôi không gặp vấn đề gì khi sử dụng răng sứ và cảm thấy thoải mái. Răng titan làm cho nụ cười của tôi trở nên hoàn hảo hơn và tôt rất hài lòng với quyết định của mình.”

– Chị Kiều Trang chia sẻ: “Răng kim loại đã làm cho nụ cười của tôi trở nên duyên dáng và tự tin hơn. Chúng không chỉ giúp che đi các khuyết điểm trên răng mà còn đảm bảo độ chịu lực tốt. Tôi cảm thấy thoải mái, tự tin hơn khi cười và nhận được nhiều lời khen từ mọi người xung quanh.”

– Chị Nguyễn Mây chia sẻ: “Tôi có nhu cầu tìm răng sứ tốt với chi phí phải chăng nên các bác sĩ tại Nha Khoa Paris đã tư vấn phục hình răng titan trên sau khi cấy Implant. Răng sứ trông tự nhiên và rất chắc chắn. Quy trình phục hình răng cũng nhanh chóng và không gây đau nhức nhiều. Răng titan đã thay đổi hoàn toàn hàm răng, giúp tôi tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh.”

Phục hình răng sứ titan trên trụ Implant

Phục hình răng sứ titan trên trụ Implant

Với những thông tin Nha Khoa Paris đã chia sẻ ở trong bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu được rõ hơn về dòng răng sứ kim loại. Đây là dòng răng sứ phù hợp với nhóm răng hàm và không yêu cầu cao về tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn những đơn vị uy tín để thực hiện, tránh tình trạng gặp phải biến chứng nguy hiểm,

Hiển thị nguồn

Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn: “Răng sứ kim loại thường có tốt không?”
Artisan Dental: “Metal Crowns vs. Porcelain Dental Crowns”
Pasha Dental: “What is a Porcelain Fused to Metal Crown?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề răng sứ kim loại
Răng sứ kim loại sử dụng được bao lâu? Mẹo giúp tăng tuổi thọ

Răng sứ kim loại sử dụng được bao lâu? Mẹo giúp tăng tuổi thọ

Răng sứ kim loại sử dụng được bao lâu phụ thuộc vào kỹ thuật phục hình răng sứ của nha sĩ, tình trạng răng, máy móc thiết bị và chế độ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
So sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ, loại răng sứ nào tốt hơn?

So sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ, loại răng sứ nào tốt hơn?

Răng sứ kim loại và răng toàn sứ là hai loại răng dùng trong kỹ thuật bọc răng sứ phổ biến nhất. Mỗi loại răng đều có những ưu nhược

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Nên bọc răng sứ kim loại hay titan?  Loại nào tốt hơn hẳn?

Nên bọc răng sứ kim loại hay titan?  Loại nào tốt hơn hẳn?

Làm răng sứ thẩm mỹ đang trở thành xu hướng trong những năm gần đây, nhưng nên bọc răng sứ kim loại hay Titan vẫn luôn là mối băn khoăn

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Góc giải đáp: Răng sứ kim loại có bền không? Tuổi thọ bao nhiêu năm? 

Góc giải đáp: Răng sứ kim loại có bền không? Tuổi thọ bao nhiêu năm? 

Răng sứ kim loại được không ít khách hàng lựa chọn khi có nhu cầu phục hình và cải thiện chức năng nhai. Được ưa chuộng bởi mức chi phí

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Răng sứ và răng kim loại: So sánh ưu nhược điểm, loại nào tốt hơn? 

Răng sứ và răng kim loại: So sánh ưu nhược điểm, loại nào tốt hơn? 

Răng sứ và răng kim loại đều là răng giả được dùng phổ biến trong các phương pháp phục hình thẩm mỹ. Răng kim loại có thiết kế khung

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map