Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Trám răng là gì? khi nào nên trám răng và quy trình trám

Trám răng là một dịch vụ mà hầu hết các nha khoa trên thị trường đều cung cấp. Phương pháp trên không chỉ khắc phục nhiều khuyết điểm của hàm răng như mòn cổ chân răng, nứt, mẻ… mà còn cải thiện được chức năng ăn nhai. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về quy trình, các vật liệu được sử dụng, ưu và nhược điểm của trám răng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về phương pháp trên.

1. Tìm hiểu về trám răng

Trám răng (hàn răng) là một kỹ thuật trong nha khoa mà bác sĩ sử dụng những vật liệu nhân tạo để bổ sung vào phần mô răng đang bị khuyết thiếu do nứt, mẻ, bệnh lý sâu răng… Răng sau khi trám sẽ cải thiện về tính thẩm mỹ và cả chức năng ăn nhai cơ bản hàng ngày.

Mặc dù là một phương pháp phục hình răng truyền thống, đã xuất hiện từ rất lâu nhưng hiện hàn răng vẫn đang được rất nhiều người lựa chọn. Nguyên nhân là do kỹ thuật thực hiện đơn giản, thời gian nhanh chóng, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào răng hiệu quả…

Phương pháp hàn răng

Phương pháp hàn răng giúp khắc phục những khiếm khuyết trên răng

2. Những vật liệu thường được sử dụng để trám răng

Các loại vật liệu được bác sĩ nha khoa sử dụng nhiều để hàn răng gồm có Amalgam, Composite, sứ, GIC và vàng. Mỗi vật liệu trên sẽ có những ưu và nhược điểm riêng biệt, đáp ứng nhu cầu của mỗi người.

2.1. Trám răng Amalgam

Amalgam là một vật liệu trám răng truyền thống, gồm có chì, đồng, thiếc, bạc… theo một tỉ lệ nhất định. Miếng trám Amalgam có màu trắng bạc và khá cứng chắc nên thường được bác sĩ sử dụng đối với nhóm răng hàm, không đòi hỏi tính thẩm mỹ cao.

Ưu điểm:

– Có tính dẻo nên bác sĩ có thể dễ dàng lấy đầy vào những vị trí đang bị khuyết thiếu của hàm răng.

– Khả năng chịu lực tốt nên đảm bảo được chức năng ăn nhai cơ bản hàng ngày.

– Chi phí thấp.

Nhược điểm:

– Tính thẩm mỹ thấp nên không phù hợp với nhóm răng cửa.

– Trong quá trình ăn uống hàng ngày, miếng trám Amalgam có thể bị đổi màu do tiếp xúc với thực phẩm.

– Dẫn nhiệt khá tốt nên nếu bạn ăn nhai những loại thực phẩm nóng, lạnh thì sẽ có cảm giác ê buốt.

2.2. Trám răng Composite

Composite là một chất liệu tổng hợp, được tạo ra từ Bisphenol A-glycidyl Methacrylate, Urethane Mimethacrylate, Silica… Trong những năm gần đây, vật liệu Composite được rất nhiều người lựa chọn để hàn răng bởi sở hữu nhiều tính năng ưu việt, hơn hẳn so với Amalgam.

Ưu điểm:

– Màu sắc tương tự như men răng thật nên phù hợp cả với nhóm răng cửa, răng nanh.

– Bám chắc vào bề mặt răng và chịu lực khá tốt.

– Dễ dàng tạo hình vật liệu theo phần răng đang bị khuyết thiếu.

– Không gây ra tình trạng kích ứng cho các bộ phận trong khoang miệng.

Nhược điểm:

– Dễ bị đổi màu hoặc bào mòn theo thời gian.

– Chi phí trám Composite cao hơn các vật liệu khác.

2.3. Trám răng Inlay/Onlay bằng sứ

Mặc dù chỉ mới xuất hiện nhưng phương pháp Inlay/Onlay với vật liệu sứ đang dẫn đầu xu hướng hàn răng thẩm mỹ bởi nhiều ưu điểm nổi trội về tính thẩm mỹ. Miếng trám được làm từ sứ cao cấp bằng công nghệ CAD/ CAM nên cho màu sắc tự nhiên như răng thật. Đặc biệt, vật liệu trám có độ bám dính rất tốt nên đảm bảo được hiệu quả phục hình răng.

Ưu điểm:

– Vật liệu trám không bị đổi màu theo thời gian.

– Miếng trám bền chắc, độ ổn định cao.

– Màu sắc của miếng trám tương tự như răng thật.

Nhược điểm:

– Chi phí cao.

– Quy trình trám phức tạp hơn so với những vật liệu khác.

Trám răng Inlay/Onlay bằng sứ

Hàn răng Inlay/Onlay bằng sứ được nhiều người lựa chọn

2.4. GIC

Vật liệu GIC được làm bằng axit acrylic và bột thủy tinh mịn. Chúng có màu sắc khá giống với răng thật và khả năng chống bào mòn cao. Xét về tính thẩm mỹ, GIC được đánh giá cao hơn so với Amalgam tuy nhiên vẫn chưa thể bằng Composite hay vật liệu sứ.

Ưu điểm:

– Màu gần giống với răng thật nên khó nhận ra miếng trám.

– Có chứa Fluor nên hỗ trợ ngăn chặn bệnh lý sâu răng hiệu quả.

– Chi phí thấp.

Nhược điểm:

– Độ bền của GIC không cao bằng vật liệu Amalgam.

– Khả năng chịu lực không cao nên ít được sử dụng cho nhóm răng hàm.

2.5. Vàng

Bên cạnh những vật liệu mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, vàng cũng được không ít người lựa chọn để trám răng. Hợp kim vàng sẽ giúp tăng thêm độ cứng chắc cho miếng trám và khó bong tróc. Bên cạnh đó, so với những vật liệu trám khác, khả năng chống mài mòn của vàng cũng cao hơn.

Ưu điểm:

– Độ cứng chắc cao, đảm bảo được chức năng ăn nhai.

– Có thể sử dụng miếng trám lâu dài.

Nhược điểm:

– Tính thẩm mỹ không được đánh giá cao do màu sắc không giống với răng tự nhiên.

– Chi phí cao hơn các loại vật liệu trám khác khá nhiều.

– Có thể gây đau nhức do sự tương tác giữa nước bọt trong khoang miệng và kim loại.

Vật liệu vàng có tính thẩm mỹ không cao

Vật liệu vàng có tính thẩm mỹ không cao

3. Ưu điểm của trám răng

So với phương pháp phục hình răng bằng bọc răng sứ thẩm mỹ hay dán sứ veneer, hàn răng có những ưu điểm sau: chi phí thấp, không xâm lấn tới cấu trúc răng thật, không gây đau buốt và thời gian thực hiện nhanh chóng.

– Chi phí: Thực tế, chi phí hàn răng rẻ hơn khá nhiều so với bọc răng sứ thẩm mỹ và dán sứ veneer nên phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người.

– Không xâm lấn tới cấu trúc răng: Khi áp dụng kỹ thuật trám răng, bạn sẽ không cần phải mài men răng thật. Nhờ vậy, cấu trúc của răng được bảo tồn tối đa. Đây là một ưu điểm khá lớn so với bọc răng sứ thẩm mỹ.

– Không gây đau buốt: Do không tác động đến cấu trúc răng nên toàn bộ quá trình hàn răng diễn ra vô cùng nhẹ nhàng, không gây đau nhức hay ê buốt, khó chịu.

– Thời gian thực hiện nhanh chóng: Đối với những răng bị khiếm khuyết nhẹ, quá trình hàn răng chỉ kéo dài trong 10 – 15 phút. Những trường hợp nặng hơn, nhiều xoang sâu thì mất khoảng 30 – 45 phút. Do đó, bạn có thể hoàn tất quá trình hàn răng chỉ trong một lần hẹn duy nhất.

4. Nhược điểm của trám răng

Phương pháp hàn răng vẫn còn tồn tại những nhược điểm về tính thẩm mỹ, độ bền và chỉ có thể áp dụng được với những trường hợp nhẹ.

– Tính thẩm mỹ: Một số vật liệu trám như Amalgam, vàng… rất dễ bị lộ trên bề mặt răng. Những vật liệu khác như Composite hay GIC, Composite… có màu sắc khá giống với răng tự nhiên nhưng vẫn không thể có tính thẩm mỹ cao như bọc răng sứ hay dán sứ veneer. Do đó, đối với nhóm răng cửa hay răng nanh, các bác sĩ thường không khuyến khích hàn răng.

– Độ bền: Độ bền của miếng trám cũng kém hơn so với răng sứ. Thậm chí, nếu như phải chịu lực tác động mạnh, miếng trám còn dễ bị nứt, vỡ…

– Chỉ áp dụng cho trường hợp nhẹ: Phương pháp hàn răng chỉ phù hợp với trường hợp răng bị nứt, mẻ, sâu nhẹ… Bởi nếu như răng có khiếm khuyết nặng, miếng trám sẽ nhanh chóng bị bong ra ngoài dưới tác động của lực ăn nhai hàng ngày.

5. Khi nào nên trám răng

Phương pháp hàn răng thẩm mỹ nên được thực hiện trong những trường hợp sau:

– Sâu răng: Vi khuẩn gây bệnh sâu răng sẽ phá hủy cấu trúc răng và tạo ra các lỗ sâu. Đối với những lỗ sâu nhỏ, bác sĩ sẽ tiến hành trám để ngăn chặn vi khuẩn tiếp tục ăn sâu vào tủy và chân răng.

– Răng bị nứt, vỡ, mẻ: Nếu phải chịu những lực tác động mạnh, răng có thể bị nứt, mẻ… Khi đó, bạn nên trám răng để tái tạo hình dạng ban đầu và đảm bảo chức năng ăn nhai hàng ngày.

– Mòn cổ chân răng: Cổ chân răng bị mài mòn, mất đi phần men răng và ngà răng sẽ khiến cho răng trở nên nhạy cảm hơn và dễ ê buốt. Với trường hợp trên, bạn cũng nên trám để phục hồi phần răng đã bị khuyết thiếu.

Răng thưa: Nếu như răng bị thưa nhẹ, khoảng cách giữa hai răng không quá lớn, bạn cũng có thể tiến hành trám để đảm bảo tính thẩm mỹ tốt hơn và hạn chế bị giắt thức ăn.

– Ngừa sâu răng ở trẻ: Phương pháp hàn răng cũng được bác sĩ khuyến cáo nên áp dụng với những trẻ có các rãnh sâu ở răng hàm. Mục đích là để ngăn chặn thức ăn bám lại, gây ra bệnh lý sâu răng.

Phương pháp hàn răng phù hợp với trường hợp sâu nhẹ

Phương pháp hàn răng phù hợp với trường hợp răng sâu ở mức độ nhẹ

6. Các bước trám răng thẩm mỹ

Quy trình hàn răng bao gồm các bước như sau:

– Bước 1: Bác sĩ thăm khám răng miệng tổng quát để xác định mức độ tổn thương của răng cần trám và tư vấn vật liệu trám phù hợp.

– Bước 2: Bác sĩ làm sạch các mô răng bị hư hỏng (trong trường hợp sâu răng). Đây là khâu cực kỳ quan trọng để loại bỏ toàn bộ vi khuẩn gây hại và đảm bảo hiệu quả phục hình răng.

– Bước 3: Bác sĩ tiến hành so màu răng để lựa chọn màu của vật liệu trám sao cho phù hợp nhất.

– Bước 4: Thực hiện trám để che lấp đi các khiếm khuyết trên răng và sử dụng đèn quang hợp để làm khô vết trám.

– Bước 5: Bác sĩ kiểm tra lại vết trám và căn chỉnh sao cho chuẩn khớp cắn, không gây cộm cấn hay khó chịu trong quá trình sử dụng.

7. Một số lưu ý sau khi trám răng

Sau khi áp dụng kỹ thuật hàn răng, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

– Chải răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối bằng bàn chải mềm.

– Tới nha khoa khám răng định kỳ 6 tháng/lần hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ.

– Không nên ăn uống trong 2 giờ đầu sau khi hàn răng để vật liệu trám đạt được độ cứng phù hợp và thích ứng với răng tốt hơn.

– Tránh ăn những thực phẩm cứng, dai như gân bò, sụn… bởi sẽ tạo áp lực lên răng, khiến cho miếng trám bị bong tróc.

– Không dùng thực phẩm sẫm màu trong 2 – 3 ngày đều để tránh miếng trám bị nhiễm màu.

– Dùng chỉ nha khoa chuyên dụng hoặc máy tăm nước để làm sạch sẽ răng.

– Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối pha loãng 0,9% 2 – 3 lần/ngày.

– Liên hệ ngay với bác sĩ nếu như có bất thường như đau nhức dai dẳng, miếng trám bị nứt…

Người mới trám răng không nên ăn thực phẩm cứng

Người mới trám răng không nên ăn thực phẩm cứng

Như vậy, trám răng là một phương pháp nha khoa khá hiệu quả với chi phí phải chăng. Sau khi trám, các khuyết điểm của răng như nứt, mẻ, răng thưa… đều sẽ được khắc phục. Tuy nhiên, lưu ý quan trọng là bạn cần thực hiện tại những địa chỉ uy tín để đảm bảo an toàn với sức khỏe răng nướu.

Hiển thị nguồn

Colgate: “Trám răng là gì? Quy trình trám răng sâu không đau”
WebMD: “Dental Health and Tooth Fillings”
Cleveland Clinic: “Dental Fillings: Materials, Types, Sensitivity and Allergy Issues”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Trám răng
Giải đáp: Trám răng nhiều lần thì có làm tổn hại gì không

Giải đáp: Trám răng nhiều lần thì có làm tổn hại gì không

Trám răng là một phương pháp nha khoa thường được áp dụng với trường hợp răng bị mẻ, vỡ, có lỗ sâu răng… Tuy nhiên, rất nhiều người

Ngày 01/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Trám kẽ răng bị đen, hở, thưa có nên hay không? Bác sĩ giải đáp

Trám kẽ răng bị đen, hở, thưa có nên hay không? Bác sĩ giải đáp

Rất nhiều người gặp phải tình trạng răng bị đen ở kẽ, các răng bị thưa, cách xa nhau. Và có rất nhiều phương pháp để cải thiện tình

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Răng trám bị Đau nhức, Ê Buốt: Nguyên nhân & Cách Điều Trị

Răng trám bị Đau nhức, Ê Buốt: Nguyên nhân & Cách Điều Trị

Răng trám bị nhức, ê buốt xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào thời điểm, mức độ và tình trạng thực tế của mỗi

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Amalgam là gì? Trám răng bằng Amalgam có tốt không?

Amalgam là gì? Trám răng bằng Amalgam có tốt không?

Trám răng Amalgam là một kỹ thuật phục hình để lấp đầy mô răng, tạo hình thể răng khi răng mắc bệnh lý và hư hỏng cấu trúc. Vậy hàn

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Có nên Trám răng CẤM không? Giá bao nhiêu tiền? Dùng vật liệu gì

Có nên Trám răng CẤM không? Giá bao nhiêu tiền? Dùng vật liệu gì

Trám răng cấm là phương pháp khắc phục tình trạng sâu răng, phục hồi chức năng cho chiếc răng cối số 6 đơn giản và tiết kiệm nhất. Vậy

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Răng bị nứt có tự lành được không | Nhận biết và cách xử lý

Răng bị nứt có tự lành được không | Nhận biết và cách xử lý

Một chiếc răng bị nứt có thể là hệ quả khi nhai thức ăn cứng, nghiến răng, chấn thương mạnh hoặc thậm chí là do tuổi tác. Đây là tình

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải