Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Viêm lỗ chân lông – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm lỗ chân lông là bệnh lý về da đơn giản nhưng dai dẳng khiến người bệnh khó chịu. Do đó, việc sớm tìm ra nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sẽ giúp bạn đưa ra cách điều trị viêm lỗ chân lông hiệu quả.

1. Viêm lỗ chân lông là gì

Viêm lỗ chân lông (hay viêm nang lông) là tình trạng chân lông và nang lông bị viêm hoặc nhiễm trùng, tạo ra các mụn đỏ nhỏ, gây ngứa hoặc đau. Viêm lỗ chân lông có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất ở lưng, ngực, đùi, chân, mông hoặc nách.

Tình trạng viêm nang chân lông không nguy hiểm nhưng để lại cảm giác ngứa, đau, khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, bệnh lý cũng khiến bạn mất đi sự tự tin vì tác động đến tính thẩm mỹ.

Viêm lỗ chân lông là gì

Viêm lỗ chân lông là gì

2. Viêm lỗ chân lông có lây không

Theo các bác sĩ da liễu hàng đầu, đa số viêm nang lông không lây nhiễm. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây viêm nang lông đến từ các yếu tố truyền nhiễm vi khuẩn, nấm men thì vẫn có thể xảy ra tình trạng lây nhiễm như:

Dùng chung các vật dụng cá nhân như quần áo, dao cạo râu.

Tiếp xúc trực tiếp với dịch mủ người bị viêm nang lông.

3. Dấu hiệu viêm lỗ chân lông

Dấu hiệu dễ nhận biết viêm nang lông là tình trạng da bị sần, mụn mủ, vảy tiết ở cổ nang lông, ngứa ngáy tại vùng da bị viêm. Cụ thể:

+ Ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ: Đây là dấu hiệu đầu tiên mà bạn có thể nhận thấy khi bị viêm nang lông. Các vết mẩn đỏ nhỏ li ti kèm theo cảm giác ngứa ngáy.

+ Vảy trắng bong tróc: Khi các lỗ chân lông bị viêm nặng, da có thể bị khô và bong tróc, tạo ra các vảy trắng.

+ Sẹo: Nếu viêm nang lông nặng có thể gây sẹo trên da, đặc biệt là khi bạn cố gắng nặn mụn hoặc cào da.

+ Da khô và thô ráp: Viêm nang lông kéo dài có thể dẫn đến tình trạng da khô và thô ráp, nhất là khi lỗ chân lông bị tắc quá nhiều.

+ Lỗ chân lông lớn: Viêm lỗ chân lông có thể gây ra tình trạng lỗ chân lông lớn hơn bình thường, đặc biệt là khi viêm kéo dài hoặc tái diễn.

+ Lông ở vùng da bị xoắn vào trong: Những sợi lông nhỏ và mỏng như tơ, lớp da bên ngoài bị viêm, thường sẽ nổi các mụn nước nhỏ ở chỗ nang lông, lâu dài sẽ làm mủ, sưng và đau nhức.

+ Xuất hiện mủ màu trắng, bên trong có lông: Các vết mẩn hoàn toàn chuyển thành mụn, có mủ và dịch nước bên trong. Sau khi các nốt mụn vỡ, lớp da sẽ bị đóng vảy quanh vết mụn.

Dấu hiệu viêm lỗ chân lông

Dấu hiệu viêm lỗ chân lông

4. Nguyên nhân bị viêm lỗ chân lông

Nguyên nhân chính gây viêm chân lông là do sự tích tụ bã nhờn, tế bào chết, vi khuẩn bên trong các lỗ chân lông, dẫn đến tắc nghẽn và viêm. Ngoài ra, bệnh còn do nhiều yếu tố khác như:

+ Di truyền: Theo số liệu thống kê của Viện da liễu quốc gia  thì có đến 60% người bị viêm nang lông có người nhà hoặc người thân mắc bệnh. Do đó, di truyền là một trong những nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng viêm nang lông.

+ Vệ sinh da không sạch: Làm cho các tế bào chết và dịch tiết bã nhờn tích tụ trong lỗ chân lông. Đây chính là nơi thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây viêm mủ.

+ Tẩy lông không đúng cách: Việc cạo, nhổ, tẩy lông không đúng khiến da bị trầy xước, tổn thương và gây nhiễm trùng da làm cho vùng chân lông bị viêm nhiễm.

+ Tuyến bã dầu: Da tiết quá nhiều dầu sẽ khiến lỗ chân lông bít lại, dầu, mồ hôi và cả bụi bẩn không thoát ra được. Đây là cơ hội khiến các vi khuẩn xâm nhập, gây viêm lỗ chân lông.

+ Sử dụng thuốc kháng sinh: Việc dùng nhiều thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ làm cho các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn kỵ khí phát triển gây viêm da.

+ Mặc quần áo bó sát: Quần áo bó cọ xát mạnh vào da cũng là nguyên nhân gây viêm nang lông, nhất là các loại quần áo làm từ sợi tổng hợp không được thông thoáng.

+ Ánh nắng mặt trời: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu có thể gây tổn thương da và kích thích sản xuất bã nhờn trên da, dẫn đến viêm chân lông.

+ Stress: Các nghiên cứu cho thấy, stress có thể gây viêm da và các vấn đề da liễu khác, bao gồm viêm nang lông.

+ Sử dụng quá nhiều mỹ phẩm: Khi bạn dùng quá nhiều mỹ phẩm trên da làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây viêm da.

+ Bệnh lý về da liễu: Các bệnh lý về da liễu như chàm, vảy nến, zona…có thể gây ra viêm lỗ chân lông.

Những nguyên nhân dẫn đến viêm lỗ chân lông

Những nguyên nhân dẫn đến viêm lỗ chân lông

5. Hình ảnh viêm lỗ chân lông

Hình ảnh viêm nang lông dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm của tình trạng bệnh.

 

Hình ảnh viêm lỗ chân lông

Hình ảnh viêm lỗ chân lông

Hình ảnh viêm lỗ chân lông

Hình ảnh viêm lỗ chân lông

Hình ảnh viêm lỗ chân lông

Hình ảnh viêm lỗ chân lông

Hình ảnh viêm lỗ chân lông

Hình ảnh viêm lỗ chân lông

6. Viêm lỗ chân lông có nguy hiểm không

Theo các bác sĩ da liễu, bệnh viêm lỗ chân lông không nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, khi bệnh lý kéo dài và ngày càng trở nên nghiêm trọng thì có thể gây ra một số biến chứng như:

Viêm da cấp tính làm xuất hiện nhọt ở dưới da, tăng nguy cơ hoại tử nang lông.

Nếu bị viêm chân lông ở da đầu có thể dễ đến hói.

Nhiễm trùng và viêm mô tế bào da.

Tái phát nhiễm trùng ở nang lông thường xuyên.

7. Cách chữa viêm lỗ chân lông tại nhà

Để giảm cảm giác ngứa , đau khi bị viêm nang lông thì bạn có thể áp dụng một số cách điều trị viêm nang lông tại nhà như tẩy da chết, sử dụng khăn ấm, kem bôi da…

7.1. Tẩy tế bào chết và vệ sinh đồ dùng cá nhân

+ Tẩy tế bào chết: Bạn nên làm sạch tết bào chết bằng các sản phẩm như Neutrogena Body Clear Body Scrub, Cocoon, Coffee Sugar Body Scrub… giúp loại bỏ tế bào chết nhanh chóng và hiệu quả.

+ Vệ sinh đồ dùng cá nhân: Ngoài ra, sử dụng nước nóng để giặt quần áo và khăn tắm đã chạm vào vùng da bị viêm nang chân lông, tránh lây nhiễm cho người khác.

Tẩy tế bào chết và vệ sinh đồ dùng cá nhân 

Tẩy tế bào chết và vệ sinh đồ dùng cá nhân

7.2. Đắp khăn ấm để chữa viêm nang lông

Đắp khăn ấm sẽ làm dịu lỗ chân lông bị sưng và đau hiệu quả. Bạn nên dùng khăn mới hoặc giặt khăn qua nước nóng.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Đun 500ml nước rồi đổ ra chậu cho bớt nóng.

Bước 2: Thêm 1 thìa cafe muối ăn vào khuấy đều.

Bước 3: Ngâm khăn vào dung dịch nước muối pha loãng với nước nóng.

Bước 4: Đắp khăn lên vùng da bị viêm.

Lưu ý:  Lặp lại cách trên nhiều lần trong ngày.

7.3. Chữa viêm lỗ chân lông bằng oxy già

Oxy già là dung dịch có tính oxi hóa mạnh, giúp loại bỏ vi khuẩn và nấm gây viêm nang lông hiệu quả. Bạn có thể thực hiện theo cách sau:

Bước 1: Pha loãng oxy già với nước sạch hoặc sử dụng trực tiếp.

Bước 2: Dùng tăm bông để thoa oxy già vào vùng da bị viêm.

Bước 3: Để khô và thoa lại oxy già nếu cần thiết

Lưu ý, tránh sử dụng oxy già trên vùng da khỏe mạnh.

Chữa viêm nang lông bằng oxy già

Chữa viêm nang lông bằng oxy già

7.4. Sử dụng kem dưỡng da

Các loại kem dưỡng da có chứa từ 5-10% thành phần chống ngứa urea và giúp da dưỡng ẩm tốt. Sản phẩm giúp làm dịu các triệu chứng viêm nang lông, kích thích tế bào da cứng và chết trên bề mặt bong ra. Bạn chỉ nên thoa một lớp mỏng lên vùng da bị viêm và nhớ rửa tay sau khi dùng xong.

7.5. Mẹo dân gian chữa viêm lỗ chân lông

Để cải thiện tình trạng viêm chân lông tại nhà, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian như tinh dầu trà, nha đam, trà xanh, chanh,…

Sử dụng tinh dầu trà

Tinh dầu trà cũng có tính kháng khuẩn, kháng viêm, giúp làm giảm viêm và mẩn đỏ trên da. Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Pha 1 – 2 giọt tinh dầu trà vào 1/2 nước.

Bước 2: Dùng bông tẩy trang lau lên vùng da bị viêm.

Bước 3: Khoảng 15 phút thì rửa lại bằng nước sạch.

Lưu ý, không dùng tinh dầu trà cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Bởi thành phần có trong sản phẩm không an toàn cho bé.

Sử dụng tinh dầu trà

Sử dụng tinh dầu trà

Chữa viêm lỗ chân lông bằng nha đam

Nha đam không chỉ có công dụng làm đẹp, các thành phần dưỡng chất còn giúp kháng viêm, giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy và sưng đau do viêm nang lông.

Cách thực hiện:

Bước 1: Chọn 1- 2 lá nha đam đem rửa sạch và gọt bỏ phần vỏ xanh.

Bước 2: Sau đó, loại bỏ lớp nhựa bên ngoài bằng nước sạch rồi thái thành miếng nhỏ, đem xay nhuyễn.

Bước 3: Rửa sạch vùng da bị viêm lỗ chân lông bằng nước ấm rồi thoa đều dung dịch nha đam lên.

Bước 4: Sau khoảng 15 -20 phút, rửa lại vùng da bằng nước sạch.

  • Cách trị viêm nang lông bằng trà xanh

Trà xanh có chứa chất oxy hóa giúp làm sạch và loại bỏ vi khuẩn hiệu quả. Sử dụng lá trà xanh còn giúp giảm tình trạng thâm vùng da dưới cánh tay, điều tiết mùi mồ hôi.

Cách thực hiện:

Bước 1: Lấy một nắm trà xanh rửa sạch, bỏ vào nồi nước đun sôi và để nguội.

Bước 2: Sử dụng khăn tắm nhúng vào nước trà xanh, rửa vùng da bị viêm lỗ chân lông.

Bước 3: Rửa sạch bằng nước sạch và lau khô vùng da.

Lưu ý lau nhẹ nhàng, tránh làm vỡ mụn nhọt lây lan sang vùng da khác.

Cách trị viêm nang lông bằng trà xanh

Cách trị viêm nang lông bằng trà xanh

Sử dụng nước cốt chanh và mật ong

Mật ong có tác dụng chống viêm, chống lão hóa còn chanh giúp tẩy tế bào chết, mờ vết thâm nám, làm trắng da. Vì vậy sự kết hợp giữa mật ong và nước cốt chanh sẽ tạo thành hỗn hợp tẩy da chết loại bỏ vi khuẩn hiệu quả.

Cách thực hiện:

Bước 1: Lấy khoảng 5 – 7 giọt nước cốt chanh trộn đều với 5 thìa cafe mật ong và 2 thìa cafe muối.

Bước 2: Sử dụng hỗn hợp thoa đều lên vùng da bị viêm nang lông, massage nhẹ nhàng 15 – 20 phút.

Bước 3: Rửa lại bằng nước sạch và lau khô

Điều trị viêm lỗ chân lông bằng dầu dừa

Thành phần axit lauric trong dầu dừa, có tác dụng kháng viêm, ngăn chặn sự hình thành các nấm trên nang lông. Ngoài ra, vitamin E có trong dầu dừa giúp làm chậm lão hóa và giảm tổn thương do các viêm nang lông gây ra.

Cách thực hiện:

Bước 1: Làm sạch vùng da bằng nước ấm để các nang lông giãn nở.

Bước 2: Sử dụng 2-3 thìa dầu dừa, massage nhẹ nhàng tại vị trí viêm nang lông khoảng 10 – 15 phút.

Bước 3: Làm sạch với nước ấm và lau khô da.

Điều trị viêm lỗ chân lông bằng dầu dừa

Điều trị viêm nang lông bằng dầu dừa

Chữa viêm nang lông bằng nước ép dứa

Trong quả dứa có nhiều chất chống viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn có thể bảo vệ vùng da bị viêm lỗ chân lông.

Cách thực hiện:

Bước 1: Loại bỏ lớp vỏ bên ngoài, thái thành miếng nhỏ, đem xay nhuyễn.

Bước 2: Dùng bông thấm nước ép dứa, thoa đều lên vùng da bị viêm nang lông trong khoảng 15 phút.

Bước 3: Sau đó, làm sạch bằng nước và lau khô

7.6. Chế độ ăn uống khoa học

Cùng với quá trình điều trị, chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp các triệu chứng viêm nang lông được giảm bớt.

Người bị viêm lỗ chân lông không ăn các thực phẩm cay nóng, đồ chiên, đồ ăn nhiều đường, mỡ … Thay vào đó, bạn nên bổ sung nhiều trái cây, rau xanh và uống nhiều nước lọc cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất giúp làn da khỏe mạnh và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trên da.

8. Cách chữa viêm lỗ chân lông tại các cơ sở y tế

Nếu cách điều trị viêm nang lông trên không làm giảm tình trạng bệnh hoặc nặng hơn, bạn nên chọn cách chữa viêm lỗ chân lông tại các cơ sở y tế như: điều trị bằng thuốc, liệu pháp ánh sáng, sử dụng tia Laser…

8.1.  Điều trị viêm lỗ chân lông bằng thuốc

Nếu trường hợp viêm chân lông nặng, các bác sĩ chuyên khoa da liễu sẽ kê cả thuốc bôi kết hợp với thuốc uống cho bạn. Cụ thể:

+ Thuốc bôi Betadine Ointment: Chứa iod có tác dụng tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trên da. Trước khi dùng thuốc, bạn nên rửa sạch vùng da bị viêm nang lông, bôi khoảng 3 lần/ngày.

+ Thuốc bôi Fucidin 15g: Hoạt chất chính là acid fusidic, một chất kháng khuẩn, có tác dụng điều trị viêm lỗ chân lông. Bạn nên bôi khoảng 3-4 lần/ ngày, tùy vào vùng da bị thương dùng lượng vừa đủ.

+ Thuốc bôi Bactroban: Thành phần chính là Mupirocin nồng độ 2%, giúp loại bỏ vi khuẩn gây viêm nhiễm trên da. Bôi trực tiếp lên da với tần suất 3 lần/ngày, sử dụng trong vòng 10 ngày, không tự ý dùng quá dài để tránh bị kháng thuốc.

+ Thuốc bôi Gentrisone: Các thành phần gentamicin sulfate, cetanol, clotrimazole… có trong thuốc bôi có tác dụng chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn và giảm ngứa. Bạn thoa kem lên vùng da bị viêm nang lông với tần suất 2 lần/ngày. Kiên trì sử dụng đều đặn kem bôi, các triệu chứng nhanh chóng thuyên giảm.

+ Thuốc uống Metronidazol: Hoạt chất acyclovir có trong Metronidazol, tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn. Thuốc điều chế dưới dạng viên nén 250mg, 500mg, 1000mg. Tùy thuộc vào tình trạng viêm nang chân lông của bạn bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp.

Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc

8.2. Liệu pháp ánh sáng

Phương pháp sử dụng 2 nguồn ánh sáng sinh học là siêu âm cường độ cao và ánh sáng phổ quang để giảm thời gian điều trị, sớm đạt hiệu quả chữa bệnh. Liệu pháp ánh sáng có thể áp dụng để chữa viêm chân lông toàn thân.

8.3. Điều trị bằng tia Laser

Điều trị viêm lỗ chân lông bằng tia Laser áp dụng cho các trường hợp viêm nang do nhổ và cạo lông không đúng cách. Với liệu pháp sử dụng tia  Laser, bác sĩ sẽ dùng ánh sáng xung (IPL) ở cường độ cao tại vùng da có lỗ chân lông to và xù xì. Mục đích chính của phương pháp là kích thích collagen phát triển, giúp da sáng mịn, hạn chế thâm nám và cải thiện tính thẩm mỹ.

Điều trị bằng tia Laser

Điều trị bằng tia Laser

8.4. Phương pháp tiểu phẫu

Phương pháp tiểu phẫu chỉ áp dụng với những trường hợp có kích thước nốt mụn quá lớn nhằm loại bỏ mủ và hạn chế ngứa rát, giúp cho quá trình hồi phục có hiệu quả tốt hơn.

Bạn tuyệt đối không được tự ý chích, nặn mủ tại nhà làm cho tình trạng viêm nang lông nặng hơn.

9.  Khi nào cần gặp bác sĩ để điều trị viêm lỗ chân lông

Về cơ bản thì viêm lỗ nang lông có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, khi vùng da bị viêm sưng, nóng, đỏ, đau hoặc lan rộng sang các vị trí khác thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và có phác đồ điều trị bệnh phù hợp.

Khi nào cần gặp bác sĩ để điều trị viêm lỗ chân lông

Khi nào cần gặp bác sĩ để điều trị viêm chân lông

Viêm lỗ chân lông nếu không được chữa trị đúng cách có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn và gây tổn thương da. Vì thế, bạn hãy tham khảo bài chia sẻ trên để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng viêm lỗ chân lông, sớm lấy lại làn da mịn màng, trắng khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Viêm lỗ chân lông