Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Các bệnh răng miệng người già thường gặp và cách chữa trị

Người cao tuổi là nhóm đối tượng rất dễ mắc phải bệnh lý về răng miệng. Các bệnh răng miệng người già thường gặp có thể kể đến như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… Những bệnh trên cần phải được chữa trị sớm và đúng cách để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

1. Các bệnh răng miệng người già thường gặp nhất

Người cao tuổi thường gặp phải những bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, loạn năng thái dương hàm, mòn men răng, nhiệt miệng, khô miệng, rối loạn chức năng ở vùng miệng, ung thư miệng, viêm tủy răng và u men xương hàm. Nếu không được chữa trị sớm, bệnh sẽ ngày càng chuyển nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

1.1. Bệnh răng miệng người già – Sâu răng

Tỷ lệ người cao tuổi mắc sâu răng ở Việt Nam luôn ở mức cao nhất trong các nhóm tuổi, lên đến gần 90%. Đây là một bệnh về nhiễm khuẩn răng miệng, vi khuẩn tấn công vào cấu trúc răng và gây ra những tổn thương ở mô cứng. Nguyên nhân gây bệnh là do các vi khuẩn tạo axit gây ra, bao gồm Streptococcus Mutans, Lactobacillus và các loại Actinomyces.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý:

– Răng bị đau nhức dữ dội, đặc biệt là trong quá trình ăn nhai và ban đêm.

– Răng trở nên nhạy cảm hơn trước, dễ bị ê buốt khi tiếp xúc với thực phẩm nóng, lạnh.

– Bề mặt thân răng có những mảng bám màu đen, nâu và có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường.

– Trên thân răng xuất hiện những lỗ hổng.

– Hôi miệng.

Phương án điều trị: Để chữa triệt để bệnh sâu răng, đầu tiên bác sĩ cần loại bỏ hết ổ sâu, sau đó tiến hành tái kháng bằng Florua, hàn trám hoặc bọc sứ. Riêng với trường hợp sâu răng ở mức độ quá nặng, bác sĩ sẽ nhổ bỏ để tránh viêm nhiễm lan rộng.

Sâu răng - Các bệnh răng miệng người già thường gặp

Bệnh sâu răng

1.2. Viêm nướu

Viêm nướu cũng là một trong các bệnh răng miệng người già thường gặp. Đây là tình trạng các mô mềm ở xung quanh răng bị vi khuẩn tấn công và viêm nhiễm. Nếu như được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh viêm nướu ở người cao tuổi có thể khỏi hẳn. Tuy nhiên, trong trường hợp không chữa trị, viêm nhiễm sẽ tiếp tục lan rộng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý:

– Các mô nướu quanh răng chuyển sang màu đỏ thẫm và sưng tấy.

– Dễ chảy máu chân răng khi chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa.

– Nướu bị tụt xuống, làm lộ chân răng phía dưới.

– Răng nhạy cảm.

– Xuất hiện ổ mủ ở mô nướu.

Phương án điều trị: Nếu bệnh lý nhẹ, bác sĩ sẽ lấy cao răng và kê một số loại thuốc như Minocycline, Amoxicillin… để triệu chứng nhanh thuyên giảm. Trong trường hợp đã xảy ra tình trạng tụt nướu, bác sĩ cần phải tiến hành ghép vạt lợi

1.3. Viêm nha chu

Viêm nướu không được chữa trị sớm sẽ dần chuyển sang viêm nha chu. Đây là tình trạng viêm nhiễm ở các tổ chức quanh răng bao gồm nướu, dây chằng nha chu, xương ổ răng… Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc nâng đỡ của răng, làm cho răng dần mất liên kết với xương hàm và bị lung lay.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý:

– Có cảm giác mềm khi chạm vào nướu.

– Sưng tấy và chảy máu ở nướu.

– Chân răng bị lộ nhiều.

– Răng lung lay, không còn bám chắc trong xương hàm.

– Đau nhức răng, nướu dữ dội

Phương án điều trị: Tùy thuộc vào mức độ của viêm nha chu, bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị tốt nhất.

– Viêm nha chu nhẹ: Bác sĩ cạo vôi răng, làm sạch ổ mủ, đồng thời kê đơn thuốc kháng sinh để giảm đau nhức và ngăn ngừa nhiễm trùng.

– Viêm nha chu nặng: Bác sĩ phẫu thuật loại bỏ túi nha chu, tái tạo một phần xương và mô mềm. Tuy nhiên, nếu như viêm nhiễm quá nặng, bác sĩ sẽ nhổ răng vĩnh viễn.

Viêm nha chu

Viêm nha chu là một trong các bệnh răng miệng người già thường gặp

1.4. Loạn năng khớp thái dương hàm

Loạn năng khớp thái dương hàm là một chứng bệnh xảy ra ở cơ nhai và khớp thái dương. Ban đầu, bệnh lý thường không có triệu chứng rõ ràng, những cơn đau cũng chỉ xuất hiện thoáng qua rồi khỏi nên nhiều người chủ quan. Do đó, bệnh sẽ tiếp tục tiến triển nặng, khó điều trị và gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý:

– Đau nhức ở vùng góc hàm và dưới hàm.

– Cơn đau có thể kéo đến vùng trước tai hoặc trong tai.

– Đau mỏi cơ hàm khi há miệng, siết chặt hai hàm.

– Có tiếng kêu lục cục khi cử động hàm.

– Há miệng khó khăn do cứng khớp hàm.

Phương án điều trị: Phương pháp phổ biến được áp dụng để điều trị loạn năng khớp thái dương hàm là nội khoa kết hợp với các bài tập trị liệu. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau… nhằm cải thiện triệu chứng.

1.5. Mòn men răng

Mòn răng là tình trạng một phần men răng bị mài mòn, không còn khả năng bảo vệ tốt cho răng. Một khi men răng đã mất đi thì sẽ không thể khôi phục lại như lúc ban đầu nên chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý:

– Răng tăng mức độ nhạy cảm với nhiệt độ.

– Răng dần ngả sang màu vàng do bị lộ lớp ngà răng bên trong.

– Bề mặt men răng có những vết lỗ chỗ, sứt, mẻ.

Phương án điều trị: Nếu như răng chỉ bị mòn nhẹ, bác sĩ sẽ tái khoáng bằng liệu pháp Florua hoặc trám răng. Trong trường hợp răng bị mòn nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ thẩm mỹ.

1.6. Bệnh răng miệng người già – Nhiệt miệng

Nhiệt miệng là tình trạng niêm mạc miệng bị tổn thương dẫn đến hình thành các vết loét. Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe của người cao tuổi nhưng các vết loét miệng chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khi ăn uống.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý:

– Niêm mạc miệng xuất hiện những vết loét có màu trắng hoặc vàng và có viền đỏ.

– Đau rát, nhất là khi ăn nhai thực phẩm.

– Sốt, nổi hạch ở ổ khi các viêm loét trở nặng.

– Đau đầu.

Phương án điều trị: Trên thực tế, những vết loét miệng thường tự lành sau khoảng 7 – 10 ngày và không để lại sẹo. Tuy nhiên, để bệnh nhanh hồi phục, người cao tuổi cũng có thể sử dụng các loại miếng dán như Taisho Quick Care, Oral…

Nhiệt miệng - Các bệnh răng miệng người già thường gặp

Nhiệt miệng

1.7. Khô miệng

Khô miệng cũng là một vấn đề mà rất nhiều người già gặp phải do giảm tiết nước bọt. So với người trẻ, người cao tuổi dễ bị khô miệng hơn do cơ thể đã bị lão hóa và suy giảm chức năng của tuyến nước bọt.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý:

– Niêm mạc miệng bị khô, gây khó chịu.

– Mất vị giác, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn nhai hàng ngày.

– Khó khăn khi dùng hàm giả.

– Môi dễ bị nứt và chảy máu.

– Hôi miệng

Phương pháp điều trị: Biện pháp khắc phục khô miệng là uống đủ nước, nhấm nháp nước thường xuyên để giữ miệng đủ ẩm. Đối với trường hợp nặng, bác sĩ sẽ kê thuốc Pilocarpin hoặc Cevimeline để kích thích tuyến nước bọt.

1.8. Rối loạn chức năng ở vùng miệng

Những người cao tuổi cũng có nguy cơ cao bị rối loạn phản xạ nuốt, vận động cơ miệng và suy giảm vị giác. Ngay cả khi vẫn còn đầy đủ các răng trên cung hàm, khả năng nhai và nuốt vẫn kém hiệu quả. Bên cạnh đó, do suy giảm vị giác nên người cao tuổi không còn cảm giác ngon miệng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý:

– Cử động cơ hàm khó khăn.

– Chán ăn do không cảm nhận được mùi vị của thực phẩm.

– Cảm giác mệt mỏi do cơ thể không được cung cấp đủ chất.

Phương án điều trị: Rối loạn phản xạ nuốt, cơ miệng thường là biến chứng của đột quỵ. Biện pháp khắc phục là các bài tập vận động lưỡi, tập đẩy hàm… Đối với mất vị giác, bác sĩ sẽ sử dụng một số loại men vi sinh để tăng cường lợi khuẩn ở đường ruột và khoang miệng. Khi sức khỏe răng miệng và lưỡi được cải thiện, chứng mất vị giác cũng dần giảm bớt.

1.9. Ung thư miệng

Ung thư miệng là một bệnh lý ác tính, có thể tồn tại ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng nhưng phổ biến nhất là lưỡi. Bệnh xảy ra bởi sự phát triển của các tế bào niêm mạc miệng. So với các bệnh răng miệng khác, ung thư miệng rất nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, lên đến 53%.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý:

– Đau nhức dữ dội ở trong miệng, thậm chí còn lan sang cả các bộ phận xung quanh.

– Màu sắc của niêm mạc miệng bị thay đổi.

– Cổ nổi hạch to.

– Khó vận động cơ hàm.

– Các vết loét ở niêm mạc miệng lâu khỏi.

– Vận động lưỡi kém gây khó khăn khi ăn nhai, trò chuyện.

– Niêm mạc miệng bị chảy máu ngay cả khi chỉ tác động nhẹ.

Phương án điều trị:

– Phẫu thuật: Nếu khối u chưa di căn sang những bộ phận khác thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ khối u.

– Xạ trị: Phương pháp xạ trị được áp dụng khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.

– Hóa trị: Hóa trị được tiến hành khi khối u có kích thước lớn, phát triển nhanh nhằm giảm thể tích của khối u. Sau đó, bác sĩ sẽ phẫu thuật để cắt bỏ khối u còn lại.

Ung thư miệng

Ung thư miệng

1.10. Viêm tủy răng

Viêm tủy răng cũng là một cái tên không thể thiếu trong danh sách các bệnh răng miệng người già thường gặp. Đây là tình trạng vùng tủy của răng và các mô bao quanh bị viêm nhiễm. Nguyên nhân chính là do vi khuẩn gây hại trong khoang miệng xâm nhập vào tủy răng thông qua lỗ sâu và cuống răng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý:

– Cơn đau nhức răng dữ dội và kéo dài trong nhiều ngày.

– Thân răng đổi màu, gây mất thẩm mỹ.

– Răng nhạy cảm.

– Sốt.

– Hôi miệng, đắng miệng.

– Sưng hạch bạch huyết.

– Răng bị lung lay.

Phương án điều trị: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy tủy răng để bảo tồn răng thật tối đa và tránh gây ảnh hưởng xấu tới các bộ phận khác.

1.11. U men xương hàm

Đây là một thuật ngữ trong nha khoa được sử dụng để chỉ những khối u xuất hiện trong xương hàm. Mặc dù là khối u lành tính nhưng chúng vẫn sẽ phát triển về kích thước, gây sưng to và biến dạng mặt. Thậm chí, nếu như không được chữa trị sớm, u men còn có thể chuyển sang thể ác tính, di căn vào máu và gây nguy hiểm tới tính mạng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý:

– Đau nhức dai dẳng, ảnh hưởng đến sinh hoạt.

– Xương hàm bị sưng phồng khiến cho mặt bị biến dạng.

– Nướu sưng đỏ.

– Đau nhức răng.

– Miệng có mùi hôi.

– Răng lung lay.

– Mất cảm giác ở môi, lưỡi.

Phương án điều trị: Để điều trị u men xương hàm, bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ khối u. Nếu khối u có kích thước lớn, phá hủy nhiều xương, bác sĩ cần cắt khối u cùng một đoạn xương hàm và tiến hành ghép xương.

U men xương hàm

U men xương hàm

2. Tại sao người cao tuổi dễ mắc bệnh răng miệng

Nguyên nhân chính khiến người cao tuổi dễ mắc bệnh lý răng miệng là lão hóa. Đây là quá trình hoàn toàn tự nhiên của cơ thể. Tuổi càng cao, nguy cơ bị lão hóa răng miệng càng tăng, dẫn đến mòn mặt nhai, răng dễ nứt mẻ, tụt nướu, giảm tiết nước bọt… Chưa kể, khi lão hóa, hệ miễn dịch cũng bị suy giảm đi đáng kể, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây ra bệnh lý răng miệng.

Bên cạnh đó, các bệnh lý răng miệng ở người già còn xảy ra do vệ sinh răng miệng không cẩn thận, chế độ ăn uống, bệnh tiểu đường và sử dụng một số loại thuốc.

– Chế độ ăn uống:

Ở những người cao tuổi, cả răng và nướu đều không còn chắc khỏe như trước nên chức năng ăn nhai sẽ bị suy giảm đi đáng kể, dẫn đến chán ăn. Vậy nên, cơ thể rất dễ bị thiếu đi nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin C, E… và suy giảm hệ miễn dịch. Khi đó, cơ thể rất khó chống lại các tác nhân gây hại trong khoang miệng và dễ mắc nhiều bệnh lý.

– Bệnh tiểu đường:

Đây là một bệnh lý rất phổ biến ở người cao tuổi. Khi bị tiểu đường, hàm lượng đường ở nước bọt sẽ cao hơn so với người bình thường, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và khiến cho các bộ phận trong khoang miệng bị viêm nhiễm.

– Sử dụng một số loại thuốc:

Thuốc giãn cơ, thuốc điều trị huyết áp, thuốc Parkinson… là những nhóm thuốc mà rất nhiều người cao tuổi phải sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong một thời gian dài sẽ làm giảm tiết nước bọt. Môi trường ở khoang miệng không đủ ẩm sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng sinh sôi và gây bệnh.

– Vệ sinh răng miệng:

Thực tế, đa số những người cao tuổi đều không quá chú trọng đến việc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Điều đó khiến cho mảng bám và vôi răng nhanh chóng hình thành. Đây là vị trí lý tưởng để vi khuẩn phát triển và làm tổn thương tới các bộ phận trong khoang miệng.

3. Những lưu ý để phòng ngừa bệnh răng miệng ở người cao tuổi

Người cao tuổi muốn phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến răng miệng cần phải lưu ý những vấn đề dưới đây:

– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để răng, nướu thêm chắc khỏe và nâng cao hệ miễn dịch.

– Súc miệng sau khi ăn để loại bỏ những cặn thức ăn thừa còn sót lại.

– Uống đủ 2 lít nước/ngày để duy trì độ ẩm của khoang miệng.

– Không nên ăn thực phẩm quá cứng, nóng hoặc quá lạnh.

– Hạn chế ăn đồ ngọt vì sẽ khiến cho mảng bám nhanh chóng hình thành.

– Không dùng tăm xỉa răng bởi dễ gây tổn thương tới lợi.

– Đánh răng 2 lần/ngày.

– Vệ sinh hàm giả tháo lắp cẩn thận khi sử dụng.

Người già cần ăn uống khoa học

Người già cần ăn uống khoa học

Bài viết trên đây đã đề cập đến các bệnh răng miệng người già thường gặp. Nhìn chung, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh răng, nướu càng lớn. Nếu như không được điều trị sớm, các bệnh lý trên sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Chính vì vậy, người cao tuổi cần chăm sóc răng miệng cẩn thận và bổ sung đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo sức khỏe răng miệng.

Hiển thị nguồn

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: “Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi”
Báo Tuổi Trẻ: “Bệnh răng miệng ở người cao tuổi”
NTUC Health: “Common Oral Health Issues Among the Elderly”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Các bệnh răng miệng người già thường gặp
Đắng miệng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục tốt nhất

Đắng miệng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục tốt nhất

Khi bị đắng miệng, bạn sẽ thấy rất khó chịu và chán ăn. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục, bạn không nên chủ quan bởi đây có thể là

Ngày 16/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Lưỡi nổi hạt đỏ là bệnh gì? Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Lưỡi nổi hạt đỏ là bệnh gì? Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Lưỡi nổi hạt đỏ thường kèm theo cảm giác cộm vướng, khó chịu, đau nhức. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm đến sức

Ngày 16/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Tổng hợp 8 bệnh lý răng miệng nguy hiểm thường gặp

Tổng hợp 8 bệnh lý răng miệng nguy hiểm thường gặp

Các bệnh răng miệng nguy hiểm phổ biến gồm có: sâu răng, mòn men răng, viêm nha chu, tụt nướu, viêm tuyến nước bọt, ung thư miệng… Để

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga