18/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Chảy máu chân răng là hiện tượng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em khi ăn uống hoặc đánh răng. Điều này tưởng chừng không nguy hiểm nhưng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý răng miệng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy bé 1 tuổi chảy máu chân răng có sao không? Cần làm gì để khắc phục chảy máu chân răng ở trẻ?
Trẻ 1 tuổi bị chảy máu chân răng (1) khiến bố mẹ vô cùng lo lắng. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này mà phụ huynh cần biết.
Nướu là bộ phận quan trọng đảm nhận chức năng bảo vệ chân răng. Với trẻ đang mọc răng sữa thì nướu và mô mềm quanh răng đều khá yếu. Những tác động từ bên ngoài như chải răng quá mạnh, vi khuẩn gây sâu răng,… có thể khiến nướu nhạy cảm hơn.
Mới đầu có thể là tổn thương mô nhẹ nhưng nếu không xử lý sớm thì tình trạng sẽ tiến triển ngày càng xấu hơn. Biểu hiện rõ nhất chính là chảy máu chân răng ở trẻ.
Ý thức tự chăm sóc răng miệng của trẻ chưa cao và chưa hiểu rõ làm sao để vệ sinh răng miệng cho đúng cách. Vi khuẩn và mảng bám dư thừa sẽ hình thành cao răng cứng đầu. Trẻ nhỏ cũng là đối tượng thường xuyên ăn bánh kẹo, đồ uống nhiều đường,… làm tình trạng ngày càng nghiêm trọng.
Vitamin C, B2, K, kẽm,… đều là các nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của trẻ. Đặc biệt là vitamin C có vai trò tổng hợp Collagen giúp vết thương lành nhanh hơn. Nếu cơ thể bị thiếu hụt các hoạt chất sẽ làm trẻ bị chảy máu chân răng và lâu lành.
Không chỉ viêm nướu (2) gây chảy máu chân răng, tình trạng này có thể xuất phát từ các bệnh lý nền nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng răng miệng và sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Các bệnh lý bạn cần quan tâm như:
– Bệnh lý răng miệng: sâu răng, u nhú nướu răng, viêm lợi, viêm nha chu, loét miệng, viêm lợi do mọc răng, viêm loét niêm mạc lưỡi miệng,…
– Bệnh lý khác: thiếu canxi, giảm tiểu cầu, ung thư máu, máu bị khó đông, đái tháo đường, tim mạch,…
Khi răng nhú lên thường kèm theo triệu chứng sưng nướu và sốt gây cho trẻ. Khi đó, nếu không chú ý đến việc vệ sinh răng miệng rất dễ bị viêm nướu và gây chảy máu chân răng.
Bàn chải có lông cứng hoặc đã bị mòn, bị xù làm xước nướu khi đánh răng, gây tình trạng chảy máu chân răng cho trẻ nhỏ. Do đó lựa chọn bàn chải cho trẻ cũng là điều bố mẹ cần hết sức lưu ý.
Những trẻ thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh (3), kháng viêm có tỉ lệ chảy máu chân răng cao hơn. Bởi các loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như giảm tỷ lệ đông máu ở trẻ.
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà bố mẹ sẽ xác định được tình trạng chảy máu chân răng ở trẻ có nghiêm trọng không. Thực tế, tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là các biến chứng cụ thể phụ huynh cần biết.
Tình trạng chảy máu chân răng ở trẻ ban đầu chỉ là tổn thương nhẹ ở mô nướu, nhưng nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến bệnh lý viêm nướu răng có mủ, viêm nha chu, tụt lợi (4) làm răng lung lay, thậm chí mất răng.
Do đó, nếu trẻ bị chảy máu nhiều kèm theo biểu hiện bất thường thì bố mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị.
Răng bị chảy máu, đau nhức khoang miệng, nướu nhạy cảm,… đều ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và sinh hoạt của trẻ. Cảm giác khó chịu và cơn đau âm ỉ có thể xuất hiện vào buổi tối làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ.
Chảy máu chân răng ở trẻ nhỏ ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của trẻ sau này. Điển hình như ở giai đoạn mọc răng sữa, các tổn thương về răng và nướu sẽ làm quy trình mọc răng vĩnh viễn bị tác động. Răng sữa mất sớm làm răng vĩnh viễn không được định hướng và mọc lệch, khấp khểnh, sai khớp cắn.
Hay tình trạng chảy máu trong khoang miệng cũng là biểu hiện trẻ thiếu hụt các dinh dưỡng quan trọng. Nếu không phát hiện sớm, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến thể trạng của trẻ.
Khi thấy trẻ bị chảy máu chân răng, bố mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để bác sĩ thăm khám. Dựa trên tình trạng răng miệng mà bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bố mẹ cách chăm sóc và phương pháp điều trị hiệu quả.
Bác sĩ có thể sẽ kê thuốc cho bé để điều trị tình trạng chảy máu chân răng. Đồng thời bố mẹ cần chú ý việc vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên, không đánh răng trong giai đoạn này mà dùng gạc và Nacl 0,9% để rơ lưỡi cho bé.
Vitamin C là thành phần quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe nướu của trẻ. Do đó, bố mẹ cần bổ sung vitamin C trong bữa ăn hàng ngày cho trẻ để ngăn chảy máu chân răng.
Bố mẹ nên bổ sung các loại trái cây ngon miệng như: dâu tây, cam, xoài, kiwi, mâm xôi, dưa gang,… vào khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày.
Dầu đinh hương, mật ong, bạc hà, trà túi lọc, chanh, muối, tỏi,… là những nguyên liệu có công dụng trị chảy máu chân răng hiệu quả:
– Dầu đinh hương: dùng tăm bông thấm ít tinh dầu đinh hương, chà nhẹ nhàng vào răng và nướu bị chảy máu của trẻ. Khoảng 5 phút sau cho trẻ súc miệng lại với nước sạch
– Trà túi lọc: ngâm trà túi lọc với nước sôi trong 20 phút, lấy túi lọc ra và để nguội. Sau đó đắp lên phần răng chảy máu của trẻ 5 – 10 phút. Tình trạng chảy máu chân răng sẽ chấm dứt ngay sau đó
– Dùng chanh và tỏi: giã nhuyễn tỏi và trộn với một ít nước cốt chanh rồi đắp lên răng trẻ đang chảy máu 5 phút và nhả ra ngoài. Thực hiện mỗi khi răng chảy máu sẽ cho hiệu quả tốt. Tuy nhiên, sau khi dùng nên cho trẻ súc miệng kỹ lại với nước sạch bởi chanh có tính axit cao
Bài viết đã giải đáp thắc mắc của nhiều phụ huynh về việc bé 1 tuổi chảy máu chân răng có sao không. Bố mẹ nên lưu ý tình trạng này ở trẻ để có thể tìm biện pháp điều hợp kịp thời, ngăn bệnh lý trở nặng hơn. Hơn nữa cần đưa trẻ đến nha khoa thăm khám 6 tháng/lần để kiểm soát tốt các bệnh lý răng miệng.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×