Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bật mí 10 cách chữa hôi miệng tận gốc mà bạn không thể bỏ qua

Hôi miệng là nguyên nhân khiến nhiều người tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Ở bài viết sau, chúng tôi sẽ chia sẻ những cách chữa hôi miệng tận gốc an toàn và hiệu quả nhất. Nếu bạn không chữa trị sớm, hôi miệng sẽ chuyển sang dạng mãn tính và rất khó có thể loại bỏ hoàn toàn.

1. Các cách chữa hôi miệng tận gốc an toàn tại nhà

Để khắc phục tình trạng hơi thở có mùi hôi ngay tại nhà, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau: dùng nước muối, cam thảo, đinh hương, húng chanh, kết hợp chanh với muối, mật ong, gừng tươi, dầu dừa, baking soda hoặc thuốc đặc trị hôi miệng.

1.1. Nước muối trị hôi miệng

Phần lớn các trường hợp hôi miệng đều xảy ra do sự tồn tại của vi khuẩn gây hại ở khoang miệng. Trong khi đó, muối lại có đặc tính sát khuẩn cao. Các thành phần trong muối khi tiếp xúc với tế bào của vi khuẩn sẽ làm cho nồng độ muối trong vi khuẩn tăng cao và đẩy nước ra bên ngoài. Khi bị mất nước quá nhiều, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ bị bất hoạt và biến mất.

Do đó, nếu bạn sử dụng nước muối đúng cách, tình trạng hôi miệng sẽ dần dần được loại bỏ. Không chỉ vậy, nước muối còn giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng, ngăn chặn được nhiều bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy răng, viêm nha chu…

Bạn có thể sử dụng trực tiếp nước muối sinh lý mua tại cửa hiệu thuốc hoặc tự pha tại nhà. Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, bạn nên súc miệng với nước muối 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 30 – 60 giây. Bạn không nên ngậm nước muối quá lâu vì có thể gây tổn thương tới niêm mạc miệng.

Cách chữa hôi miệng tận gốc bằng nước muối

Chữa hôi miệng bằng nước muối an toàn và hiệu quả

1.2. Chữa hôi miệng với cam thảo

Trong trường hợp bạn bị hôi miệng do các bệnh lý về hệ tiêu hóa thì có thể sử dụng cam thảo để khắc phục. Trong Đông y, đây là một loại dược liệu quý với nhiều công dụng với sức khỏe. Bởi thành phần của cam thảo có chứa axit glycyrrhizic. Hoạt chất có đặc tính chống viêm mạnh, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn H pylori  – một loại vi khuẩn gây ảnh hưởng xấu đến các cơ quan trong hệ tiêu hóa.

Chỉ cần bạn sử dụng cam thảo đúng cách, các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa sẽ dần dần được cải thiện. Nhờ vậy, tình trạng hôi miệng cũng bị đẩy lùi.

Cách thực hiện:

– Tán nhuyễn khoảng 50g cam thảo, quế tâm, tế tân và quất bì.

– Hòa các nguyên liệu vừa tán nhuyễn với táo nhục và mật ong rồi nặn thành viên, mỗi viên khoảng 4g.

– Cho viên thuốc vào lọ để bảo quản, mỗi ngày chỉ sử dụng từ 1 – 2 viên.

1.3. Dùng đinh hương

Sử dụng đinh hương cũng là một biện pháp giúp loại bỏ mùi hôi miệng mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Trong đinh hương có chứa một lượng lớn eugenol với đặc tính sát khuẩn và chống viêm nhiễm hiệu quả. Khi vi khuẩn gây hại trong khoang miệng đã được loại bỏ, mùi hôi trong hơi thở cũng sẽ biến mất.

Cách thực hiện:

– Ngâm một vài mẩu đinh hương trong khoang miệng để chúng mềm ra.

– Ngậm đinh hương trong miệng vài lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 1 – 1,5 phút.

– Súc miệng với nước sạch để loại bỏ tất cả cặn đinh hương ra khỏi khoang miệng.

Đinh hương có chứa chất sát khuẩn và chống viêm

Đinh hương chứa hoạt chất có đặc tính sát khuẩn và chống viêm nhiễm

1.4. Cách chữa hôi miệng tận gốc bằng húng chanh

Húng chanh cũng là một nguyên liệu tự nhiên được rất nhiều người sử dụng để trị hôi miệng và nhận được kết quả tích cực. Bởi trong bảng thành phần của lá húng chanh có chứa thành phần carvacrol và codein. Cả hai hoạt chất trên đều có tính kháng khuẩn tốt. Đặc biệt, lá húng chanh còn có mùi thơm đặc trưng, giúp khử mùi hôi miệng nhanh chóng.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị một nắm lá húng chanh khô.

– Sắc lá húng chanh với nước.

– Dùng nước lá húng chanh vừa sắc để ngậm và súc miệng khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày.

1.5. Kết hợp chanh và muối trị hôi miệng

Kết hợp chanh và muối cũng là một bí quyết để đánh bay mùi hôi miệng rất hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, muối có đặc tính sát khuẩn cao. Trong khi đó, thành phần axit ascorbic trong quả chanh cũng có công dụng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây hại ở khoang miệng, bao gồm cả vi khuẩn kỵ khí – tác nhân chính gây hôi miệng.

Chanh còn có một mùi thơm đặc trưng, có thể khử mùi hôi trong khoang miệng. Chính vì vậy, khi kết hợp chanh và muối lại với nhau, tình trạng hơi thở có mùi hôi sẽ nhanh chóng biến mất.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị quả chanh tươi để vắt lấy nước cốt.

– Cho khoảng 100ml nước tinh khiết vào nước cốt chanh.

– Cho một thìa muối nhỏ vào trong hỗn hợp nước cốt chanh và khuấy đều.

– Dùng nước cốt chanh muối để súc miệng trong khoảng 30 – 60 giây.

1.6. Mẹo chữa hôi miệng với mật ong

Bên cạnh những mẹo mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, bạn cũng có thể sử dụng mật ong để trị hôi miệng ngay tại nhà. Bởi các loại axit amin và vitamin trong mật ong có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn trong khoang miệng và tạo môi trường cho các lợi khuẩn phát triển. Đặc biệt, mật ong còn cực kỳ lành tính nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng mà không lo gây ảnh hưởng xấu tới niêm mạc miệng.

Cách thực hiện:

– Lấy mật ong nguyên chất thoa đều lên nướu răng.

– Dùng lưỡi để đẩy mật ong thấm đều khoang miệng nhằm loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây hại.

– Ngậm mật ong trong khoang miệng khoảng 3 – 5 phút rồi súc miệng bằng nước sạch.

Mật ong có thể khắc phục tình trạng hơi thở có mùi

Mật ong có thể khắc phục tình trạng hơi thở có mùi ngay tại nhà

1.7. Cách sử dụng gừng tươi chữa hôi miệng

Gừng cũng làm một nguyên liệu tự nhiên rất có ích trong việc điều trị hôi miệng tại nhà. Nguyên nhân là do trong bảng thành phần của gừng có chứa 6-gingerol.

Hoạt chất trên sẽ kích thích enzyme trong tuyến nước bọt, làm cho mức enzyme sulfhydryl oxidase tăng lên gấp 16 lần. Chúng sẽ phân hủy các hợp chất lưu huỳnh – nguyên nhân chính gây ra mùi hôi trong khoang miệng. Dần dần, mùi hôi trong hơi thở sẽ biến mất hoàn toàn.

Cách thực hiện:

– Lột vỏ gừng và đem đi rửa sạch.

– Thái gừng thành từng lát nhỏ rồi cho vào nước để đun sôi.

– Đun nhỏ lửa trong khoảng 10 phút để tinh chất trong gừng có thể tiết ra hết,

– Dùng nước gừng để súc miệng mỗi ngày vào buổi sáng, tối và sau bữa ăn để làm sạch miệng.

1.8. Dầu dừa trị hôi miệng tại nhà

Dầu dừa là một nguyên liệu có chứa hàm lượng axit lauric rất cao. Đây là một loại hoạt chất có khả năng kiểm soát quá trình sinh sôi của vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Nhờ vậy, dầu dừa cũng có thể ức chế mùi hôi trong khoang miệng cực kỳ hiệu quả.

Cách thực hiện:

– Lấy một muỗng canh dầu dừa đi đun ấm.

– Ngậm và dùng lưỡi để đẩy dầu dừa ra khắp khoang miệng.

– Nhổ bỏ dầu dừa sau khoảng 5 – 10 phút rồi súc miệng bằng nước sạch.

Trị hôi miệng với dầu dừa

Trị hôi miệng với dầu dừa

1.9. Cách chữa hôi miệng tận gốc với baking soda

Baking soda cũng là một nguyên liệu mà bạn có thể áp dụng để làm sạch và loại bỏ mùi hôi ở khoang miệng. Bởi baking soda có đặc tính diệt khuẩn và khử trùng mạnh mẽ. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên lạm dụng bởi chúng có thể làm mòn men răng, khiến cho răng bị suy yếu và dễ nứt, vỡ.

Cách thực hiện:

– Lấy một thìa baking soda pha với 500mk nước ấm và khuấy đều.

– Chải răng sạch sẽ với bàn chải mềm cùng kem đánh răng chuyên dụng.

– Dùng hỗn hợp baking soda vừa pha để súc miệng khoảng 5 phút.

– Làm sạch miệng bằng nước sạch để loại bỏ toàn bộ baking soda ra khỏi miệng.

1.10. Dùng thuốc đặc trị hôi miệng

Ngoài cách sử dụng nguyên liệu tự nhiên, bạn cũng có thể dùng các loại thuốc đặc trị hôi miệng để cải thiện tình trạng hơi thở có mùi và tự tin hơn khi giao tiếp. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến gồm có: Breath Pearls, Detoxic và Bactefort

– Thuốc Breath Pearls: Thuốc được nhập khẩu trực tiếp từ Úc với hai thành phần chính là tinh dầu bạc hà và tinh dầu hạt mùi tây. Thuốc sẽ tiết chế hoạt động của vi khuẩn gây hại, giúp ngăn ngừa mùi hôi miệng hiệu quả. Breath Pearls được điều chế ở dạng viên uống. Mỗi ngày, bạn nên dùng từ 1 – 3 viên để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

– Thuốc Detoxic: Đây là một loại thuốc đặc trị hôi miệng có nguồn gốc từ Nga. Thành phần của thuốc là 100% thảo mộc tự nhiên, giúp loại bỏ nấm và vi khuẩn ký sinh trong miệng. Mỗi ngày, bạn nên  uống thuốc 2 lần vào sáng và tối sau khi ăn được khoảng 30 phút, mỗi lần uống 1 viên.

– Thuốc Bactefort: Bactefort cũng là một loại thuốc được nghiên cứu và điều chế trực tiếp tại Nga. Thuốc được chiết xuất trực tiếp từ lá bạch dương, đinh hương, lá bạc hà,, mướp đắng… với công dụng tiêu diệt vi khuẩn trong miệng và loại bỏ mùi hôi hiệu quả. Bạn nên uống thuốc mỗi ngày 2 lần sau khi ăn 30 phút.

Thuốc đặc trị hôi miệng Breath Pearls

Thuốc đặc trị hôi miệng Breath Pearls

2. Biện pháp ngăn ngừa hôi miệng

Để ngăn ngừa tình trạng hôi miệng xảy ra, bạn nên lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

– Súc miệng bằng nước sạch sau mỗi bữa ăn để loại bỏ bớt mảng bám và cặn thức ăn thừa còn sót lại trong quá trình ăn nhai.

– Chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ngày bằng bàn chải mềm cùng kem đánh răng chuyên dụng.

– Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước hàng ngày để làm sạch tất cả các kẽ răng.

– Súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.

– Tới cơ sở nha khoa uy tín để làm sạch cao răng và kiểm tra sức khỏe răng, nướu tổng quát định kỳ 2 lần mỗi năm.

– Điều trị sớm các bệnh lý răng miệng ngay khi phát hiện các dấu hiệu như sưng tấy, đau nhức răng…

– Chữa trị các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày… theo đúng phác đồ của bác sĩ.

– Hạn chế các loại thực phẩm nặng mùi như mắm tôm, hành, tỏi…

– Không hút thuốc lá bởi các chất độc hại trong thuốc không chỉ là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng mà còn gây hại tới răng và nướu.

Với các cách chữa hôi miệng tận gốc mà Nha Khoa Paris đã chia sẻ ở trong phần trên, mong rằng các bạn đã có lựa chọn phù hợp. Chỉ cần bạn thực hiện đúng cách và kiên trì áp dụng trong khoảng thời gian dài, tình trạng hơi thở có mùi sẽ nhanh chóng biến mất hoàn toàn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề cách trị hôi miệng
Trám răng có bị hôi miệng không? Nha khoa paris

Trám răng có bị hôi miệng không? Nha khoa paris

Sau khi trám răng bị hôi miệng không phải là trường hợp hiếm gặp . Vậy trám răng có bị hôi miệng không hay do nguyên nhân nào khác? Có

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Dán răng sứ có bị hôi miệng không: Bác sĩ nha khoa giải đáp

Dán răng sứ có bị hôi miệng không: Bác sĩ nha khoa giải đáp

Dán sứ veneer không gây ra tình trạng hôi miệng và không phải là nguyên nhân chính dẫn đến hơi thở có mùi. Vậy nên, đối với câu hỏi dán

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Top 10 Thuốc Trị Hôi Miệng Phổ Biến và Hiệu Quả tới 90%

Top 10 Thuốc Trị Hôi Miệng Phổ Biến và Hiệu Quả tới 90%

Dùng thuốc trị hôi miệng là phương pháp được nhiều người lựa chọn để mùi hôi ở hơi thở nhanh chóng được cải thiện và có thể tự tin hơn

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Trẻ em bị hôi miệng: Nguyên nhân do đâu và cách phòng ngừa

Trẻ em bị hôi miệng: Nguyên nhân do đâu và cách phòng ngừa

Tình trạng trẻ em bị hôi miệng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Với người không có kiến thức chuyên môn sẽ rất khó để xác định

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Hôi miệng ký sinh trùng – Các triệu trứng thường gặp

Hôi miệng ký sinh trùng – Các triệu trứng thường gặp

Hơi thở có mùi hôi ngay cả sau khi bạn vừa vệ sinh răng miệng, mùi hôi đeo đẳng theo bạn tới nơi làm việc nơi học tập thì rất có thể

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Niềng răng bị hôi miêng – Nguyên nhân và cách khắc phục

Niềng răng bị hôi miêng – Nguyên nhân và cách khắc phục

Nếu bạn đang niềng răng và gặp phải tình trạng hôi miệng, hãy yên tâm vì bộ niềng răng không phải là nguyên nhân gây ra vấn đề này.

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh