Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bị viêm tủy răng bao lâu thì khỏi? Các yếu tố ảnh hưởng điều trị

Viêm tủy răng gây nhiều cản trở trong quá trình ăn uống, sinh hoạt và gây nguy cơ biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Do đó các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tủy để bảo vệ các răng khác trong hàm. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về viêm tủy răng bao lâu thì khỏi và các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian điều trị.

1. Viêm tủy răng bao lâu thì khỏi

Thời gian điều trị khỏi viêm tủy răng có thể lên tới 5 – 6 ngày, tùy thuộc vào tình trạng thực tế. Quy trình điều trị sẽ diễn ra trong khoảng từ 2 – 3 lần hẹn với bác sĩ.
Về cơ bản, thời gian điều trị tủy với răng có 1 ống tủy trong khoảng từ 15 – 30 phút và khoảng 30 – 60 phút với răng có nhiều ống tủy.

Trong buổi đầu tiên, bác sĩ sẽ mở ống tủy, làm sạch các mô tủy đã bị tổn thương và vệ sinh ống tủy. Buổi hẹn tiếp theo sẽ kiểm tra ống tủy và trám bít lại.

Thời gian điều trị viêm tủy răng

Thời gian điều trị viêm tủy răng

2. Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian điều trị viêm tủy răng

Thời gian điều trị khỏi viêm tủy răng sẽ tùy thuộc nhiều vào số lượng ống tủy của răng, tình trạng răng miệng, địa chỉ nha khoa và phương pháp phục hình sau điều trị tủy. Vì thế, bạn nên tới nha khoa để bác sĩ lập kế hoạch điều trị và tư vấn thời gian cụ thể chữa tủy răng.

2.1. Số ống tủy của răng

Đối với răng cửa có một ống tủy thì thời gian chữa tủy răng có thể dao động khoảng 15 – 30 phút hoặc lâu hơn nếu phát sinh thêm bệnh lý khác. Với răng hàm có nhiều ống tủy, bạn sẽ phải hẹn gặp bác sĩ từ 2 – 3 lần và mất 30 – 60 phút cho mỗi lần điều trị.

2.2. Tình trạng răng

Tình hình răng miệng cũng ảnh hưởng rất nhiều tới thời gian chữa tủy răng. Những người đang mắc phải các bệnh lý khác như viêm chóp răng, viêm nướu,… sẽ cần thêm thời gian để điều trị các bệnh lý này.

2.3. Trình độ của bác sĩ

Trình độ của bác sĩ quyết định lớn đến chất lượng và thời gian điều trị. Quá trình lấy tủy được thực hiện tại nha khoa uy tín với các máy móc hiện đại và đội ngũ bác sĩ có tay nghề giỏi, thao tác dứt khoát, hiểu rõ quy trình điều trị thì thời gian điều trị tủy sẽ nhanh chóng và hạn chế rủi ro ngoài ý muốn.

Bác sĩ thực hiện điều trị viêm tủy răng

Bác sĩ thực hiện điều trị viêm tủy răng

2.4. Phương pháp phục hình sau khi điều trị tủy

Sau khi lấy tủy, bạn sẽ được phục hình thẩm mỹ để bảo vệ răng bằng vết trám hoặc bọc răng sứ. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng tới việc thời gian điều trị tủy răng nhanh hay chậm.

3. Tuổi thọ răng sau khi chữa tủy là bao lâu

Theo các chuyên gia, răng sau khi điều trị có tuổi thọ tốt nhất trong khoảng từ 15 đến 20 năm tuỳ vào cách chăm sóc của mỗi người.

Sau khi đã chữa tủy, răng đã hoàn toàn mất nguồn nuôi dưỡng, trở thành một cây răng chết. Vì vậy, răng sau khi chữa tủy sẽ có tuổi thọ ngắn hơn răng khỏe mạnh.

Sau khoảng vài năm, răng đã điều trị tuỷ sẽ trở nên giòn và dễ vỡ, mẻ, đổi màu, không còn đảm bảo được chức năng như trước.

Để giữ được thẩm mỹ và chức năng của răng, bắt buộc bạn phải thực hiện trám răng hoặc bọc răng sứ. Đặc biệt, cần phải phục hình càng sớm càng tốt, trước khi quá trình vôi hóa răng xảy ra.

4. Cách chăm sóc răng miệng sau khi điều trị tủy

Răng sau khi điều trị tủy thường yếu hơn những răng còn lại. Do đó bạn cần có chế độ chăm sóc đặc biệt cho răng như:

– Hạn chế nhai tại vị trí răng mới điều trị tủy, thậm chí tránh nhai sau vài giờ để chất trám trên răng không bị bong

– Tránh ăn các loại thức ăn quá cứng, dai, nóng hay lạnh để tránh tổ chức răng không kịp thích ứng gây vỡ, nứt răng

– Nên ăn thức ăn mềm, cắt thành miếng nhỏ để không tạo áp lực cho răng

– Giữ vệ sinh cho vùng điều trị bằng cách đánh răng nhẹ nhàng, kết hợp nước súc miệng kháng khuẩn

– Đến gặp bác sĩ ngay nếu chất trám trên răng bị bong hay vỡ

Ăn thức ăn mềm sau khi điều trị tủy

Ăn thức ăn mềm sau khi điều trị tủy

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc viêm tủy răng bao lâu thì khỏi. Tình trạng viêm tủy răng tiến triển nặng sẽ gây ra những bất lợi cho sức khỏe răng miệng của người bệnh. Do đó, khi thấy răng miệng có những biểu hiện bất thường, hãy đến ngay Nha khoa Paris để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Viêm tủy răng
Chữa tủy răng có đau không? Những lưu ý khi lấy tủy răng

Chữa tủy răng có đau không? Những lưu ý khi lấy tủy răng

Chữa tủy răng là phương pháp thường áp dụng để điều trị viêm tủy răng. Qua đó giúp loại bỏ cơn đau do tổn thương tủy và ngăn chặn nguy

Ngày 26/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Răng chết tủy: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Răng chết tủy: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Tủy răng có nhiệm vụ nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác cho răng. Do đó, khi răng chết tủy, răng sẽ bị tổn thương nghiêm trọng kéo theo

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Viêm tủy răng có mủ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Viêm tủy răng có mủ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Viêm tủy răng là bệnh lý về răng miệng thường gặp, có nguy cơ mất răng cao. Trong đó, viêm tủy răng có mủ là một dạng của viêm tủy

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Nhức răng kinh khủng là do đâu? Cách khắc phục triệt để

Nhức răng kinh khủng là do đâu? Cách khắc phục triệt để

Nhức răng kinh khủng là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến, gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Nguyên nhân gây nhức răng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
5 Dấu hiệu điều trị tủy răng thất bại và cách khắc phục

5 Dấu hiệu điều trị tủy răng thất bại và cách khắc phục

Điều trị tủy răng được thực hiện nhằm loại bỏ hết phần tủy răng bị viêm, giúp bảo tồn răng thật tối đa. Mặc dù không quá phức tạp nhưng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Viêm tủy răng có tự khỏi không? Trường hợp cần điều trị tủy răng

Viêm tủy răng có tự khỏi không? Trường hợp cần điều trị tủy răng

Tủy răng được liên kết với hệ thống dây thần kinh cảm giác và mạch máu giúp nuôi dưỡng răng. Mặc dù được bao bọc bởi lớp men răng và

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh