31/05/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Răng hô nặng không phải là tình trạng hiếm gặp. Hô nặng sẽ gây ra nhiều hệ lụy tới phát âm, sức khỏe… Do đó, bạn cần đến nha khoa để chỉnh khớp cắn càng sớm càng tốt. Ở bài viết sau, Tiến sĩ – Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm tại Nha Khoa Paris sẽ chia sẻ chi tiết những vấn đề liên quan đến hô nặng như cách nhận biết, nguyên nhân, khắc phục…
Răng hô nặng hay còn gọi là răng vẩu nặng, đây là một trường hợp của lệch khớp cắn trong nha khoa. Răng bị hô nghiêm trọng có thể do cấu trúc hàm trên đưa ra nhiều so với hàm dưới. Tình trạng trên dễ dàng nhận biết bằng mắt thường thông qua những dấu hiệu sau:
– Khi nhìn theo góc nghiêng, hàm của người bị hô nặng sẽ đưa hẳn ra bên ngoài so với bình thường.
– Môi nhô chéo ra ngoài.
– Răng mọc nghiêng, có xu hướng đưa ra phía trước thay vì mọc thẳng đứng.
– Xương hàm trên phát triển nhô ra bên ngoài nhiều so với hàm dưới.
– Cằm bị tụt vào phía trong.
– Môi không thể tự khép kín khi miệng ở trạng thái thư giãn.
– Luôn thấy răng lộ ra bên ngoài.
– Răng ở hàm trên bị nhô ra khỏi khuôn môi.
Theo Tiến sĩ – Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm, răng bị hô nặng chủ yếu do gen di truyền, mọc thiếu, thừa răng, hàm phát triển sai lệch, thói quen xấu từ lúc nhỏ hoặc bệnh lý ở vùng xương hàm (1).
– Gen di truyền: Nếu ông bà hay cha mẹ của bạn có hàm răng hô, rất có thể bạn sẽ được di truyền đặc điểm này ngay từ khi sinh ra.
– Mọc thiếu hoặc thừa răng: Việc mọc thiếu hoặc thừa răng có thể khiến các răng mọc chen chúc với nhau, dẫn đến tình trạng xô lệch, chìa ra ngoài và gây hô.
– Hàm phát triển sai lệch: Nếu cấu trúc khuôn mặt phát triển không hài hòa có thể khiến bạn bị hô, vẩu. Đặc biệt, khi phần xương bên trên hóp lại, xương hàm phía dưới nhô ra cũng sẽ dẫn tới tình trạng hô nghiêm trọng.
– Thói quen xấu lúc nhỏ: Nếu đến năm 3, 4 tuổi vẫn duy trì những thói quen như mút tay, mút ti giả,… hàm răng có thể bị ảnh hưởng và gây hô nặng khi trưởng thành.
– Bệnh lý vùng xương hàm: Khối u nang, u ác trong miệng, góc hàm hay tại vị trí bất kỳ trên xương hàm đều có thể khiến bạn bị hô nặng.
Dưới đây là một số hình ảnh răng hô, vẩu nặng mà bạn có thể tham khảo:
Dù hô nặng hay hô nhẹ, tình trạng này cũng khiến khuôn mặt, sức khỏe và tâm lý của bạn bị ảnh hưởng:
– Gây tự ti khi giao tiếp.
– Gặp cản trở về mặt tâm lý.
– Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm nướu, viêm nha chu, tụt lợi, đau dạ dày,…
– Hô, vẩu, lệch khớp cắn gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai (2).
– Ảnh hưởng đến việc phát âm, thậm chí nói không rõ ràng.
Các biện pháp khắc phục tình trạng răng hô nặng được đánh giá cao là niềng răng và phẫu thuật xương hàm. Tùy vào nguyên nhân thực tế, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp dành cho bạn.
Niềng răng là phương pháp điều trị hô nặng đem lại hiệu quả cao trong trường hợp nguyên nhân hô là do răng. Đây là kỹ thuật phổ biến trong nha khoa, bác sĩ sẽ sử dụng lực kéo của mắc cài, dây cung, khay niềng,… để điều chỉnh và đưa răng hô về đúng vị trí (3).
Thời gian niềng răng ở mỗi người có sự khác biệt. Tùy vào tình trạng hô của mỗi người mà thời gian niềng có thể bị kéo dài hoặc rút ngắn.
Phẫu thuật xương hàm là biện pháp can thiệp bắt buộc với những người bị hô nặng do cấu trúc xương hàm. Với trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bớt hàm, từ đó đưa răng về đúng vị trí.
Chỉ những ai trên 18 tuổi và có sức khỏe ổn định mới được xem xét thực hiện phương pháp này. Ngoài ra, phẫu thuật xương hàm đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn tốt và tay nghề giỏi. Chính vì vậy, bạn cần tìm hiểu cẩn thận để lựa chọn được địa chỉ phẫu thuật xương hàm uy tín, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Để chữa răng hô, nhiều người đã áp dụng những biện pháp tại nhà như dùng tay đẩy răng và dùng lưỡi kéo răng. Những cách trên chỉ phù hợp với trẻ từ 6 – 12 tuổi, khi xương hàm và răng chưa phát triển toàn diện.
Phương pháp này phù hợp nhất với trẻ em mới thay răng trong trường hợp răng mọc sai vị trí và bị vểnh ra bên ngoài.
Cách thực hiện:
– Bước 1: Dùng ngón trỏ và ngón cái đặt song song bên ngoài hàm răng.
– Bước 2: Dùng lực vừa phải đẩy răng vào phía trong.
Lưu ý:
– Kiên trì thực hiện động tác trên 15 phút mỗi ngày để nhận thấy sự thay đổi.
– Phương pháp chỉ áp dụng với trẻ em dưới 12 tuổi. Bởi vì lúc này, xương hàm chưa phát triển ổn định nên dễ tác động hơn.
– Dùng lực vừa phải, tránh tổn thương quai hàm gây ra đau buốt.
Phương pháp dùng lưỡi để kéo răng khá đơn giản. Tuy nhiên do lực của lưỡi nhỏ nên bạn cần kiên trì thực hiện hàng ngày.
Cách thực hiện:
– Bước 1: Dùng lưỡi bao trọn lấy toàn bộ hàm răng.
– Bước 2: Dùng lực kéo răng lùi vào phía trong lưỡi.
Lưu ý:
– Khi đẩy lưỡi nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương lưỡi.
– Chỉ phù hợp cho trẻ dưới 12 tuổi.
Để quá trình điều trị tình trạng răng hô nghiêm trọng diễn ra an toàn, hiệu, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Đi thăm khám sớm để kịp thời khắc phục tình trạng răng hô, vẩu.
– Không tự ý mài răng, gắn kẹp hay niềng răng mà chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
– Lựa chọn nha khoa uy tín.
– Chú ý vệ sinh và chăm sóc răng miệng đều đặn và sạch sẽ.
– Kết hợp đánh răng với sử dụng máy tăm nước, chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng.
– Bổ sung vitamin C để phục hồi nhanh hơn.
– Hạn chế tiêu thụ đồ ngọt, chất kích thích.
– Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.
– Theo dõi tình trạng răng miệng thường xuyên sau khi điều trị.
– Tái khám đúng lịch.
Dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan đến răng hô nặng mà nhiều người quan tâm.
Hô nặng do răng vẫn có thể tiến hành niềng răng được. Trong quá trình niềng, mắc cài, dây cung… hoặc khay trong sẽ tác động lực siết lên răng. Các răng hô, mọc lệch sẽ dần dịch chuyển về vị trí chuẩn trên cung hàm. Khi răng mọc thẳng, đúng vị trí, tình trạng răng hô nặng cũng sẽ được khắc phục.
Chỉ khi hô nặng do cấu trúc xương hàm thì niềng răng mới không có hiệu quả và bạn cần tiến hành phẫu thuật. Bởi đeo niềng chỉ làm thay đổi vị trí của răng chứ không hề tác động tới cấu trúc xương.
Thời gian niềng răng hô nặng có thể lên đến 18 – 30 tháng trong khi quá trình niềng răng trung bình là từ 12 – 24 tháng. Ngoài ra, nếu trong quá trình niềng răng phát sinh một vài biến cố làm gián đoạn siết chỉnh răng, thời gian niềng sẽ kéo dài hơn nữa.
Bọc răng sứ không thể làm hết hô nặng. Bởi với hô nặng, bác sĩ cần mài rất nhiều răng thật. Cấu trúc răng bị xâm lấn quá sâu sẽ khiến cho răng bị yếu đi, giảm tuổi thọ. Do đó, bác sĩ nha khoa không chỉ định bọc sứ để điều trị răng hô nặng.
Răng hô nặng không thể tự khắc phục mà cần có sự can thiệp của bác sĩ nha khoa. Các biện pháp tại nhà như dùng tay, lưỡi… gần như không có tác dụng do lực tác động rất nhỏ và không liên tục. Nếu có, hiệu quả cũng không đáng kể nên bạn cần đến nha khoa để bác sĩ tư vấn biện pháp nha khoa chuyên sâu, giúp khắc phục triệt để răng vẩu nặng.
Răng hô nặng chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều tới việc ăn nhai và nói chuyện (4). Bởi hai hoạt động trên đều chịu tác động lớn bởi các răng trên cung hàm.
Âm sắc của giọng nói bị chi phối nhiều bởi răng. Khi bị hô nặng, răng ở hàm trên và dưới không có sự tương quan với nhau, dẫn tới nói lắp, nói ngọng hoặc không rõ ràng.
Răng trên và dưới không khớp với nhau cũng khiến cho lực nhai bị yếu. Điều đó gây nhiều khó khăn khi cắn xé, nghiền nát thức ăn.
Răng hô nặng có thể là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh về đường tiêu hóa, bệnh răng miệng và rối loạn khớp thái dương hàm.
– Bệnh về đường tiêu hóa: Chức năng ăn nhai kém khiến cho thức ăn khó được nghiền nát trước khi đi xuống hệ tiêu hóa. Tình trạng trên sẽ gây ra cảm giác đầy bụng, khó tiêu và tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày, viêm đại tràng…
– Bệnh răng miệng: Hô nặng chắc chắn sẽ khiến cho quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày gặp nhiều khó khăn. Mảng bám, cặn thức ăn không được làm sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển và gây ra các bệnh lý như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu hay viêm tủy răng.
– Rối loạn khớp thái dương hàm: Hàm răng hô, mọc lệch lạc tạo nhiều áp lực lên vùng thái dương. Nếu không xử lý sớm, bạn sẽ có nguy cơ bị rối loạn khớp thái dương hàm hàm với các triệu chứng như đau nhức, đau nửa đầu, khó khăn khi mở miệng.
Tình trạng răng hô nặng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sự tự tin của bạn mà lâu dài còn gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng và đường tiêu hóa. Chính vì thế, khi phát hiện có dấu hiệu bị hô, bạn nên đến Nha Khoa Paris sớm để được tư vấn phương án điều trị thích hợp nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×