Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tẩy trắng răng có bị vàng lại không? Cách giữ răng trắng lâu dài

Tẩy trắng răng là giải pháp được nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng răng ố vàng, xỉn màu. Tuy nhiên, không ít người còn lo lắng về vấn đề tẩy trắng răng có bị vàng lại không. Câu hỏi trên sẽ được Nha khoa Paris giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Tẩy trắng răng có bị vàng lại không

Theo Bác sĩ nha khoa đàm ngọc trâm thì răng có thể ố vàng lại do một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, nhiễm tetracycline, nhiễm fluor và một số các bệnh khác liên quan về đường hô hấp.

Cơ chế của phương pháp tẩy trắng là sử dụng thuốc tẩy gốc peroxide để loại bỏ những mảng bám ố vàng trên bề mặt răng. Sau một thời gian, răng sẽ bị vàng lại dưới tác động từ nhiều yếu tố như chăm sóc răng miệng, quá trình ăn uống,… (1)

So với kỹ thuật tẩy trắng răng bằng tia laser tại nha khoa, việc dùng miếng dán và máng tẩy trắng tại nhà nhanh bị vàng răng trở lại hơn. Nguyên nhân là do thuốc tẩy không tác động sâu như khi có sự hỗ trợ của laser.

Răng vẫn có thể bị vàng lại sau khi tẩy trắng

Răng vẫn có thể bị vàng lại sau khi tẩy trắng

2. Một số nguyên nhân tẩy trắng răng xong bị vàng lại

Răng bị ố vàng lại sau khi tẩy trắng do những nguyên nhân sau: không vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn uống không kiêng cữ, nha khoa kém uy tín và do di truyền.

2.1. Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Răng nhanh bị vàng sau khi tẩy trắng là do vệ sinh răng miệng hàng ngày không cẩn thận. Thức ăn thừa và mảng bám không được làm sạch hoàn toàn.

Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng sẽ bị vôi hóa bởi calcium phosphate trong nước bọt và chuyển thành cao răng. Lúc đầu cao răng chỉ có màu vàng nhạt. Dần dần, chúng sẽ ngày càng dày, bám chặt vào bề mặt răng và sẫm màu, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của hàm răng.

2.2. Không chịu kiêng cữ trong ăn uống

Bề mặt của men răng vẫn có các đường rãnh rất nhỏ khiến cho cặn thực phẩm dễ bị mắc kẹt vào. Nếu bạn thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm sẫm màu như cà phê, socola, soda,… thì răng dễ bị ố vàng trở lại.

Những loại thực phẩm có tính axit cao như cà chua, chanh,… cũng là nguyên nhân khiến cho răng nhanh bị ố vàng. Bởi chúng sẽ khiến cho men răng nhanh chóng bị mài mòn và làm lộ ra lớp ngà răng bên dưới có màu sẫm hơn.

Uống nhiều cà phê khiến răng ố vàng

Uống nhiều cà phê khiến răng ố vàng

2.3. Lựa chọn nha khoa không chất lượng

Thực tế thị trường có đến hàng trăm cơ sở nha khoa khác nhau. Nếu như chẳng may lựa chọn phải địa chỉ kém uy tín thì răng sẽ bị ố vàng lại chỉ sau một thời gian ngắn tẩy trắng. Nguyên nhân là do bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, thuốc tẩy kém chất lượng,… Chưa kể, bạn còn có nguy cơ gặp phải những biến chứng như viêm nướu, tổn thương men răng,…

2.4. Răng vàng là do di truyền

Kiểu gen có thể quyết định trực tiếp đến màu và độ xốp của men răng. Những người có men răng xốp sẽ dễ bị nhiễm màu từ thực phẩm hơn nên răng nhanh bị xỉn màu.

2.5. Các bệnh lý

Tình trạng ố vàng răng cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý. Trong đó điển hình là bệnh tim mạch, viêm tủy răng, đái tháo đường,… Đối với những bệnh trên, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị theo phác đồ tối ưu.

3. Bao lâu nên tẩy trắng răng lại

Định kỳ khoảng 6 tháng thì bạn nên đi tẩy trắng răng lại. Nếu răng vẫn giữ màu đẹp, chưa có biểu hiện ố vàng thì sau 1 năm bạn có thể đi tẩy lại (2).

Nếu tẩy trắng quá nhiều lần trong thời gian ngắn sẽ làm hỏng men răng hoặc răng bị nhiễm fluor.

Hỏng men răng:  Việc lạm dụng thuốc tẩy trắng quá nhiều sẽ làm men răng bị yếu, bào mòn dần lớp men cứng bên ngoài, gây hỏng men răng. Răng sẽ nhạy cảm, dễ ê buốt và khó chịu khi ăn uống và nói chuyện.

Răng bị nhiễm Fluor: Tẩy trắng răng quá nhiều lần sẽ khiến men răng bị mài mòn. Sau 1 thời gian răng dễ bị nhiễm Fluor. Biểu hiện ban đầu là các đốm trắng trên bề mặt răng. Sau đó chuyển sang màu vàng, nâu, đen và cuối cùng là những lỗ sâu trên răng (3).

Răng bị nhiễm Fluor

Răng bị nhiễm Fluor

4. Phải làm gì khi tẩy trắng răng bị vàng lại

Khi răng bị vàng trở lại sau tẩy trắng, cần tới ngay nha khoa để bác sĩ đánh giá tình trạng răng và tư vấn biện pháp khắc phục phù hợp. Nếu răng, nướu vẫn tốt, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục làm trắng răng để sở hữu hàm răng đẹp cùng nụ cười rạng rỡ. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng phương pháp trên bởi sẽ gây ảnh hưởng xấu tới cấu trúc răng (4).

Riêng với trường hợp răng bị vàng do mắc bệnh lý, bác sĩ cần có phương án điều trị riêng biệt. Chỉ như vậy, tình trạng răng bị xỉn màu, vàng ố mới khắc phục triệt để.

Tẩy trắng răng giúp khắc phục tình trạng răng ố vàng

Tẩy trắng răng tại nha khoa

5. Một số cách chăm sóc răng sau khi tẩy trắng hạn chế ô vàng

Để các phương pháp tẩy trắng răng duy trì được hiệu quả trong khoảng thời gian dài, bạn nên:

– Chải răng đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày bằng bàn chải mềm cùng kem đánh răng chuyên dụng

– Sử dụng thêm chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để có thể loại bỏ các cặn thức ăn và mảng bám ở các kẽ răng

– Dùng nước súc miệng chuyên dụng 2 – 3 lần/ngày để làm sạch toàn bộ khoang miệng

– Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm, đồ uống có màu như cà phê, socola,…

– Không nên ăn nhiều thực phẩm có tính axit cao bởi chúng sẽ làm tổn hại tới phần men răng

– Không hút thuốc lá

– Khám tại nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để lấy cao răng, làm sạch răng miệng và khám răng, nướu tổng quát

– Uống các loại thuốc kháng sinh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về tẩy trắng răng có bị vàng lại không. Nha khoa Paris là địa chỉ mang lại kết quả tẩy răng nhanh chóng, an toàn và không lo biến chứng hay ê buốt răng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi tẩy trắng răng
Bí quyết chọn mua kem tẩy trắng răng phù hợp với nhu cầu

Bí quyết chọn mua kem tẩy trắng răng phù hợp với nhu cầu

Sử dụng kem tẩy trắng răng là cách mà nhiều người nghĩ đến đầu tiên để loại bỏ mảng bám, vết ố vàng trên răng và có được hàm răng trắng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Tẩy trắng răng Laser Whitening: Ưu điểm, quy trình và chi phí

Tẩy trắng răng Laser Whitening: Ưu điểm, quy trình và chi phí

Tẩy trắng răng Laser Whitening là phương pháp áp dụng bước sóng của ánh sáng đèn Laser, nhằm hoạt hóa thuốc tẩy trắng giúp nâng cao

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Top 3 bác sĩ tẩy trắng răng giỏi ở Quận Tân Bình

Top 3 bác sĩ tẩy trắng răng giỏi ở Quận Tân Bình

Bác sĩ Hồ Hiệp Anh Tuấn, Võ Tá Dũng, Hứa Cẩm Hà là những bác sĩ tẩy trắng răng giỏi ở Quận Tân Bình. Các bác sĩ đều được đào tạo bài

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Bút tẩy trắng răng là gì? Ưu điểm nổi bật và cách dùng

Bút tẩy trắng răng là gì? Ưu điểm nổi bật và cách dùng

Bút tẩy trắng răng được ra đời với mục đích chăm sóc răng miệng và giúp cải thiện tình trạng xỉn màu, ố vàng của răng. Sản phẩm trên

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Máy tẩy trắng răng White Light có tốt không?

Máy tẩy trắng răng White Light có tốt không?

Răng sẫm màu với những mảng bám cứng đầu đánh mất đi nụ cười tự tin, tỏa sáng của rất nhiều người. Tẩy trắng răng white light với nhiều

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
TOP 5 bác sĩ tẩy trắng răng giỏi ở Hà Nội mà bạn không thể bỏ qua

TOP 5 bác sĩ tẩy trắng răng giỏi ở Hà Nội mà bạn không thể bỏ qua

Bác sĩ Phan Thị Hồng Tiến, Vũ Đình Công, Nguyễn Hải Nam, Trần Minh Hiệp và Lê Quốc Huy luôn nằm trong danh sách những bác sĩ tẩy trắng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải