Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tập Mewing sai cách: Nguy cơ tiềm ẩn bạn cần chú ý

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng  – Nha Khoa Paris Thái Thịnh.

Về bản chất, phương pháp Mewing được áp dụng để làm thon gọn xương hàm, nâng cao sống mũi và cải thiện tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Tuy nhiên, có không ít người tập Mewing sai cách, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính thẩm mỹ cũng như chất lượng cuộc sống.

1. Sai lầm cơ bản khi tập Mewing sai cách

Những sai lầm mà nhiều người gặp phải đối với phương pháp Mewing gồm có: dùng lực quá mạnh, căng; không kiên nhẫn, kiên trì trong khi thực hiện; thiếu hiểu biết, hướng dẫn chính xác; thở bằng miệng; không khép răng đúng cách và cắn răng quá chặt, nghiến răng.

1.1. Mewing quá mạnh và căng

Theo bác sĩ nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền, nguyên tắc quan trọng của phương pháp Mewing chính là thực hiện động tác nhẹ nhàng và không dùng lực quá mức lên các cơ, xương của khuôn mặt. Nếu như bạn sử dụng lực mạnh hoặc căng quá nhiều thì có thể gây tổn thương tới các bộ phận như cơ hàm, má, lưỡi, mô niêm mạc…

Mewing sai cách

Mewing sai mạnh

1.2. Thiếu kiên nhẫn và kiên trì trong khi thực hiện

Không có sự kiên nhẫn và kiên trì là những sai lầm mà rất nhiều người mắc phải khi áp dụng Mewing. Trên thực tế, những thay đổi mà Mewing mang lại không đến ngay lập tức mà diễn ra dần dần trong khoảng thời gian dài.

Các bài tập Mewing cần được thực hiện một cách đều đặn, thường xuyên thì các cơ ở khuôn mặt mới có đủ thời gian thích nghi và phát triển theo đúng mong muốn. Ngược lại, nếu như bạn bỏ cuộc quá sớm hoặc thực hiện không thường xuyên thì khuôn mặt gần như không có sự thay đổi.

1.3. Thiếu hiểu biết và hướng dẫn chính xác

Theo bác sĩ Hoàng Thị Thu Hiền, Mewing là phương pháp tương đối đơn giản. Tuy nhiên, nếu như bạn không tìm hiểu kỹ và được hướng dẫn cẩn thận thì vẫn rất dễ mắc phải sai lầm trong quá trình thực hiện như tư thế tập Mewing không chính xác, đặt lưỡi sai, thở không dùng cơ hoành…

Tất cả những điều trên đều có thể để lại những hậu quả không mong muốn như đau nhức kéo dài, sai lệch khớp cắn nặng hơn và khuôn mặt mất đi tính thẩm mỹ.

1.4. Thở bằng miệng khi tập Mewing

Một trong những nguyên tắc cơ bản khi tập Mewing là hít thở đều bằng mũi, tuyệt đối không được thở bằng miệng trong suốt thời gian luyện tập. Bởi khi bạn thở bằng miệng, các cơ khác liên quan đến xương hàm và khuôn mặt đều sẽ phải hoạt động.

Dần dần, môi trên sẽ có xu hướng bị kéo lên trên hoặc hàm dưới thụt vào trong. Điều đó chắc chắc sẽ khiến cho khuôn mặt bị biến dạng.

Thở bằng miệng khi tập Mewing

Thở bằng miệng khi tập Mewing

1.5. Không khép răng đúng cách

Theo bác sĩ Hiền, phương pháp Mewing sẽ đạt được kết quả tốt nhất khi bạn ở tư thế thoải mái, răng hàm trên đặt đúng vị trí so với răng hàm dưới. Việc khép răng kín sẽ giúp tạo lực tác động đều lên xương hàm và các cơ xung quanh.

Nếu bạn khép răng không đúng cách khi luyện tập Mewing sẽ khiến cho xương hàm bị tụt xuống dưới, gây nhiều khó khăn trong quá trình ăn nhai hàng ngày và ảnh hưởng tới hệ hô hấp.

1.6. Cắn răng quá chặt, nghiến răng

Cắn răng chặt hoặc nghiến răng cũng là một trong những sai lầm rất phổ biến của những người tập Mewing. Nhiều người không thả lỏng cơ thể, cố siết chặt răng và tạo lực ép lớn lên hàm để nhanh chóng đạt được hiệu quả như mong muốn.

Tuy nhiên, việc làm đó chỉ khiến cho răng dễ bị mài mòn, trở nên nhạy cảm hơn và làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh lý như mòn cổ răng, sâu răng hay viêm chân răng.

Cắn răng quá chặt có thể làm mòn men răng

Cắn răng quá chặt có thể làm mòn men răng

2. Tác hại nghiêm trọng của việc tập Mewing sai cách

Luyện tập Mewing không đúng cách sẽ để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng như: nhóm cơ mút quá phát triển, phần dưới cằm yếu hơn, thâm quầng mắt nặng, đau hàm, mệt mỏi, ảnh hưởng tới quá trình phát triển của khuôn mặt, biến dạng mặt và tác động xấu tới chất lượng cuộc sống.

2.1. Nhóm cơ mút quá phát triển

Theo bác sĩ Hoàng Thị Thu Hiền, khi áp dụng phương pháp Mewing, nếu như bạn thực hiện không đúng cách, một số nhóm cơ mút ở trong khoang miệng sẽ bị căng ra. Trong khi đó, những nhóm cơ khác lại không được kích thích, gây ra sự phát triển không đồng đều và mặt lệch.

2.2. Mewing sai cách làm vùng dưới cằm yếu hơn

Luyện tập Mewing sai cách sẽ tạo ra áp lực không cân đối lên cấu trúc khuôn mặt, bao gồm cả phần dưới cằm. Cụ thể, đặt lưỡi không đúng vị trí, răng dùng lực cắn quá mạnh, phần cơ ở đầu và cổ đều sẽ bị ảnh hưởng. Lúc đó, phần dưới cằm có nguy cơ cao bị yếu đi.

Thậm chí, đối với những người bị cằm lẹm, muốn áp dụng bài tập Mewing để cằm dài ra, việc tập sai cách còn có thể khiến phần cằm dưới bị thụt vào trong nhiều hơn và làm cho khuyết điểm của phần cằm càng trở nên trầm trọng.

2.3. Thâm quầng mắt nặng

Thâm quầng mắt cũng là một trong những tác hại điển hình của việc luyện tập Mewing không đúng cách. Điển hình như với trường hợp của chị T.T.H 30 tuổi (Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội), sau khi tập Mewing 1 tuần, hai mắt bắt đầu có dấu hiệu bị thâm quầng. Tình trạng trên ngày càng trở nên nghiêm trọng khiến cho khuôn mặt trở nên thiếu sức sống.

Theo bác sĩ Hiền, thâm quầng mắt nặng sau khi tập Mewing thường xảy ra do tư thế luyện tập không chính xác như: không đứng thẳng, đầu, khuôn mặt không thẳng với ngực… Tập sai tư thế khiến cho nhóm cơ đầu, mặt sẽ phải hoạt động tới tần suất lớn hơn, dẫn tới quầng thâm ở mắt dần xuất hiện.

Mewing sai cách khiến quầng mắt bị thâm

Quầng mắt bị thâm

2.4. Mewing sai cách gây đau hàm và mệt mỏi

Trong quá trình tập Mewing, cảm giác đau nhức và mệt mỏi chính là dấu hiệu cho thấy bạn đang luyện tập không đúng cách. Nguyên nhân thường là dùng lực quá mạnh, cắn chặt răng hay luyện tập Mewing sai tư thế đều có thể làm tổn thương tới hàm cùng với các cơ xung quanh như cơ má, cơ lưỡi…

2.5. Bất lợi cho quá trình tăng trưởng khuôn mặt

Luyện tập Mewing sai cách sẽ khiến cho các cơ trên gương mặt phát triển không đồng đều. Đặc biệt, đối với những người dưới 18 tuổi, xương vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển, vị trí lưỡi không đúng hoặc đặt áp lực lên vùng vòm họng sai cách sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới cấu trúc sọ mặt.

2.6. Mewing sai cách làm biến dạng diện mạo và khuôn mặt

Một trong những rủi ro lớn nhất của việc tập Mewing không đúng kỹ thuật là làm cho cấu trúc khuôn mặt bị biến đổi tiêu cực. Điển hình như hàm dưới bị kéo thụt về phía sau hoặc tụt xuống dưới. Thậm chí, vùng cằm còn bị biến dạng, lệch về 1 bên khiến cho tổng thể khuôn mặt bị mất tính thẩm mỹ nghiêm trọng. 

2.7. Mewing sai cách làm suy giảm chất lượng cuộc sống và tự tin

Tình trạng đau nhức cơ hàm, cơ má do tập Mewing sai cách chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới quá trình ăn nhai cùng với những sinh hoạt hàng ngày. Khi đó, chất lượng cuộc sống sẽ bị suy giảm đi rõ rệt. Ngoài ra, khuôn mặt bị biến dạng, cơ hai bên má phát triển không đồng đều còn khiến cho bạn trở nên tự ti, ngại giao tiếp và ảnh hưởng đến sự phát triển của sự nghiệp. 

3. Phương pháp thực hiện Mewing đúng cách

Để phương pháp Mewing đem lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên hít, giữ vị trí đúng của lưỡi và đồng thời kết hợp Mewing với các bài tập thể dục miệng.

3.1. Cách hít đúng và giữ vị trí đúng của lưỡi

Đối với bài tập Mewing, điều bạn cần lưu ý đầu tiên là đặt lưỡi đúng vị trí. Lưỡi phải được thả lỏng và đặt toàn bộ lên vòm miệng trên. Trong đó, đầu lưỡi được đặt ở ngay phía sau răng cửa và áp vào khẩu cái cứng. Mặt sau của lưỡi không chạm vào răng.

Ngoài ra, để đảm bảo đặt lưỡi đúng tư thế, bạn có thể phát âm chữ “N”. Khi lưỡi đã đặt đúng vị trí, bạn hãy kéo căng môi, nuốt nước bọt để lưỡi áp chặt vào vòm hàm trên và giữ nguyên trong khoảng 20 – 30 phút.

Trong toàn bộ quá trình luyện tập Mewing, bạn cần hít thở đều đặn bằng mũi, không thở bằng miệng bởi có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả.

Vị trí lưỡi khi tập Mewing

Vị trí lưỡi khi tập Mewing

3.2. Kết hợp Mewing với bài tập thể dục miệng

Ngoài luyện tập Mewing thường xuyên, bạn có thể kết hợp với các bài tập thể dục miệng khác để nhanh đạt được hiệu quả. Ví dụ như:

– Bài tập 1: Đưa 2 ngón cái vào dưới cằm, từ từ đẩy cằm xuống và trượt ngón cái dọc theo đường viền hàm cho đến tai. Lặp lại động tác trên 10 lần.

– Bài tập 2: Ngậm chặt miệng và từ từ đẩy hàm về phía trước. Sau đó, bạn nâng môi dưới lên trong khoảng 10 giây để cảm nhận cơ căng.

– Bài tập 3: Mở miệng càng rộng càng tốt và phát âm luân phiên 2 chữ “O”, “U”. Bạn chỉ cần thay đổi khẩu hình miệng chứ không phát ra thành tiếng.

4. Lời khuyên khi tập Mewing để đạt hiệu quả tốt nhất

4.1. Nhận tư vấn từ chuyên gia

Trước khi bắt đầu luyện tập Mewing, bạn nên lắng nghe tư vấn từ những bác sĩ nha khoa hoặc các chuyên gia về hàm mặt. Sau khi kiểm tra kỹ tình trạng xương hàm, cằm… bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết về tư thế thực hiện, vị trí đặt lưỡi và cách hít thở để tránh những rủi ro có thể xảy ra.

4.2. Kiên nhẫn và kiên trì trong quá trình Mewing

Kết quả mà phương pháp Mewing đem lại không đến trong một sớm một chiều mà diễn ra từ từ. Do đó, bạn cần phải thực sự kiên nhẫn và kiên trì thì mới có thể đạt được hiệu quả như ý.

Cụ thể, bạn nên tập Mewing hàng ngày. Trong thời gian đầu, bạn cần tập ít nhất 20 – 30 phút/ngày. Khi đã quen, bạn hãy tập liên tục hàng ngày, trừ lúc ăn, uống và nói chuyện.

4.3. Kết hợp Mewing với lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống đúng cách

Bên cạnh việc luyện tập Mewing đều đặn, bạn nên xây dựng một lối sống lành mạnh. Cụ thể, bạn nên đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, uống đủ nước, không bỏ bữa sáng, luyện tập thể thao thường xuyên để đảm bảo sức khỏe.

Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như rau xanh, thịt, cá, hoa quả… trong thực đơn ăn uống hàng ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh và tốt cho sự phát triển của răng, hàm.

Chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống khoa học

Có thể thấy việc luyện tập Mewing sai cách để lại rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ tư thế, các bước thực hiện nhằm đạt được kết quả tốt.

Hiển thị nguồn

Nhà Thuốc Long Châu: “Các dấu hiệu tập mewing sai cách mà bạn cần chú ý”
Trang thông tin điện tử Sở Nội vụ Quảng Trị: “Mewing Là Gì? Tập Có Nguy Hiểm Không Và Một Số Thông Tin Khác?”
Báo Lao Động: “Mọi điều bạn cần biết về “cơn sốt” Mewing giúp định hình lại khuôn mặt”
Trang Health: “What Is Mewing—and Does It Actually Work?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề mewing
Mewing là gì? Bí quyết thon mặt , Bác sĩ nha khoa tư vấn

Mewing là gì? Bí quyết thon mặt , Bác sĩ nha khoa tư vấn

Phương pháp Mewing được phát triển và truyền dạy bởi hai cha con bác sĩ John Mew và Mike Mew. Từ lâu, đã có nhiều người trên thế giới

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm