Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tủy răng là gì? Cấu tạo và chức năng quan trọng của tủy răng

Dù là bộ phận rất quen thuộc, nhưng ắt hẳn không phải ai cũng biết tủy răng là gì? Có cấu tạo ra sao? Chức năng như thế nào? Vậy trong bài viết dưới đây, Nha Khoa Paris sẽ giải đáp chi tiết những câu hỏi trên.

1. Tủy răng là gì

Tủy răng là bộ phận nằm ở giữa ngà răng, được tạo thành từ khối mô liên kết gồm nhiều mạch máu, dây thần kinh quan trọng… Tủy răng kết nối trực tiếp với cuống răng và được bảo vệ bởi lớp men, ngà răng xung quanh (1).

Tủy răng tồn tại ở cả hai phần thân răng và chân răng. Do có chứa nhiều mạch máu nên tủy răng có màu đỏ hồng.

Tủy răng là gì

Tủy răng là bộ phận nằm giữa ngà răng

2. Cấu tạo của tủy răng

Tủy răng có cấu tạo gồm 2 bộ phận chính là buồng tủy và ống tủy.

– Buồng tủy: Buồng tủy là khoang chứa tủy nằm ở phần thân răng. Trần tủy có hình dạng lồi lõm và có các sừng tủy tương ứng với các múi hoặc các thùy. Sàn buồng tủy có chứa các lỗ ống tủy. Sàn tủy chỉ có ở các răng nhiều chân.

– Ống tủy: Ống tủy là khoang chứa tủy ở chân răng. những sợi mô nhỏ, mảnh và được phân nhánh từ buồng tủy xuống đến chóp răng. Nhóm răng cửa thường chỉ có 1 ống tủy, răng cối lớn có thể chứa đến 3 – 4 ống tủy.

Theo cấu trúc mô học, tủy răng là một khối mô liên kết với các thành phần quan trọng như: dây thần kinh, mạch máu, nguyên bào sợi, tế bào mô… Đây đều là những thành phần rất quan trọng, giúp cho tủy răng có thể thực hiện tốt các chức năng (2).

3. Chức năng của tủy răng là gì

Tủy răng có chức năng là sửa chữa, tái tạo ngà răng, nuôi dưỡng răng, dẫn truyền cảm giác đến răng và miễn dịch nhằm hỗ trợ bảo vệ răng (3).

– Chức năng sửa chữa, tái tạo các mô ngà răng: Răng bị tổn thương hoặc hư hỏng, tủy răng có khả năng tự tái tạo một số mô ngà răng để bảo vệ răng khỏi vi khuẩn và tác động bên ngoài.

– Chức năng nuôi dưỡng răng: Các mạch máu trong tủy răng vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng phức hợp ngà – tủy, giúp các tế bào phát triển và bảo vệ răng chắc khỏe.

– Chức năng dẫn truyền các cảm giác: Tủy răng chứa các dây thần kinh, truyền tải các cảm giác nếu có kích thích đến răng. Khi bị tác động, tổn thương, dây thần kinh trong tủy răng sẽ gửi tín hiệu đau, ê buốt, khó chịu đến não bộ, giúp nhận biết, phản ứng trước các vấn đề về răng miệng.

– Chức năng miễn dịch nhằm hỗ trợ bảo vệ răng: Các tế bào trong tủy sẽ phát hiện, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại và bảo vệ răng.

Chức năng của tủy răng là gì

Tủy răng có chức năng quan trọng

4. Các bệnh lý tủy răng

Các bệnh lý về tủy răng thường gặp gồm có: viêm tủy răng cấp, viêm tủy răng có phục hồi, viêm tủy răng không phục hồi và hoại tử tủy.

– Viêm tủy răng cấp: Các mạch máu và dây thần kinh trong tủy phản ứng đột ngột với các tác nhân gây kích thích. đau nhức răng tự phát thường xuyên xuất hiện, đặc biệt là vào ban đêm. Khi cơn đau kết thúc. viêm tủy răng cấp có mủ, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn kèm theo cảm giác gõ trống trong tai.

– Viêm tủy răng có phục hồi: Các mô tủy răng chỉ bị viêm ở mức độ nhẹ và có thể hồi phục nếu như được điều trị sớm và đúng cách. thực phẩm nóng, lạnh hoặc chua, răng sẽ bị ê buốt . Triệu chứng của bệnh không rõ ràng nên rất dễ bị bỏ qua.

– Viêm tủy răng không phục hồi: Mô tủy bị viêm nhiễm ở mức độ nặng và không thể phục hồi. Cơn đau nhức răng âm ỉ thường xuyên xuất hiện, lan sang cả những vùng lân cận. Thời gian đau mỗi lần có thể kéo dài đến vài tiếng,  sưng hạch bạch huyết, sốt…

– Hoại tử tủy: Tình trạng đau nhức không xuất hiện do tủy răng đã chết. Thân răng bị đổi màu, tủy hoại tử có thể chảy ra ngoài. răng còn có nguy cơ bị lung lay và mất răng vĩnh viễn (4).

Các bệnh lý tủy răng

Tủy răng bị viêm nhiễm nặng

5. Khi nào cần lấy tủy răng

Phương pháp lấy tủy răng sẽ được chỉ định trong các trường hợp dưới đây:

– Tủy răng bị viêm nhiễm, nhiễm độc hóa chất, sang chấn vật lý…

– Răng bị sâu nặng, viêm tủy.

– Răng bị nứt, vỡ, tủy răng lộ ra ngoài

– Tủy răng bị hoại tử, nhiễm trùng.

Tủy răng bị viêm nhiễm ở mức độ nào thì cũng không thể tự khỏi. Các dấu hiệu tủy viêm như đau nhức dai dẳng, ê buốt răng, thân răng đổi màu… khách hàng cần nhanh chóng đến nha khoa để điều trị tủy. vi khuẩn gây bệnh sẽ tiếp tục lan nhanh, làm ảnh hưởng đến vùng xương quanh răng và gây rụng răng.

Khi nào cần lấy tủy răng

Tủy răng bị viêm nhiễm cần tiến hành lấy tủy

6. Lấy tủy răng có đau không

Quá trình lấy tủy răng hoàn toàn không đau nhức do có sự hỗ trợ của thuốc tê. Thuốc tê sẽ ức chế dẫn truyền dây thần kinh ngoại vi, làm mất cảm giác ở vùng răng cần chữa tủy.

Khoảng 1 – 2 giờ sau khi lấy tủy, khách hàng sẽ cảm thấy hơi ê, nhức do thuốc tê đã hết tác dụng. Nguyên nhân gây đau là vật liệu trám bít ống tủy còn mới, chưa thích ứng được với môi trường khoang miệng.

Bác sĩ sẽ kê một số thuốc như Paracetamol, Ibuprofen… để giảm cơn đau nhanh chóng. Tình trạng đau chỉ kéo dài trong khoảng 1 ngày rồi biến mất nên khách hàng không cần phải quá lo lắng.

7. Cách chăm sóc răng miệng giúp bảo vệ tủy răng

Để bảo vệ tủy răng và duy trì sức khỏe răng miệng, khách hàng nên chăm sóc răng miệng cẩn thận hàng ngày:

– Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng sau khi dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

– Chải răng với lực nhẹ và đảm bảo tác động tới tất cả các bề mặt của răng.

– Đánh răng theo chiều dọc hoặc đường tròn để tránh làm tổn thương tới men răng.

– Chọn kem đánh răng chứa fluoride như Dr. Kool, NUSKIN AP24… để giúp tăng cường sự bảo vệ và tái tạo men răng.

– Dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước làm sạch từng kẽ răng, giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn ở những vị trí mà bàn chải thông thường khó tiếp cận đến.

– Sử dụng nước muối sinh lý hoặc các sản phẩm nước súc miệng chuyên dụng sau khi chải răng giúp loại bỏ vi khuẩn còn sót lại và làm sạch miệng hiệu quả hơn.

– Không nên chải răng ngay sau khi ăn mà cần đợi ít nhất 30 phút để tránh làm tổn thương tới men răng.

– Điều trị sớm các bệnh lý răng nướu như sâu răng, áp xe nướu, viêm nha chu…

– Thăm khám nha sĩ và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần.

– Chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ngọt, rượu bia, đồ cứng…

– Uống đủ nước lọc mỗi ngày giữ cho miệng luôn ẩm, hỗ trợ diệt vi khuẩn và ngăn ngừa sự hình thành mảng bám.

Cách chăm sóc răng miệng giúp bảo vệ tủy răng

Cách chăm sóc răng miệng giúp bảo vệ tủy răng

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin về tủy răng là gì cũng như cấu tạo, chức năng… của tủy răng. Nếu còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến tủy răng, khách hàng hãy liên hệ đến Nha Khoa Paris để được giải đáp kịp thời.

Hiển thị nguồn

Cleveland Clinic: “What Is Tooth Pulp?”
Healthline: “Tooth Pulp: Function and What Can Affect It”
Verywell Health: “Tooth Pulp Function and Inflammation”
BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG HÀ NỘI: “TUỶ RĂNG LÀ GÌ? DẤU HIỆU CỦA VIÊM TUỶ – QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ VIÊM TUỶ RĂNG”
Trang Colgate: “Lấy Tủy Răng Là Gì? Quy Trình Thực Hiện Điều Trị Tủy Răng”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh tủy răng
Tại sao tủy răng bị thối, 5 nguyên nhân phổ biến

Tại sao tủy răng bị thối, 5 nguyên nhân phổ biến

Tủy răng có chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu, giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với răng. Khi tủy răng bị thối, sức khỏe răng, nướu

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Tủy răng bị thối do đâu? Điều trị thế nào với trẻ em và người lớn

Tủy răng bị thối do đâu? Điều trị thế nào với trẻ em và người lớn

Tủy răng bị thối nếu không được điều trị kịp thời có thể mang lại mối hiểm họa khôn lường cho sức khỏe răng miệng. Vậy nguyên nhân nào

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
5 Dấu hiệu điều trị tủy răng thất bại và cách khắc phục

5 Dấu hiệu điều trị tủy răng thất bại và cách khắc phục

Điều trị tủy răng được thực hiện nhằm loại bỏ hết phần tủy răng bị viêm, giúp bảo tồn răng thật tối đa. Mặc dù không quá phức tạp nhưng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Thời gian điều trị tủy răng kéo dài bao lâu: Nha Khoa Paris

Thời gian điều trị tủy răng kéo dài bao lâu: Nha Khoa Paris

Điều trị tủy là một dịch vụ nha khoa được sử dụng rất rộng rãi ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khách hàng đang lăn tăn về

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Làm chết tủy răng có đau không? Các yếu tố làm tủy răng bị chết

Làm chết tủy răng có đau không? Các yếu tố làm tủy răng bị chết

Với những trường hợp viêm tủy, hoại tử tủy răng do viêm lợi hay sâu răng sẽ gây đau nhức dai dẳng, khó khăn ăn nhai. Lúc đó, buộc phải

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy