16/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Bọc răng sứ bị cộm là tình trạng thường xuyên gặp phải sau khi bọc sứ. Vậy, làm răng sứ bị kênh cộm gây ra ảnh hưởng gì? Nguyên nhân và cách khắc phục ra sao? Bạn hãy theo chân các chuyên gia nha khoa tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Sau khi bọc răng sứ bị cộm có thể là do cảm giác chưa quen với chiếc răng giả mới trong miệng, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy có sai sót trong quá trình làm răng sứ.
Thông thường, cảm giác vướng cộm sau khi bọc răng sứ do không quen sẽ biến mất sau khoảng 2 – 3 ngày. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì chắc chắn đã có vấn đề.
Cảm giác sau khi bọc răng sứ nhai bị cộm thông thường là do mão sứ thiết kế không chuẩn.
Răng sứ chế tác không đúng kích thước, tỷ lệ và thông số so với dấu thân răng thật sẽ gây nên tình trạng răng giả không đều như các răng thật.
Tình trạng này thường sẽ hay gặp phải tại các phòng khám nha khoa nhỏ lẻ. Bởi những cơ sở nhà khoa này thường lấy dấu răng theo cách thủ công nên sẽ khiến kích thước răng sứ bị sai khi chế tác.
Hoặc đơn giản do tay nghề của nhân viên chế tác răng sứ không cao, không đảm bảo đúng kích thước và tỉ lệ.
??? VIDEO Quy trình chế tác răng sứ chuẩn
Kỹ thuật tay nghề của bác sĩ cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng bọc răng sứ nhai bị cộm.
Với các bác sĩ non tay nghề, tỉ lệ lắp răng sứ bị sai khớp cắn, không sát khít so với viền nướu tương đối cao.
Dù răng sứ có được chế tạo chuẩn nhưng không có kinh nghiệm lắp răng thực tế thì sẽ không thể căn chỉnh được nên để răng sứ dừng ở vị trí nào trên thân răng.
Nếu quá sát khít thì nướu sẽ bị áp lực mỗi khi ăn nhai gây viêm nhiễm. Còn hở ra quá nhiều sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng chui lọt vào bên trong, gây ảnh hưởng tới thân răng thật.
??? VIDEO Cận cảnh bọc răng sứ khắc phục răng cửa thưa
Quá trình mài răng không chuẩn của bác sĩ cũng sẽ góp phần khiến răng sứ sau khi bọc bị cộm.
Nguyên nhân là do đường mài của bác sĩ không đều. Các phần trên, dưới hoặc các cạnh của thân răng thật không đạt được tỷ lệ hoàn hảo, đoạn mài ít, đoạn mài nhiều.
Do đó, mão sứ khi lắp lên răng thật sẽ khiến vướng cộm ở 1 vài vị trí.
??? VIDEO Cận cảnh quá trình mài răng để lắp răng sứ
Làm răng sứ xong nhai bị cộm đôi khi là do không lấy cao răng trước khi bọc.
Có một vài trường hợp khách hàng có nhiều cao răng khu vực chân răng. Nếu bác sĩ không cạo sạch trước khi lấy dấu răng và lắp răng sứ thì sẽ tạo ra sự sai lệch nhất định.
Làm răng sứ bị cộm đương nhiên sẽ gây ra cảm giác khó chịu, vướng víu đầu tiên. Những cảm giác này sẽ khiến quá trình ăn uống gặp nhiều khó khăn , giảm sự tập trung khi làm việc.
Khi bạn bị khó chịu bởi những cảm giác này, xu hướng thường sẽ dùng lưỡi hay tay đẩy qua lại. Thời gian ngắn thì không sao, nhưng nếu kéo dài thì có thể gây ra vài sự sai lệch nhỏ cho răng.
Răng sứ bị cộm thường nhìn sẽ không được tự nhiên so với các răng thật. Đặc biệt nếu đó là vị trí các răng cửa thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tính thẩm mỹ.
Những khe hở do răng sứ bị cộm tạo ra sẽ là nơi trú ngụ lý tưởng của thực phẩm và vi khuẩn. Khi thực phẩm liên tục bị mắc, giắt lại thì tỷ lệ bạn bỏ sót khi vệ sinh là rất cao.
Từ đó, thực phẩm sẽ dần chuyển hóa thành vi khuẩn hoặc các hoạt chất làm tổn thương tới nướu, lợi & gây ra hôi miệng khi bọc răng sứ. Trường hợp xấu nhất là gây ra tiêu xương hàm, mất răng.
Để chữa bọc răng sứ bị cộm, bác sĩ sẽ cần dựa vào nguyên nhân cụ thể của từng khách hàng để lên phương án tốt nhất.
Dưới đây là một vài phương pháp phổ biến nhất
Nếu răng sứ không sát khít: Bác sĩ sẽ điều chỉnh, cân đối lại sao cho đúng tỉ lệ tiêu chuẩn hơn. Phương pháp này thường chỉ áp dụng cho răng sứ mới lắp.
Nếu có kẽ ở giữa các răng: Bác sĩ sẽ thực hiện hàn trám lại khu vực bị hở, từ đó ngăn không cho thức ăn hay vi khuẩn lọt vào giữa gây khó khăn khi vệ sinh.
Nếu răng sứ chế tác không chuẩn thì biện pháp duy nhất là thay mão sứ mới. Mặc dù, đôi khi có thể mài bớt 1 phần men sứ đi, nhưng khi đó răng sẽ xấu và không được nhẵn mịn.
Trường hợp này bắt buộc bạn vẫn sẽ phải tháo răng sứ cũ làm lại. Bởi thông thường răng sứ nếu muốn tháo chỉ có cách cưa đôi và gỡ ra. Vì vậy việc dùng lại mão sứ cũ là không thể
Sau khi tháo răng sứ, bác sĩ sẽ tinh chỉnh lại đường mài răng cho chuẩn hơn. Sau đó tiến hành lấy dấu răng và thiết kế lại răng sứ mới.
??? VIDEO Tháo răng sứ hỏng
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Bạn có thể thấy rằng, tình trạng bọc răng sứ bị cộm chủ yếu do tay nghề của bác sĩ là chính. Do đó, việc lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín chính là cách tốt nhất để hạn chế tình trạng này.
Nha khoa Paris tự hào là chuỗi chuyên khoa răng sứ hàng đầu tại Việt Nam
Quy trình bọc răng sứ Tiêu chuẩn Pháp : Thẩm mỹ- An toàn- Bền bỉ. Kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm chế tác răng sứ chuẩn từng mm trong bóng, đều đẹp.
Hi vọng với những giải đáp về tình trạng bọc răng sứ bị cộm, bạn đọc đã có được cho mình những câu trả lời hữu ích nhất. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6900 để được giải đáp chi tiết hơn.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×