Viêm tủy răng là bệnh lý nguy hiểm, gây ra nhiều hệ lụy như rụng răng, viêm xương, nhiễm trùng máu… Bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu như phát hiện sớm. Tuy nhiên, quy trình điều trị tủy răng cần khoa học, chuẩn Bộ Y tế thì mới đảm bảo được hiệu quả và không gây hại tới răng, nướu.
Khi tới nha khoa, bạn được trực tiếp bác sĩ thăm khám toàn bộ răng miệng. Bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang răng để biết chính xác vị trí và tình trạng của những răng đang bị viêm tủy.
Sau khi nhận kết quả chụp phim, bác sĩ sẽ chẩn đoán mức độ viêm nhiễm của tủy răng và xây dựng phương pháp điều trị tối ưu.
Chụp X-quang là bước quan trọng trong quy trình điều trị tủy răng
Bạn được bác sĩ vệ sinh răng miệng tổng thể bằng việc lấy cao răng, súc miệng… Đây là bước quan trọng để ngăn chặn nhiễm trùng cũng như giúp bác sĩ dễ dàng thao tác trong quá trình điều trị.
Sau khi răng miệng đã được vệ sinh sạch sẽ, bác sĩ sẽ gây tê với một lượng thuốc phù hợp. Thuốc tê có công dụng ức chế dẫn truyền dây thần kinh tạm thời, giúp bạn mất cảm giác tại vùng răng cần điều trị tủy.
Bác sĩ tiến hành đặt đế cao su ôm khít sát vào vị trí của răng cần chữa tủy. Đế cao su sẽ có nhiệm vụ cô lập răng, ngăn chặn nước bọt, vi khuẩn ở trong khoang miệng xâm nhập vào ống tủy trong quá trình điều trị.
Chưa kể, đế cao su còn giúp cho các loại thuốc được sử dụng khi chữa tủy không bị tràn ra khoang miệng, gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa.
Bác sĩ sử dụng một mũi khoan chuyên dụng trong nha khoa để khoan một đường nhỏ trên thân răng nhằm thông thẳng xuống ống tủy. Kế tiếp, bác sĩ dùng trâm nội nha để hút những mô tủy bị viêm nhiễm ra bên ngoài.
Sau khi các mô tủy viêm đã bị hút ra ngoài, bác sĩ sẽ rửa sạch ống tủy và tiếp tục chụp phim X-quang để xác định chính xác xem còn tủy viêm hay không. Nếu các mô tủy bị viêm nhiễm vẫn còn, bạn cần tiếp tục lấy tủy.
Lấy tủy viêm
Khi phần tủy viêm được loại bỏ toàn bộ, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành tạo hình ống tủy. Đây là công đoạn khá quan trọng, giúp ống tủy về trạng thái ổn định và nâng cao hiệu quả của quá trình điều trị tủy răng.
Sau khi ống tủy đã được tạo hình, các bác sĩ sẽ vệ sinh, khử khuẩn và trám bít ống tủy để ngăn ngừa vi khuẩn gây hại ở khoang miệng xâm nhập vào sâu bên trong. Vật liệu thường được bác sĩ sử dụng là Gutta Percha. Vật liệu trên đã vượt qua những yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng nên không gây kích ứng khoang miệng.
Cuối cùng, bác sĩ trám răng bằng vật liệu Composite, GIC… để khôi phục chức năng ăn nhai của hàm răng. Tuy nhiên, răng sau khi chữa tủy rất dễ bị vỡ nên các bác sĩ có thể tư vấn bọc răng sứ để đảm bảo khả năng phục hình răng tốt nhất.
Bạn cần tới nha khoa tái khám theo thời gian mà bác sĩ đã chỉ định để kiểm tra răng sau chữa tủy. Nếu như có bất kỳ vấn đề gì xảy ra, bác sĩ sẽ xử lý sớm nhằm tránh gây ảnh hưởng xấu tới răng miệng.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Linh Trang, với phương pháp điều trị tủy truyền thống, bạn cần phải lấy tủy răng 2 – 3 lần mới có thể loại bỏ hết tủy viêm. Tuy nhiên, hiện nhiều nha khoa đã ứng dụng công nghệ Reciproc Blue giúp rút ngắn thời gian điều trị và bảo tồn cấu trúc răng.
Số lần lấy tủy còn phụ thuộc vào tình trạng của răng. Cụ thể như sau:
– Với răng có ít chân:
Nếu răng có ít chân, 1 – 2 ống tủy như răng cửa, răng cửa bên hay răng tiền hàm thì quá trình điều trị sẽ được gói gọn trong 1 buổi duy nhất.
– Với răng có nhiều chân:
Nhóm răng cối có nhiều chân và ống tủy nên thời gian điều trị chắc chắn sẽ lâu hơn. Bạn cần tới nha khoa ít nhất 2 lần. Thậm chí, đối với trường hợp viêm nặng, quá trình điều trị còn có thể kéo dài sang lần hẹn thứ 3.
Theo bác sĩ Trang, chữa tủy răng có thể kéo dài 5 – 6 ngày trong trường hợp răng cần điều trị có nhiều chân răng và ống tủy. Còn nếu như răng chỉ bị viêm nhiễm nhẹ, có 1 – 2 ống tủy thì quá trình điều trị sẽ kết thúc trong 1 buổi với thời gian từ 45 – 60 phút.
Trên thực tế, thời gian chữa tủy răng còn phụ thuộc vào công nghệ. Với công nghệ hiện đại, quá trình điều trị sẽ được rút ngắn đáng kể so với phương pháp truyền thống.
Sau khi lấy tủy răng, bạn sẽ gặp phải hiện tượng ê buốt trong vòng 1 ngày đầu tiên. Sang đến ngày thứ 2, nếu như ở trạng thái bình thường, bạn sẽ không bị ê răng. Khi ăn nhai, răng có thể vẫn sẽ bị ê nhưng cũng chỉ ở mức độ nhẹ. Hiện tượng trên sẽ biến mất sau khoảng 2 – 3 ngày nên bạn không cần lo lắng.
Ngoài ra, nếu chạm vào răng, bạn cũng sẽ bị đau nhức. Mức độ ê răng sẽ phụ thuộc vào tình trạng và vị trí của răng. Nếu như răng chữa tủy bị viêm nặng, có nhiều ống tủy thì hiện tượng đau sẽ nhiều hơn so với trường hợp nhẹ.
Sau khi chữa tủy răng, bạn cần:
– Tránh ăn nhai những thực phẩm quá cứng như kẹo cứng, mía… bởi răng sau khi chữa tủy rất dễ vỡ.
– Ăn thực phẩm quá nóng/lạnh sẽ khiến cho tình trạng ê buốt răng thêm nghiêm trọng.
– Chải răng đều đặn 2 lần/ngày để giữa vệ sinh răng miệng.
– Dùng chỉ nha khoa/máy tăm nước và nước súc miệng để ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển.
– Chải răng nhẹ nhàng để tránh làm mòn răng đã điều trị tủy.
– Khám nha khoa định kỳ để bác sĩ kiểm tra răng miệng và làm sạch cao răng.
– Liên hệ ngay với bác sĩ nếu như có dấu hiệu lạ sau khi điều trị tủy như sưng tấy nướu, đau nhức dai dẳng…
Thực phẩm cứng gây hại đến răng sau khi chữa tủy
Chắc hẳn những thông tin ở bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình điều trị tủy răng. Nhìn chung, điều trị tủy là một kỹ thuật không quá phức tạp. Tuy nhiên, bạn vẫn nên lựa chọn địa chỉ uy tín để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, tránh tình trạng tủy viêm vẫn bị sót lại sau khi chữa trị.
MSD Manuals: “Viêm tủy – Rối loạn Nha Khoa”
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ưowng Hà Nội: “Quy trình điều trị viêm tuỷ răng”
Cleveland Clinic: “Pulpitis: Types, Symptoms & Treatment”
Viêm tủy răng sưng má không chỉ khiến người bệnh thấy đau nhức, khó chịu mà nếu không điều trị kịp thời, bệnh còn gây nên những biến
Tủy răng là bộ phận quan trọng của răng chứa mạch máu và dây thần kinh. Khi răng bị viêm tủy sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, tăng
Răng bọc sứ bị viêm tủy gây ra cảm giác ê buốt và những cơn đau nhức kéo dài, ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai, nghiêm trọng hơn là hoại
Nhức răng kinh khủng là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất, gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Nguyên nhân gây nhức
Viêm tủy răng có mủ là tình trạng các mô tủy ở chân răng bị nhiễm trùng nặng, gây đau nhức dai dẳng. Bệnh có thể xảy ra do nhiều nguyên
Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, Implant, bọc răng sứ
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×