Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Viêm amidan hốc mủ: Dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị

Viêm amidan hốc mủ là bệnh lý gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày. Chưa kể, bệnh còn tiềm ẩn không ít biến chứng phức tạp. Nên việc điều trị bệnh cần tiến hành càng sớm càng tốt.

1. Viêm amidan hốc mủ là gì

Viêm amidan hốc mủ còn được gọi là viêm amidan bã đậu, đây chính là một thể của viêm amidan mạn tính do không điều trị dứt điểm từ sớm khiến các khe hốc hình thành lên các mụn mủ bé. Đây là một trong những bệnh lý về đường hô hấp rất phổ biến ở nước ta và có thể xảy ra ở bất kỳ ai.

Viêm amidan hốc mủ là gì

Viêm amidan mủ là một thể của viêm amidan mãn tính

2. Dấu hiệu viêm amidan mủ bã đậu

Khi bị viêm amidan bã đậu sẽ có các dấu hiệu bệnh lý điển hình như sau:

– Trong hốc amidan có các mủ bã đậu màu xanh nhạt hoặc màu trắng.

– Khi nuốt thức ăn, nước bọt sẽ thấy cổ họng bị đau, khó chịu.

– Ho có đờm hoặc ho khan kéo dài nhiều ngày.

– Hôi miệng, dù đã vệ sinh răng kỹ nhưng vẫn có mùi hôi khó chịu.

– Thỉnh thoảng khi ho, khạc mạnh sẽ thấy các mụn trắng li ti theo ra.

– Cơ thể mệt mỏi, suy nhược và có thể sốt nhẹ.

– Tiếng bị khàn, không nói được tròn vành rõ chữ.

– Phần họng sưng to, đỏ, hô hấp gặp khó khăn, nhất là khi nằm.

Dấu hiệu viêm amidan bã đậu

Dấu hiệu viêm amidan bã đậu

3. Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan mủ bã đậu

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm amidan bã đậu là do viêm amidan cấp tính không điều trị triệt để, khiến bệnh chuyển sang thành thể mạn tính. Amidan sẽ gồm nhiều khe, hốc nên khi bị sưng viêm rất dễ tích tụ các cặn thức ăn, cặn bẩn lâu ngày trở thành các khối mủ.

Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác làm răng nguy cơ phát triển bệnh lý, bao gồm:

– Vi khuẩn, virus tấn công: Amidan nằm ở vị trí dễ tiếp xúc với không khí, thức ăn nên rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công dẫn tới tình trạng viêm nhiễm (Vi khuẩn beta-hemolytic Streptococcus, vi khuẩn Staphylococcus aureus và một số virus cũng có thể gây ra viêm amidan mủ như: virus Epstein-Barr, virus herpes, hoặc virus cúm)

– Thói quen, lối sống: Những người có lối sống không lành mạnh như hay uống rượu bia, dùng chất kích thích… thì tỷ lệ bị viêm amidan bã đậu sẽ cao hơn.

– Yếu tố môi trường: Nếu môi trường sống nhiều khói bụi, hóa chất độc hại thì sẽ dễ bị viêm amidan.

– Vệ sinh răng miệng không tốt: Chải răng qua loa, không vệ sinh lưỡi, không dùng nước súc miệng sẽ khiến cho vi khuẩn gây hại tăng sinh nhanh chóng, sau đó chúng sẽ tấn công cả vào vùng họng dẫn đến viêm amidan bã đậu.

– Hệ miễn dịch yếu: Những người có hệ miễn dịch suy weakened debilitated system hay hệ miễn dịch yếu có thể dễ dàng mắc các bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả viêm amidan mủ.

4. Biến chứng của viêm amidan mủ

Theo các chuyên gia tai mũi họng, viêm amidan bã đậu nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ dẫn đến hàng loại các biến chứng như sau:

– Viêm tai giữa: Vi khuẩn từ hốc amidan có thể lan ra ống tai giữa, gây ra viêm tai giữa. Triệu chứng thường gặp bao gồm đau tai, ngứa tai và cảm giác tai bị tắc.

– Viêm xoang: Nếu nhiễm trùng lan sang các xoang mũi, có thể dẫn đến viêm xoang gây nghẹt mũi, đau đầu và có đờm mũi.

– Viêm khớp: Vi khuẩn ở amidan có thể lan sang các khớp, gây viêm khớp, làm cho các khớp bị sưng, đau và giảm khả năng di chuyển.

– Viêm cầu thận: Trong trường hợp nghiêm trọng, nhiễm trùng từ hốc amidan có thể gây ra viêm cầu thận, một tình trạng nguy hiểm đòi hỏi chữa trị kịp thời.

– Phổi bị tắc nghẽn: Một số trường hợp nặng có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn phổi, gây khó thở và ảnh hưởng đến hô hấp.

– Áp xe quanh vùng cổ: Amidan sưng to có thể chèn ép các cơ và mạch máu xung quanh vùng cổ, gây ra áp xe và đau rát.

– Thấp tim: Một số trường hợp nghiêm trọng của viêm amidan bã đậu có thể gây viêm tổ chức cơ tim, gọi là viêm cơ tim, gây tổn thương vĩnh viễn đến cơ tim.

Biến chứng của viêm amidan hốc mủ

Biến chứng của viêm amidan mủ

5. Cách trị viêm amidan hốc mủ

5.1. Sử dụng thuốc điều trị amidan

Trong trường hợp bệnh lý mới tiến triển, bác sĩ tai mũi họng thường chỉ định dùng thuốc để điều trị.

– Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp viêm amidan bã đậu do nhiễm trùng vi khuẩn, bác sĩ thường sẽ kê đơn kháng sinh như Cephalexin, Augmentin, Erythromycin… để giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

– Thuốc giảm đau và hạ sốt: Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol, ibuprofen… để giảm đi các triệu chứng đau rát cổ, họng và sốt do viêm nhiễm.

5.2. Phẫu thuật

Trong trường hợp tình trạng viêm nhiễm nặng và kéo dài, phẫu thuật cắt bỏ amidan sẽ được chỉ định.

Tuy nhiên, quyết định thực hiện phẫu thuật cần được bác sĩ đưa ra sau khi xem xét kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe của người bệnh.

5.3. Mẹo chữa viêm amidan mủ tại nhà

Ngoài 2 cách trên, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để cải thiện các triệu chứng bệnh lý.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý có tính kháng khuẩn và giúp làm dịu cảm giác khó chịu do viêm. Hãy súc miệng bằng nước muối sinh lý từ 2 – 3 lần/ngày để đạt hiệu quả cao.

– Sử dụng hỗn hợp mật ong + gừng: Đây đều là những nguyên liệu có tính kháng viêm, diệt khuẩn rất cao. Người bệnh hãy chưng cách thủy mật ong cùng với một chút gừng để uống sẽ thấy cổ họng không còn đau rát, giảm ho rất nhanh.

– Sử dụng lá húng chó: Lá húng chó có chứa hoạt chất cavaron với công dụng giảm ho, tiêu đờm rất an toàn và hiệu quả. Người bệnh chỉ cần lấy một vài lá húng chó đi chưng với đường phèn rồi uống liên tục trong vài ngày sẽ thấy các triệu chứng giảm hẳn.

– Uống nước chanh ấm: Nước chanh giàu vitamin C, có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp giảm vi khuẩn gây viêm. Uống nước chanh ấm có thể là một cách hiệu quả để làm dịu đau và giảm các triệu chứng viêm.

Mẹo dân gian

Mẹo dân gian từ những nguyên liệu đơn giản

6. Cách chăm sóc khi đang bị viêm amidan mủ

Khi bị viêm amidan bã đậu, việc chăm sóc đúng cách có thể giúp làm giảm triệu chứng và tăng cường quá trình hồi phục.

– Vệ sinh răng miệng và họng: Hãy đảm bảo vệ sinh răng miệng, súc miệng thường xuyên để giảm vi khuẩn, giảm viêm nhiễm.

– Hạn chế ảnh hưởng từ môi trường: Đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc khi thường xuyên bị ho, hắt hơi để tránh vi khuẩn và tác động xấu từ môi trường bên ngoài.

– Uống đủ nước: Uống nhiều nước hàng ngày giúp giữ cho cơ thể luôn đủ nước và giảm cảm giác cổ họng bị ngứa, khó chịu.

– Ăn thức ăn mềm: Khi họng bị tổn thương, nên ăn thức ăn mềm để tránh làm tổn thương hơn và giảm đau khi ăn.

– Ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt: Các món ăn lỏng như súp, cháo, canh… có thể giúp cải thiện triệu chứng khó nuốt và giảm đau họng khi ăn.

Cách chăm sóc khi bị viêm amidan hốc mủ

Cách chăm sóc khi bị viêm amidan mủ

7. Câu hỏi

7.1. Viêm amidan bã đậu có gây nguy hiểm gì không

Theo các chuyên gia tai mũi họng, viêm amidan bã đậu là bệnh lý rất nguy hiểm, dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng nếu như chúng ta chậm chế trong việc điều trị.

7.2. Viêm amidan bã đậu có tự khỏi được không

Viêm amidan bã đậu là một dạng viêm nhiễm mạn tính nên KHÔNG THỂ TỰ KHỎI được, ngay cả khi chúng ta có chăm sóc kỹ lưỡng và cẩn thận.

Nếu như người bệnh không thăm khám, áp dụng phác đồ điều trị phù hợp thì bệnh lý ngày càng tiến triển nặng hơn.

7.3. Bị viêm amidan bã đậu có nên cắt không

Bị viêm amidan bã đậu, bạn nên tiến hành cắt bỏ khi bệnh tiến triển nặng, gây biến chứng sang các bộ phận khác hoặc phì đại làm khó thở. Việc cắt amidan trong trường hợp này sẽ giúp điều trị tận gốc vấn đề và ngừa các biến chứng ngày càng phức tạp.

Các trường hợp cần phải cắt amidan cụ thể:

– Amidan phì đại dẫn đến tắc nghẽn đường thở trên, ngủ ngáy.

– Viêm amidan nặng gây biến chứng nặng.

– Viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần trong khoảng thời gian ngắn.

7.4. Viêm amidan bã đậu bao lâu thì khỏi

Các bác sĩ tai mũi họng cho biết, viêm amidan bã đậu sẽ khỏi sau khoảng 1 tuần nếu được điều trị đúng cách, chăm sóc cẩn thận.

Tuy nhiên, sẽ có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến thời gian khỏi bệnh, bao gồm:

– Mức độ viêm nhiễm ở amidan.

– Tình trạng sức khỏe.

– Tuổi tác.

– Hệ miễn dịch.

– Phương pháp điều trị.

Tóm lại, viêm amidan bã đậu là bệnh lý không thể chủ quan trong việc điều trị. Bởi nếu để xảy ra các biến chứng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tổng thể, chưa kể nếu bệnh kéo dài sẽ phải tiến hành phẫu thuật. Nếu có các triệu chứng bệnh lý như trên, đừng chần chừ trong việc đi thăm khám bác sĩ tai mũi họng..

Hiển thị nguồn

Medical News Today: “Tonsillitis: Symptoms, pictures, causes, and treatment”
Medscape Reference: “Tonsillitis and Peritonsillar Abscess”
Sở Y tế Nam Định: “Những điều cần biết về viêm amidan hốc mủ”
Sức Khỏe Đời Sống: “Viêm amidan hốc mủ: Điều trị càng muộn càng nguy hiểm”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề viêm Amidan hốc mủ