19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Bà Triệu.
Sau khi hàn trám răng, có hàng tá những câu hỏi về chế độ kiêng khem để duy trì tuổi thọ của miếng trám. Một trong số đó là thắc mắc “trám răng xong có đánh răng được không”. Theo bác sĩ Nha Khoa Paris, khoảng 24 tiếng đồng hồ sau khi trám răng thì bạn mới nên đánh răng đối với vật liệu trám răng Amalgam. Còn đối với những vật liệu hàn trám khác thì không cần phải đợi lâu như vậy.
Dối với vấn đề trên Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Bà Triệu cho biết: Một khi đã trám răng (hàn răng), bạn vẫn có thể đánh răng bình thường để duy trì vệ sinh và bảo vệ răng miệng của mình. Trám răng là một quy trình phổ biến để điều trị các vấn đề về răng như sứt mẻ, mục nát hay bị sâu. Mặc dù có thể có một số hạn chế như tránh nhai các thức ăn cứng trong một thời gian ngắn sau khi trám, nhưng việc đánh răng hàng ngày vẫn cần thiết để loại bỏ mảng bám và duy trì sức khỏe răng miệng tốt.
Đương nhiên, đánh răng là việc vệ sinh răng miệng cần thiết sau mỗi bữa ăn và một số thời điểm cần thiết trong ngày. Thế nhưng, khi vết trám răng còn chưa khô thì hành động trên có thể làm bong bật miếng hàn trám.
Thời gian đông cứng của từng vật liệu hàn trám là khác nhau. Vì vậy, thời gian bao lâu được đánh răng cũng sẽ có sự chênh lệch, cụ thể như sau:
Trám răng xong có đánh răng được không – Đối với vật liệu trám Amalgam chỉ nên đánh răng sau 24 giờ.
Trám răng xong có đánh răng được không – Đối với vật liệu Composite có thể đánh răng sau 2 giờ.
Trám răng xong có đánh răng được không – Đối với vật liệu trám bằng sứ (Inlay – Onlay): có thể đánh răng ngay sau khi điều trị.
Điều này không có nghĩa là bạn không được phép vệ sinh răng miệng trong khoảng thời gian này. Bạn có thể sử dụng các phương pháp làm sạch răng khác mà không tác động vào vị trí hàn trám răng, điển hình như súc miệng bằng nước muối loãng.
Mới trám răng xong bạn chỉ cần đợi miếng trám khô hoàn toàn là có thể chải răng được
Chăm sóc răng đúng cách quyết định tuổi thọ của miếng hàn trám răng là bao lâu. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng về những điều nên và không nên làm sau khi hàn răng.
Sau khi hoàn tất quá trình điều trị tủy và hàn trám răng, tình trạng ê buốt, đau nhức có thể xảy ra do tác động của quá trình điều trị. Đây không phải là điều bất thường nhưng có thể ảnh hưởng đến sự thoải mái của bạn. Do đó, để giảm nhẹ tình trạng khó chịu này, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Tình trạng ê buốt diễn ra trong vòng 3 – 4 ngày, sau đó giảm dần và biến mất hoàn toàn. Mức độ ê buốt sau khi hàn trám cũng không quá nghiêm trọng hay ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn.
Dưới đây là một số loại thuốc giảm đau thường được sử dụng sau khi hàn trám:
– Thuốc giảm đau không gian (NSAIDs): Các loại thuốc này bao gồm ibuprofen (Advil, Motrin), naproxen (Aleve) và aspirin. Chúng có tác dụng giảm đau, giảm viêm và hạ sốt. NSAIDs thường được khuyến cáo để sử dụng trong giai đoạn sau khi hàn trám, nhưng nên tuân theo hướng dẫn sử dụng và liều lượng của bác sĩ hoặc nhà thuốc.
– Paracetamol (Acetaminophen): Paracetamol là một loại thuốc giảm đau và hạ sốt. Nó không có tác dụng chống viêm như NSAIDs, nhưng vẫn có thể giúp giảm đau sau khi hàn trám. Nhưng hãy đảm bảo tuân thủ liều lượng đã chỉ định và không vượt quá liều tối đa hàng ngày.
– Thuốc giảm đau opioid: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau opioid như hydrocodone hoặc codeine để giảm đau sau khi điều trị nha khoa. Tuy nhiên, các loại thuốc này có tiềm ẩn nguy cơ gây nghiện, tác dụng phụ nên chỉ nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ và trong thời gian ngắn nhất có thể.
Uống thuốc giảm đau nếu cần
Chăm sóc sau quá trình hàn trám răng là rất quan trọng để đảm bảo miếng trám được cố định và duy trì hiệu quả trong thời gian dài. Một trong những biện pháp quan trọng là chọn phía phù hợp để nhai thức ăn sau khi bạn vừa điều trị xong.
Khi bạn vừa mới thực hiện kỹ thuật hàn trám ở một bên răng xong, ví dụ như bên trái, việc nhai thức ăn ở phía bên phải sẽ giúp giữ cho miếng trám cố định và tránh tình trạng bị bong ra. Tương tự, nếu bạn đã hàn trám ở bên phải, hãy chọn nhai thức ăn ở phía bên trái. Bằng cách này, áp lực nhai sẽ được phân tán đều và không gây ảnh hưởng đến miếng trám vừa được hàn.
Trong tuần đầu tiên sau khi hàn trám răng, quá trình cố định miếng trám là rất quan trọng. Do đó, trong thời gian này, hạn chế nhai thức ăn ở phía gần miếng trám để tránh tình trạng bị bong ra. Thay vào đó, bạn nên chọn nhai thức ăn ở phía đối diện để giữ cho miếng trám ổn định và không bị lệch vị trí.
Sau khi vừa hàn trám xong, việc ăn những loại thực phẩm mềm, dễ nhai là cần thiết để đảm bảo miếng trám không bị ảnh hưởng và giữ cho nó ổn định.
Bạn nên ưu tiên ăn cháo, soup, cơm nhão hoặc trái cây có tính mát, dễ nhai và không yêu cầu lực nhai quá nhiều. Những loại thực phẩm này sẽ giúp giảm tải lực lên miếng trám, tránh tình trạng bong ra hay bị lệch vị trí.
Sau khi vết trám đã ổn định hoàn toàn, bạn có thể chuyển sang chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho răng miệng và cả cơ thể. Việc ăn nhiều protein từ các loại trái cây, rau quả sẽ giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết để duy trì sức khỏe răng miệng và tái tạo mô mới.
Bạn có thể tìm kiếm các nguồn protein từ thịt gia cầm, cá, trứng, đậu và các loại hạt. Ngoài ra, không quên bổ sung vitamin và khoáng chất từ rau xanh, quả tươi, sữa chua để tăng cường sức khỏe toàn diện của bạn.
Nếu quá trình hàn trám không được thực hiện đúng cách, nó có thể gây ra tình trạng cộm, lệch và sai khớp cắn khi ăn nhai. Điều đó không chỉ gây không thoải mái mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe miệng của bạn trong tương lai. Chính vì vậy, việc kiểm tra khớp cắn sau quá trình hàn trám là rất quan trọng.
Một cách đơn giản để kiểm tra tình trạng khớp cắn của bạn là bằng cách cắn hai hàm răng lại với nhau. Nếu bạn cảm thấy có những biểu hiện bất thường như:
– Cảm giác không thoải mái khi cắn hoặc mở miệng.
– Tiếng kêu trong quá trình cắn.
– Gặp khó khăn khi cố gắng đóng miệng hoặc mở miệng.
– Sự lệch khớp cắn mà bạn có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được.
Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào trên đây có thể là dấu hiệu của tình trạng không ổn định khớp cắn. Điều này có thể xảy ra do quá trình hàn trám không được thực hiện đúng kỹ thuật hoặc bởi sự tay nghề kém của một số bác sĩ nha khoa.
Nghiên cứu trên trang Integrated Smiles Bendigo cho thấy rằng việc chải răng đúng cách và sử dụng chỉ nha khoa sau khi hàn trám răng là rất quan trọng để ngăn ngừa sự hình thành vi khuẩn, mảng bám trên răng. Các nhà nghiên cứu khuyến khích sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng chứa fluoride để đánh răng nhẹ nhàng, không tác động đến vết trám.
Cách chăm sóc răng sau trám khi hàn trám răng cần lưu ý tới những vấn đề quan trọng như sau:
Bạn nên chải răng đúng cách 2 lần/ngày sau bữa ăn với bàn chải lông mềm, lưu ý chải đều các mặt răng.
Nên sử dụng bàn chải lông mềm, chải với lực nhẹ nhàng. Nghiêng bàn chải một góc 45 độ và tránh tiếp xúc với khu vực mới hàn trám.
Để phục vụ cho nhu cầu làm sạch răng miệng, bạn nên lựa chọn thật kỹ loại kem đánh răng, nước súc miệng có hàm lượng fluor cao trong khoảng 0,2%.
Dùng chỉ nha khoa để lấy sạch mảng bám trên các kẽ răng giúp hạn chế sâu răng, viêm nhiễm.
Súc miệng bằng nước muối loãng sau khi ăn xong hoặc đều đặn sau mỗi lần đánh răng.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Việc duy trì vệ sinh hàng ngày là rất quan trọng để có một hàm răng sạch khỏe và tránh tình trạng bung vỡ miếng hàn trám. Tuy nhiên, không chỉ việc tự vệ sinh tại nhà mà còn cần thường xuyên đến nha khoa để kiểm tra cũng như làm sạch chuyên nghiệp.
Theo đó, việc kiểm tra và làm sạch thường xuyên tại nha khoa sẽ mang đến những lợi ích như sau:
– Loại bỏ mảng bám và chất bẩn: Dù bạn có vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng hàng ngày, vẫn có những vết bám và chất bẩn mà bạn không thể loại bỏ hoàn toàn. Những chỗ khó tiếp cận như khoang nướu và các kẽ răng rất dễ bị tích tụ mảng bám. Chúng có thể dẫn đến việc vi khuẩn gây hại tăng sinh một cách nhanh chóng và gây ra vấn đề về sức khỏe răng miệng.
– Phát hiện sớm các vấn đề răng miệng: Bác sĩ nha khoa có kỹ năng và kinh nghiệm để phát hiện những vấn đề nhỏ mà bạn có thể bỏ qua. Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng thể tình trạng răng miệng của bạn, như sứt mẻ, sâu vỡ hay vi khuẩn gây bệnh. Bằng cách phát hiện sớm, bạn có thể điều trị kịp thời và tránh tình trạng tiến triển phức tạp hơn trong tương lai.
– Làm sạch miếng trám và mão sứ: Miếng trám và mão sứ có thể tích tụ mảng bám và vết ố sau một thời gian sử dụng. Bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng các công cụ chuyên dụng để làm sạch một cách hiệu quả và đảm bảo miếng trám và mão sứ luôn sáng bóng và chắc chắn.
Khi bạn vừa hàn trám răng xong, việc ăn nhai ngay lập tức có thể gây bể vỡ miếng trám và ảnh hưởng đến sự ổn định của nó. Đồng thời, lúc bấy giờ miếng trám còn chưa đạt độ ổn định hoàn toàn, do đó dễ bị nhiễm màu thực phẩm.
Vì vậy, để bảo vệ miếng trám và đảm bảo sức khỏe răng miệng, bác sĩ nha khoa luôn khuyến nghị mọi người tránh ăn thức ăn và đồ uống trong vòng 1 tiếng đồng hồ đầu tiên sau khi điều trị xong.
Theo đó, có hai lý do chính lý giải cho điều trên.
Thứ nhất – Đảm bảo độ bám dính của miếng trám: Sau khi hàn trám, các vật liệu sẽ cần thời gian để bám chắc vào bề mặt răng. Nếu bạn ăn nhai ngay lập tức, áp lực từ thức ăn và đồ uống có thể làm giảm độ bám dính của miếng trám, gây ra việc bể vỡ hoặc tụt lỏng miếng trám. Việc tránh ăn nhai trong khoảng thời gian đầu sau khi hàn trám sẽ giúp miếng trám có đủ thời gian để cứng và bám chắc hơn.
Thứ hai – Tránh nguy cơ nhiễm màu thực phẩm: Miếng trám mới làm xong còn rất nhạy cảm với các chất màu từ thực phẩm và đồ uống. Nếu bạn ăn nhai ngay sau khi thực hiện xong, có thể dẫn đến việc miếng trám bị nhiễm màu và mất đi tính thẩm mỹ. Để tránh tình trạng đó, hãy kiên nhẫn chờ đợi ít nhất 1 tiếng sau khi hàn trám răng trước khi bắt đầu ăn uống.
Tránh ăn thức ăn và đồ uống trong 1 tiếng đầu tiên
Việc tránh ăn các loại thức ăn cứng, dai hoặc dính là một yếu tố quan trọng để đảm bảo miếng trám được bảo tồn tối ưu. Trong những ngày đầu sau khi hàn trám, chúng tôi khuyến nghị bạn hạn chế tiếp xúc với các loại thức ăn như bánh kẹo, mía, kẹo cao su và các loại thức ăn có đặc tính cứng, dai hoặc dính khác.
Các loại thức ăn trên khi sử dụng có thể tạo ra áp lực lớn khi bạn ăn nhai. Từ đó gây ra bể vỡ miếng trám hoặc làm nó tụt lỏng. Việc tránh ăn những thức ăn này trong giai đoạn đầu sau khi hàn trám là cách tốt nhất để đảm bảo miếng trám không bị hư hỏng.
Ngoài ra, các loại thức ăn dính như kẹo cao su hay bánh dày có thể dính chặt vào miếng trám và gây ra mất đi tính thẩm mỹ. Ngoài ra, chúng còn có thể làm miếng trám bị lỏng hoặc bong ra ngoài. Việc tránh tiếp xúc với những thức ăn như vậy sẽ giúp giữ cho miếng trám luôn trong trạng thái tốt và không bị ảnh hưởng bởi các chất dính.
Các loại thực phẩm như nước uống có ga, kẹo ngọt, bắp răng bơ, cam và các loại thực phẩm tương tự có chứa đường và axit có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như bị sâu, viêm nha chu, viêm nướu và nhiều vấn đề khác.
Theo đó, thực phẩm có đường và axit tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trong miệng phát triển. Từ đó, chúng có thể dẫn đến sự hủy hoại của men răng. Việc kiểm soát lượng thực phẩm này giúp giảm nguy cơ mắc phải các bệnh lý miệng và duy trì sức khỏe răng nướu tốt.
Bên cạnh đó, nếu có vật liệu trám răng trong miệng, thì việc tiếp tục tiếp xúc với các loại thực phẩm có đường và axit có thể làm cho chúng bị mỏng hơn và dễ vỡ mẻ. Hơn nữa, các mảng thức ăn dễ bám vào vị trí vết trám, tạo môi trường cho vi khuẩn gây gây hại phát triển nhanh chóng. Nên việc kiểm soát lượng thực phẩm này giúp bảo vệ vật liệu trám và kéo dài tuổi thọ của nó.
Khi chúng ta đã trải qua quá trình trám răng, việc chăm sóc và bảo vệ miếng trám trở thành một ưu tiên quan trọng. Một trong những điều cần lưu ý là tránh sử dụng nước súc miệng và kem đánh răng có chứa cồn.
Nước súc miệng và kem đánh răng có chứa cồn có khả năng làm giảm độ bền, tính ổn định của miếng trám. Chất cồn có thể làm mềm vật liệu trám và gây ra sự bong tróc hoặc vỡ mẻ. Từ đó làm giảm hiệu quả của quá trình trám răng và rút ngắn thời gian sử dụng miếng trám.
Bên cạnh đó, nếu bạn sử dụng các sản phẩm trên trong thời gian dài có thể dẫn đến sự mất đi thẩm mỹ của răng. Chất cồn có thể gây ố vàng hoặc làm mất đi màu trắng sáng tự nhiên của răng. Bằng cách tránh sử dụng các sản phẩm này, chúng ta có thể duy trì vẻ đẹp tự nhiên và tự tin trong nụ cười của mình.
Thói quen nghiến răng, đặc biệt là vào ban đêm, có thể gây mòn men răng. Áp lực và ma sát liên tục từ việc thói quen đó còn làm miếng trám bị bong ra và làm mất men răng.
Nghiến răng sau khi hàn trám sẽ dẫn đến sự chênh lệch và lực ép không đều lên miếng trám. Hậu quả là miếng trám dễ bị bong ra, mất ổn định sau một thời gian ngắn. Để đảm bảo sự ổn định và bền vững của miếng trám, chúng ta cần hạn chế thói quen nghiến răng sau khi thực hiện quá trình hàn trám.
Cách hạn chế nghiến răng sau khi hàn trám:
– Đeo hàm bảo vệ: Một trong những cách hiệu quả để hạn chế nghiến răng là đeo hàm bảo vệ vào ban đêm. Hàm bảo vệ sẽ giảm được áp lực và ma sát trực tiếp lên miếng trám, bảo vệ miếng trám và duy trì sự ổn định của nó.
– Áp dụng mẹo dân gian: Ngoài việc đeo hàm bảo vệ, chúng ta cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian để giảm thiểu thói quen nghiến răng. Ví dụ như dùng gối tàm sa, ăn đậu đen hầm muối…
Đừng nghiến răng
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Mới trám răng xong có đánh răng được không trên thực tế còn còn tùy thuộc vào công nghệ hàn trám mà bạn thực hiện trước đó.
Do đó, tại Nha Khoa Paris với công nghệ hàn trám răng Laser Tech hiện đại số 1 sẽ rút ngắn tối đa thời gian kiêng khem cùng với đó là những ưu thế vượt trội về mặt chất lượng dịch vụ.
– Vật liệu hàn trám răng nha khoa được nhập khẩu chính hãng Châu Âu, được kiểm định chất lượng của Bộ Y tế.
– Áp dụng phương pháp trám răng Composite, Inlay – Onlay bạn có thể ăn uống và đánh răng ngay sau khi điều trị.
– Laser giúp đông cứng miếng hàn trám nhanh chóng, bền chắc trên 5 năm.
– Đội ngũ bác sĩ tay nghề cao đảm bảo miếng trám răng cố định, sát khít với răng thật.
Hàn trám răng Laser Tech chính là lựa chọn sáng suốt nhất cho bạn. Đây cũng là sự hài lòng của hơn 5000 khách hàng điều trị hàn trám răng tại Nha Khoa Paris. Trên hết, chúng tôi luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu, với mong muốn mang lại những kết quả chăm sóc sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ răng tốt nhất cho mọi khách hàng.
Laser Tech – Hỗ trợ đánh răng ngay lập tức sau khi trám
Với những chia sẻ trên đây, mong rằng đã giúp bạn giải đáp vấn đề trám răng xong có đánh răng được không. Đây ắt hẳn không phải là mối bận tâm của riêng ai, khi mà nhu cầu hàn trám răng thẩm mỹ ngày càng tăng cao. Với sự phát triển của ngành nha khoa, việc kiêng khem sau khi hàn răng thực sự đã không còn là mối bận tâm quá lớn.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×