Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Những cảm giác sau khi bọc răng sứ: có thể bạn chưa biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Đà Nẵng.

Cảm giác sau khi bọc răng sứ bị ê buốt là hiện tượng bình thường và sẽ hết trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, bạn còn có thể bị ngứa nướu răng, nướu đổi màu và cảm giác khác lạ ở vùng xung quanh răng sứ. Tuy nhiên, nếu như bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật hoặc bạn vệ sinh răng miệng không đúng cách thì sẽ có nguy cơ gặp phải những rủi ro như cộm cấn, hôi miệng, đau nhức kéo dài…

1. Các cảm giác sau khi bọc răng sứ thường gặp nhất

Sau khi bọc sứ, bạn có thể trải qua các cảm giác khác lạ so với trạng thái bình thường của miệng, bao gồm cảm giác ê buốt đau nhức nhẹ, nướu bị ngứa và có thay đổi màu sắc.

1.1. Cảm giác khác lạ sau khi bọc sứ

Theo bác sĩ nha khoa Hồ Nhật Anh, sau khi gắn mão sứ lên cùi răng thật, cảm giác khác lạ trong khoang miệng, đặc biệt ở khu vực bọc răng sứ là điều không thể tránh khỏi. Bởi viền nướu sẽ phải tiếp xúc với một vật thể mới.

Tuy nhiên, cảm giác trên sẽ nhanh chóng biến mất chỉ sau một vài giờ khi nướu đã thích ứng được với mão sứ nên bạn không cần phải quá lo lắng.

1.2. Ê buốt và đau nhức nhẹ

Cảm giác ê buốt, đau nhẹ ở răng là điều hầu hết những người bọc sứ đều gặp phải. Bởi bác sĩ cần mài bớt cùi răng thật để điều chỉnh hình thể, tạo kết nối vững chắc giữa mão sứ và răng thật. Dù tỉ lệ mài răng thật có nhiều hay ít thì ê buốt cũng sẽ xảy ra.

Tình trạng trên ở mỗi người khác nhau nhưng phần lớn đều ở mức độ nhẹ. Ngoài ra, nếu bạn chăm sóc cẩn thận, cơn đau, buốt cũng nhanh chóng thuyên giảm.

Cảm giác ê nhức nhẹ sau khi bọc sứ là điều khó tránh khỏi - cảm giác sau khi bọc răng sứ

Cảm giác ê nhức nhẹ sau khi bọc sứ là điều khó tránh khỏi

1.3. Nướu bị ngứa

Đây là hiện tượng thường gặp nhất đối với trường hợp răng thật phải mài sâu hơn 1mm để mão sứ có thể dính chắc hơn và hạn chế cặn thức ăn giắt lại trong kẽ răng. Ngứa nướu sau khi bọc sứ không hề gây hại tới sức khỏe răng miệng và cũng chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. Ngoài ra, các bác sĩ cũng thông báo trước khi làm răng để bạn chuẩn bị tâm lý.

1.4. Nướu đổi màu

Đối với người có răng nhạy cảm, nướu sẽ bị thâm nhẹ sau khi bọc sứ. Hiện tượng trên thường xuất hiện khoảng 1 – 2 ngày đầu. Sau đó, vùng nướu quanh răng sẽ quay trở lại màu hồng nhạt như bình thường.

2. Những cảm giác bất thường có thể gặp phải sau khi bọc răng sứ

Trên thực tế, có không ít người gặp phải cảm giác bất thường sau khi bọc sứ như: cộm cấn trong quá trình ăn nhai, hơi thở có mùi hôi, sưng tấy lợi, đau nhức kéo dài, hở chân răng… Đây đều là dấu hiệu răng sứ có vấn đề. Bạn nên tới gặp bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

2.1. Cảm giác sau khi bọc răng sứ – Cộm cấn khi ăn nhai

Đây là một tình trạng khá hiếm gặp sau khi bọc răng sứ thẩm mỹ. Cộm cấn răng khiến cho quá trình ăn nhai gặp nhiều khó khăn. Không chỉ vậy, điều đó còn gián tiếp gây các bệnh lý về hệ tiêu hóa.

Bởi khi ăn nhai kém, thức ăn sẽ không được nghiền nát kỹ và làm cho hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các bệnh lý như viêm dạ dày, viêm đại tràng…

2.2. Cảm giác sau bọc răng sứ – Hôi miệng

Về bản chất, bọc răng sứ thẩm mỹ hoàn toàn không gây nên tình trạng hôi miệng. Hơi thở có mùi khó chịu chỉ xảy ra khi bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật hoặc bạn chăm sóc răng miệng không cẩn thận.

Hôi miệng cản trở rất nhiều tới giao tiếp hàng ngày. Những người bị hôi miệng thường ngại nói chuyện và bị đánh mất nhiều cơ hội để phát triển trong công việc.

Hôi miệng do vệ sinh răng miệng không cẩn thận

Hôi miệng

2.3. Sưng tấy lợi và đau nhức kéo dài

Sau một thời gian làm răng sứ, nhiều người gặp phải tình trạng sưng tấy lợi, ửng đỏ và gây đau nhức dữ dội trong quá trình ăn nhai. Hiện tượng trên không thuyên giảm và kéo dài trong nhiều ngày chính là dấu hiệu cho thấy bạn đã gặp phải biến chứng nguy hiểm sau khi bọc sứ. Thậm chí, nếu như không có phương án xử lý kịp thời, viêm nhiễm có thể bị lan rộng, gây áp xe răng và hỏng răng vĩnh viễn. Khi đó, bạn cần điều trị ổ viêm thì mới có thể bọc răng khác.

Điển hình như chị N.K.L 28 tuổi (Thuận Phước, Hải Châu, Đà Nẵng) bọc răng sứ tại một cơ sở nha khoa kém uy tín trên địa bàn thành phố. Sau khi làm răng được hơn 1 tuần, chị vẫn bị sưng lợi và đau nhức tại vị trí bọc răng. Khi đến Nha Khoa Paris, bác sĩ Nhật Anh đã thăm khám và kết luận chị bị nhiễm trùng do mão sứ kém chất lượng. Các bác sĩ tại nha khoa đã tiến hành điều trị triệt để tình trạng viêm nhiễm và bọc lại răng sứ mới.

2.4. Chân răng sứ bị hở

Đây là hiện tượng vùng tiếp giáp giữa chân răng sứ và nướu xuất hiện một khe hở nhỏ. Chân răng bị hở là điều kiện thuận lợi để thức ăn giắt lại trong quá trình ăn nhai.

Vi khuẩn gây hại sẽ có môi trường để phát triển và làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu… Nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ dần xâm nhập vào sâu bên trong răng thật, khiến cho răng ngày càng yếu, thậm chí mất răng vĩnh viễn.

Hở chân răng sau khi bọc sứ

Hở chân răng sau khi bọc sứ

3. Nguyên nhân gây ra những cảm giác bất thường sau khi bọc răng sứ

Những cảm giác bất thường sau khi làm răng sứ thường xảy ra do các nguyên nhân sau:

– Tay nghề bác sĩ:

Hầu hết những biến chứng sau bọc răng sứ thẩm mỹ đều do bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật trong quá trình làm răng. Điển hình như: mài răng sai tỉ lệ, không điều trị triệt để bệnh lý, bọc răng không khít…

– Vệ sinh răng miệng:

Sau khi bọc sứ, các bác sĩ luôn khuyến cáo nên vệ sinh răng miệng cẩn thận để duy trì độ bền đẹp của răng và ngăn chặn những rủi ro. Răng miệng không được làm sạch sẽ khiến cho vi khuẩn phát triển và gây hại tới răng, nướu. Bên cạnh đó, việc chải răng quá mạnh cũng có thể làm mão sứ bị tuột dần và hở cổ chân răng.

– Răng sứ chất lượng kém:

Chất lượng của răng sứ cũng là yếu tố tác động rất lớn đến thành công của ca bọc sứ. Việc sử dụng những loại răng kém chất lượng gây kích ứng nướu, cùi răng và dẫn tới sưng tấy, viêm nhiễm.

Bác sĩ mài răng sai kỹ thuật có thể gây biến chứng

Bác sĩ mài răng sai kỹ thuật có thể gây biến chứng

4. Sau khi bọc sứ bị đau nhức phải làm sao

Theo bác sĩ Nhật Anh, đau nhức là hiện tượng hoàn toàn bình thường sau khi bọc sứ. Bạn có thể dễ dàng xoa dịu cơn đau bằng cách:

– Súc miệng nước muối:

Bạn nên súc miệng nước muối 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần súc 30 – 60 giây. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý hoặc tự pha tại nhà. Nếu tự pha, bạn không nên pha quá mặn bởi có thể gây kích ứng.

– Chườm lạnh:

Bạn cho một vài viên đá lạnh vào túi chườm và xoa nhẹ nhàng lên vùng má bên ngoài vị trí bọc sứ khoảng 10 – 15 phút. Hơi lạnh sẽ xoa dịu cơn đau nhức nhanh chóng.

Bên cạnh đó, chỉ cần bạn có chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, cơn đau nhức răng sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau một vài ngày.

Tuy nhiên, nếu những cơn đau, buốt răng ở mức độ quá nặng và kéo dài, bạn cần liên hệ ngay nha khoa nơi mình đã làm răng để được kiểm tra lại.

5. Những lưu ý khi bọc răng sứ để ngăn ngừa biến chứng

5.1. Trước khi bọc sứ

Để quá trình bọc răng sứ thẩm mỹ diễn ra suôn sẻ, bạn nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:

– Tìm hiểu kỹ các loại răng sứ và nguồn gốc của chúng. Những loại răng tốt sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ, ăn nhai cũng như an toàn với sức khỏe răng miệng.

– Lựa chọn cơ sở uy tín để bọc răng sứ thẩm mỹ, đáp ứng được những tiêu chí như: bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại, quy trình chuẩn y khoa, vật liệu làm răng chính hãng…

– Giữ gìn sức khỏe răng miệng. Bởi nếu như mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu… các bác sĩ cần điều trị triệt để trước khi bọc sứ.

– Nếu như cần chữa trị bệnh lý trước khi làm răng sứ, bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để rút ngắn thời gian.

– Mặc dù các bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết quá trình thực hiện, mức giá, cách chăm sóc… nhưng bạn vẫn nên tìm hiểu trước dịch vụ để có thể dễ dàng trao đổi với bác sĩ.

5.2. Sau khi bọc sứ

Muốn răng sứ giữ được vẻ trắng, đẹp và chức năng ăn nhai tốt trong khoảng thời gian dài, bạn cần:

– Ăn những loại thực phẩm ở dạng mềm, lỏng như cháo, súp, sữa, phô mai… trong vài ngày đầu. Bởi răng sứ vẫn chưa liên kết chặt chẽ được với cùi răng thật.

– Không nên sử dụng các thực phẩm quá cứng, dai hoặc dùng răng cạy nắp chai để tránh tình trạng răng sứ bị nứt, vỡ… ngay cả khi răng sứ đã ổn định.

– Hạn chế dùng những loại thực phẩm sẫm màu như: nước ngọt, tương cà, cà phê, socola… Chúng có thể khiến cho răng sứ bị nhiễm màu.

– Không nên ăn những thực phẩm quá nóng hoặc lạnh bởi sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm hơn và làm giảm chức năng ăn nhai.

– Không nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo ngọt, bắp rang bơ… Chúng rất dễ bám chặt trên răng và đẩy nhanh quá trình hình thành mảng bám.

– Nên nhai đều ở cả hai hàm trong quá trình ăn nhai hàng ngày. Bạn không nên nhai tập trung ở khu vực bọc răng sứ vì sẽ làm răng nhanh chóng bị lỏng lẻo, thậm chí bung ra khỏi răng gốc.

– Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch cặn thức ăn còn mắc lại trong kẽ răng.

– Duy trì thói quen súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng 2 – 3 lần/ngày để ngăn ngừa vi khuẩn gây hại phát triển trong khoang miệng.

– Tới nha khoa thăm khám theo đúng lịch mà bác sĩ đã hẹn để kiểm tra răng sứ và kịp thời xử lý nếu như có bất kỳ vấn đề gì xảy ra.

Bạn nên hạn chế ăn đồ ngọt sau khi bọc sứ

Bạn nên hạn chế ăn đồ ngọt sau khi bọc sứ để bảo vệ sức khỏe răng miệng

Mong rằng qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ những cảm giác sau khi bọc răng sứ và có kế hoạch chăm sóc phù hợp nhất. Bên cạnh đó, để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bạn nên lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín và chăm sóc răng miệng cẩn thận…

Hiển thị nguồn

Kiến Thức Nha Khoa: “Các Vấn Đề Thường Gặp Sau Khi Trồng Răng Sứ”
Sức Khỏe & Đời Sống: “Ðau sau bọc răng sứ, khắc phục thế nào?”
Goebel Family & Cosmetic Dentistry: “What is this weird sensation I feel with my new dental crown?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề cảm giác sau khi bọc răng sứ
Bọc răng sứ có kịp ăn Tết không? Thời điểm thích hợp đi làm

Bọc răng sứ có kịp ăn Tết không? Thời điểm thích hợp đi làm

Với quá trình bọc sứ nhanh chóng chỉ mất 2 – 3 ngày hoặc 5 – 7 ngày (nếu sức khỏe đảm bảo), nên bạn có thể kịp ăn Tết với

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Bọc răng sứ bao lâu thì phải làm lại? Bác sĩ nha khoa trả lời

Bọc răng sứ bao lâu thì phải làm lại? Bác sĩ nha khoa trả lời

Bọc răng sứ là giải pháp được nhiều lựa chọn để khắc phục tình trạng răng sâu, nứt, mẻ… Vậy bọc răng sứ bao lâu thì phải làm lại? Làm

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Bọc răng sứ thẩm mỹ – Sự lựa chọn hoàn hảo cho nụ cười đẹp

Bọc răng sứ thẩm mỹ – Sự lựa chọn hoàn hảo cho nụ cười đẹp

Bọc răng sứ thẩm mỹ là một phương pháp nha khoa nhằm khắc phục nhiều khiếm khuyết của hàm răng như răng thưa, nứt, vỡ… Sau khi bọc sứ,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Có bầu nên bọc răng sứ không? Khi nào nên bọc?

Có bầu nên bọc răng sứ không? Khi nào nên bọc?

Có bầu nên bọc răng sứ không? Bác sĩ cho biết, có bầu sẽ bọc được răng sứ khi các mẹ gặp tình trạng răng miệng bắt buộc phải phục hình

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Giải đáp: bọc răng sứ có nên dùng bàn chải điện không

Giải đáp: bọc răng sứ có nên dùng bàn chải điện không

Bọc răng sứ có nên dùng bàn chải điện không ắt hẳn là vấn đề luôn được nhiều người băn khoăn, thắc mắc. Đối với vấn đề này theo lời

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Bọc răng sứ bị viêm lợi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bọc răng sứ bị viêm lợi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bọc răng sứ bị viêm lợi là hiện tượng phần mô mềm ở nơi tiếp xúc với răng sứ mới phục hình bị tấy đỏ, làm cho răng thật bị yếu đi và

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công