Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bị lở miệng có nguy hiểm không? Làm sao hết lở miệng?

Bạn đang bị nhiệt, loét miệng và băn khoăn không biết làm sao chấm dứt tình trạng này? Tham khảo 7 cách chữa bệnh lở miệng hiệu quả nhanh chóng, tiết kiệm chi phí dưới đây để trả lại môi nướu khỏe mạnh, tạm biệt cảm giác đau nhức, khó chịu của bệnh lở miệng khi ăn uống.

1- Bệnh lở miệng là gì?

Lở miệng hay nhiệt miệng, xuất hiện những đốm trắng hình hạt gạo trên bề mặt nướu, lợi là triệu chứng của bệnh viêm miệng. Bệnh gây khó khăn trong việc ăn uống vì gây nên cảm giác đau nhói khi nhai những đồ ăn quá chua hay mặn.

Đốm trắng mọc thành chùm ở mặt trong nướu, lợi là dấu hiệu điển hình của bệnh lở miệng.

Đốm trắng mọc thành chùm ở mặt trong nướu, lợi là dấu hiệu điển hình của bệnh lở miệng.

2- Lở miệng có nguy hiểm không?

Dù ban đầu chỉ là những vết đốm lở loét nhỏ hình hạt gạo, gây cảm giác đau nhói, châm chích khi ăn nhưng nếu tình trạng diễn biến nặng, lâu dài thì sẽ để lại một số biến chứng như: viêm nhiễm, mưng mủ, có thể lên cơn sốt cao, đau đầu và tiêu chảy. Trong đó, nhiệt miệng được chia thành 3 loại chính là:

+ Nhiệt miệng thể nhỏ (RAS Minor) xuất hiện ở môi, má, nền miệng.

+ Nhiệt miệng thể lớn (RAS Major) trường hợp này ít gặp, thường có vết loét sâu.

+ Nhiệt miệng thể Herpes- Herpetiform RAS hiếm gặp nhất. Nốt nhiệt mọc thành đám và có kích thước từ 1 – 3mm. Nhiệt miệng diễn biến nặng có thể khiến lên cơn sốt cao, đau đầu, tiêu chảy.

Nhiệt miệng diễn biến nặng có thể khiến lên cơn sốt cao, đau đầu, tiêu chảy.

3- Biểu hiện của lở miệng

Lở miệng hay nhiệt miệng có thể nhận biết qua các dấu hiệu như sau:

Mụn nhỏ mọng nước và có mủ

Ban đầu, các vết đốm trắng nhỏ mới chỉ xuất hiện thành chùm, ở mặt trong môi má, lưỡi… Sau đó, diễn biến nặng làm vỡ loét các nốt lở miệng và khô lại, hình thành vảy.

Ngứa đỏ, đau rát

Bệnh lở miệng sẽ gây cảm giác đau xót, khó chịu hay ngứa râm ran tại chính vị trí bị nhiệt.

Sốt nhẹ, sưng hạch

Nếu lở miệng lâu ngày thì bệnh có thể dẫn đến sốt nhẹ hay sưng hạch nếu không được điều trị dứt điểm, kịp thời.

Ngoài ra, bệnh lở miệng còn xuất phát từ các nguyên nhân như:

Chế độ ăn uống quá nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ tích tụ thành những nhiệt độc trong cơ thể, gây nên nhiệt niêm mạc miệng, các vết loét, nấm trắng ở nưới lợi…

Lạm dụng đồ uống có cồn như bia, rượu, các chất kích thích chứa nicotin cũng làm sức đề kháng suy yếu, cơ địa nhạy cảm sẽ dễ bị dị ứng, kích thích làm nổi các đốm nhiệt miệng quanh má, môi.

Bệnh lở miệng nặng có thể xuất phát từ vi khuẩn, virus, do khoang miệng phản ứng với thành phần hóa học từ kem đánh răng hoặc thực phẩm.

Nhiệt miệng cũng có thể xuất hiện ở phụ nữ có thai, trong thời kỳ kinh nguyệt, chế độ ăn thiếu vitamin C, các chất axit folic.

Nếu đã xác định được chính xác triệu chứng và nguyên nhân bị lở miệng thì việc khắc phục sẽ trở nên vô cùng đơn giản nhờ những cách khắc phục sau đây.

4- Bị lở miệng làm sao hết?

Bệnh lở miệng ở trẻ em cũng như người lớn ban đầu chỉ xuất hiện những đốm trắng nhỏ nhưng đã gây nhiều phiền toái trong suốt quá trình ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Tham khảo một số phương pháp sau để giảm bớt cơn đau khi bị lở miệng:

Bôi gel giảm đau

Khi bị nhiệt miệng, rất nhiều người nghĩ ngay tới phương án bôi thuốc giảm đau nhưng lại không biết lở miệng bôi thuốc gì. Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng ngay từ khi xuất hiện triệu chứng ban đầu nên sử dụng các loại thuốc giảm đau với các thành phần axit và glycerin.

Bôi gel là m giảm đau nhiệt miệng.

Bôi gel là m giảm đau nhiệt miệng.

Sử dụng các loại thuốc bôi này một ngày 2 lần sau khi chăm sóc, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Cụ thể, một số loại thuốc bôi được các chuyên gia khuyên dùng là: Famciclovir (Famvir), Valacyclovir (Valtrex)…

Chườm lạnh

Lở loét miệng với các triệu chứng nặng hoen như: sốt, đau họng thì nên đến phòng khám nha để được bác sĩ tư vấn hoặc sử dụng các biện pháp tự giảm đau tại nhà như chườm đá, chườm khăn lạnh…Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Chú ý súc miệng 4 lần/ngày với dung dịch nước muối pha loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng, chỉ nên ngậm và làm sạch khoang miệng tối đa khoảng 1 phút, đề phòng kích ứng nướu, răng. Chải răng nhẹ nhàng, tránh chà mạnh làm vết thương bị lở loét nặng hơn.

Ăn uống thực phẩm thanh mát

Bị lở miệng nên ăn gì cũng là thắc mắc của nhiều người khi bị nhiệt miệng. Nên ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất như rau xanh, trái cây, uống nhiều nước nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Phòng tránh tình trạng cơ thể tích nhiệt gây ra bệnh lở loét miệng và biến chứng nặng thêm.

Bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất từ trái cây và rau xanh.

Bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất từ trái cây và rau xanh.

Sử dụng mẹo dân gian

Ngoài ra, bị nhiệt miệng trong giai đoạn đầu, triệu chứng nhẹ còn có thể áp dụng một số mẹo vặt dân gian như ngậm nước trà xanh, trà đặc, ngậm quả sung, rau diếp cá, vỏ xoài… Vị chát có trong các loại nguyên liệu này có tính sát trùng mạnh, làm săn mô nướu lợi và làm lành vết thương nhanh chóng.

Dùng thuốc kê đơn

Nếu không thể bổ sung trực tiếp vitamin, dinh dưỡng từ các loại hoa quả thì bạn có thể tìm đến nha sĩ để kê đơn thuốc chứa axit folic, sắt và vitamin B12. Thời gian sử dụng tối thiểu những loại thuốc này trong vòng 3 tháng sẽ thấy tình trạng bệnh cải thiện nhanh chóng.

Dùng thuốc để điều trị bệnh lý.

Dùng thuốc để điều trị bệnh lý.

Đến nha khoa

Không ít người thắc mắc nếu không dùng bất kỳ biện pháp điều trị kể trên thì bệnh lở miệng có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Nếu không tự giác điều trị bệnh lý mà để mặc chúng tự khỏi thì bệnh có thể sẽ diễn biến ngày càng nặng thêm và phải đến nha sĩ sớm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh lở miệng
Bệnh viêm lở miệng có lây không? Cách điều trị như thế nào?

Bệnh viêm lở miệng có lây không? Cách điều trị như thế nào?

Bệnh viêm lở miệng là một trong những bệnh lý thường gặp hiện nay, đặc biệt là ở giới trẻ, độ tuổi tầm 18 đến 27 tuổi. Liệu bệnh lở

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map