Bọc răng sứ có hại không là một trong những băn khoăn hàng đầu với những người có nhu cầu thực hiện phương pháp này. Bởi hiện nay có nhiều nha khoa không uy tín thực hiện sai kỹ thuật gây ra nhiều biến chứng sau khi bọc sứ như: hôi miệng, ê buốt, viêm nướu, chết tủy,… Do đó việc hiểu rõ về bản chất của bọc răng sứ và lựa chọn nha khoa uy tín là điều rất quan trọng.
Theo Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh, bọc răng sứ hoàn toàn không gây bất kỳ nguy hại nào cho người sử dụng, bởi việc bọc răng sứ chỉ can thiệp ở bề mặt ngoài của men răng, không ảnh hưởng đến cấu trúc răng và các mô mềm trong miệng.
Khi bọc răng sứ không có chỉ định của bác sĩ và thực hiện tại nha khoa không uy tín sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như: răng đau nhức, ê buốt, răng nứt vỡ làm hại đến răng thật, hở cổ chân răng, viêm nướu, lệch khớp cắn, chết tủy răng và các bệnh lý liên quan.
Răng bị mài quá nhiều sẽ làm cho ngà răng lộ ra. Qua đó, khiến răng nhạy cảm, khó chịu với các đồ ăn nóng và lạnh. Hơn nữa, nếu bác sĩ lắp mão răng không chuẩn, lệch so với các răng xung quanh sẽ khiến lực nhai dồn lên răng sứ, tạo cảm giác ê buốt và đau nhức cho bạn.
Răng đau nhức, ê buốt
Chất lượng làm răng sứ kém, không đảm bảo độ bền cũng là lý do vì khiến răng bọc sứ dễ bị nứt, vỡ chỉ sau một thời gian ngắn. Hơn thế nữa, kỹ thuật bọc sứ nếu không chắc chắn còn làm cho mão sứ bị bong ra khi nhai. Lúc đó, bạn dễ nuốt mão sứ vào dạ dày, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Khi bọc răng sứ, răng thật sẽ phải mài đi và không thể phục hồi được. Vì thế, cấu trúc của hàm răng sẽ thay đổi vĩnh viễn.
Do đó, với những khách hàng bị móm, hô hay răng lệch lạc cần cân nhắc kỹ càng. Với tình trạng này, việc mài sẽ xâm lấn nhiều vào răng thật làm răng yếu đi. Hơn nữa, răng khấp khểnh nặng có thể làm cho răng sứ lắp vào không khít với hàm răng thật. Đây sẽ là nơi tích tụ thức ăn thừa, vi khuẩn và rất dễ gây viêm lợi, nướu,…
Làm hại đến răng thật
Một ảnh hưởng khác khi bọc răng sứ mà bạn cần lưu ý đó là hở cổ chân răng. Răng sứ không được bọc sát vào răng, tạo ra khoảng trống, làm giắt thức ăn trong quá trình ăn uống. Về lâu dài gây tích tụ mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Nếu bác sĩ tay nghề kém và không có sự hỗ trợ của những thiết bị tân tiến sẽ dẫn tới bọc sứ sai kỹ thuật. Mão răng sứ không gắn khít với cùi răng, lộ ra kẽ hở và thức ăn sẽ giắt vào. Nếu không vệ sinh kỹ càng sẽ làm vi khuẩn phát triển, gây ra nhiều vấn đề như viêm nướu, hôi miệng.
Viêm nướu, hôi miệng
Lệch khớp cắn xảy ra khi bác sĩ lấy dấu hàm không chuẩn xác, dẫn đến mão sứ không vừa khít với cùi răng thật.
Hơn nữa, kỹ thuật mài răng không đều nhau cũng là nguyên nhân làm sai lệch khớp cắn. Hậu quả là việc ăn uống khó khăn, đau nhức hàm. Đồng thời, tăng áp lực lên khớp hàm, làm rối loạn khớp thái dương hàm.
Việc mài răng trước khi bọc răng sứ sẽ làm răng thật bị yếu đi. Hơn nữa, khi mão sứ không sát với nướu răng sẽ tạo ra khe hở làm cho vi khuẩn tấn công răng. Nếu để lâu không điều trị, bạn dễ mắc phải các bệnh lý như răng chết tủy, răng bị lệch, viêm nướu, sâu răng,… thậm chí làm mất răng thật.
Chết tủy răng, mất răng thật
Bọc răng sứ không khít sẽ làm thức ăn bị nhồi nhét nhiều. Nếu không vệ sinh kỹ càng, vi khuẩn tích tụ nhiều gây mùi hôi ở khoang miệng. Đồng thời phát sinh nhiều bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng,…
Để tránh những ảnh hưởng của bọc răng sứ có thể gây ra, bạn cần lưu ý những yếu tố sau đây:
Bọc răng sứ giúp bạn sở hữu một hàm răng đều đẹp và trắng sáng. Những trường hợp như răng móm, răng thưa, khấp khểnh nặng không thể thực hiện phương pháp này. Để bảo vệ cấu trúc của răng thì phương pháp chỉnh nha thích hợp nhất là niềng răng để sắp xếp răng về đúng vị trí trên cung hàm. Sau đó, mới bọc sứ nếu cần thiết.
Nếu quá lạm dụng bọc răng sứ, hậu quả sẽ khá nghiêm trọng nên bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.
Hiện nay trên thị trường phổ biến 2 loại răng sứ là răng toàn sứ và răng sứ kim loại. So với răng sứ kim loại thì răng toàn sứ vẫn được nhiều khách hàng lựa chọn hơn. Ngoài đảm bảo chức năng nhai do có độ cứng giống răng thật, răng toàn sứ còn có màu sắc trắng tự nhiên, tính thẩm mỹ cao. Răng toàn sứ không gây kích ứng, không làm đen viền nướu khi sử dụng và rất an toàn.
Tuy nhiên, chi phí bọc răng toàn sứ sẽ cao hơn răng sứ kim loại. Vì thế, tùy vào tình trạng răng miệng và điều kiện của mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn loại sứ phù hợp.
Chọn răng sứ đảm bảo
Kết quả bọc răng sứ phụ thuộc phần lớn vào tay nghề thực hiện của bác sĩ. Vì thế, bạn cần cân nhắc lựa chọn nha khoa uy tín, có bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm để bọc răng sứ an toàn. Các bác sĩ chuyên môn cao sẽ đảm bảo kỹ thuật mài cùi răng chuẩn xác, kiểm soát tốt mọi tình huống trong quá trình điều trị, không làm tổn hại đến tủy hoặc nướu.
Bên cạnh tay nghề của bác sĩ, nếu nha khoa được trang bị các máy móc hiện đại sẽ đảm bảo độ chính xác và hiệu quả cho toàn bộ quy trình.
Ngay từ bước đầu như thăm khám, nhờ vào máy móc tân tiến sẽ giúp cho bác sĩ chẩn đoán chính xác được tình trạng răng miệng của bạn. Quy trình sản xuất răng, gắn mão sứ,… đều cần sự hỗ trợ đắc lực của các trang thiết bị hiện đại.
Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng xảy ra. Bạn sẽ được lấy cao răng và làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của răng sứ và có những phương án điều chỉnh kịp thời.
Khám nha khoa định kỳ
Để bảo vệ răng sứ được bền lâu và tránh xảy ra tác hại bọc răng sứ, bạn cần chú ý chăm sóc răng đúng cách như sau:
– Thời gian đầu sau khi bọc sứ, bạn chỉ nên ăn thực phẩm dễ nhai, mềm, cũng như chia đều lực nhai ở cả 2 bên hàm.
– Không dùng răng để cắn, mở nắp chai bởi dễ làm cho răng sứ bị tróc, bể, vỡ.
– Không ăn thực phẩm quá nóng hoặc lạnh, hạn chế đồ uống có gas, có màu và hút thuốc lá.
– Vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm.
– Chọn kem đánh răng chứa Flour để loại bỏ các mảng màu bám trên răng.
– Thay bàn chải đánh răng 3 – 4 tháng/lần để tránh vi khuẩn có hại tích tụ.
– Dùng tăm nước, chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch mảng bám trên răng.
Chăm sóc răng sứ
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bọc răng sứ có hại không. Bọc sứ không đúng kỹ thuật mới đem đến những tác hại khó lường. Vì thế, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định bọc sứ để tránh những biến chứng về sau.
Báo Thanh Niên: “Những tác hại cần lưu ý khi bọc răng sứ”
Báo Điện tử Tiền Phong: “Mài răng bọc răng sứ và những di chứng không thể ngờ”
Báo Sức khỏe & Đời sống: “Bọc răng thẩm mỹ: Những mối nguy cần lưu ý”
Dental Care of Lombard: “Are porcelain veneers safe?”
Răng sứ có độ chịu lực lớn và cứng hơn nhiều so với răng thật. Nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách, răng sứ sẽ bị hỏng. Vậy bọc
Bọc răng sứ là phương pháp nha khoa thẩm mỹ giúp cải thiện các khuyết điểm như răng nứt, vỡ, nhiễm màu, lệch lạc nhẹ… Mặc dù bọc răng
Dán sứ Veneer Diamond được biết đến với khả năng khắc phục những khuyết điểm của hàm răng một cách nhanh chóng, mang lại cho bạn một nụ
Làm răng sứ là giải pháp được nhiều người lựa chọn để cải thiện răng nứt, vỡ, nhiễm màu… Tuy nhiên, răng sứ chỉ có độ bền nhất định.
Răng sứ được đánh giá là có độ bền khá cao, thậm chí có thể lên đến 25 năm nếu như bạn chọn răng toàn sứ cao cấp và chăm sóc cẩn thận.
Răng bể lớn có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như nhai thức ăn cứng, chấn thương, tai nạn hoặc do mắc các bệnh lý về răng
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×