16/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Trước khi bọc răng sứ, bạn chỉ cần lấy tủy nếu răng sâu nghiêm trọng, chấn thương nặng và đã ảnh hưởng tới tủy. Còn nếu răng chỉ bị thưa, lệch lạc nhẹ, xỉn màu nhưng tủy không bị viêm thì bạn không cần tiến hành điều trị tủy răng. Đây là câu trả lời đối với vấn đề “bọc răng sứ có cần lấy tủy không”. Lấy tủy khi bọc răng sứ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng, hàm. Không chỉ vậy, điều đó còn giúp ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng và những biến chứng nguy hiểm khác như hỏng răng gốc, viêm xương hàm…
Bọc răng sứ không cần lấy tủy răng, vì trong quá trình thực hiện, bác sĩ chỉ tiến hành mài cùi răng mà không can thiệp vào tủy răng.
Việc lấy tủy chỉ được thực hiện khi răng bị tổn thương nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng tủy. Trong trường hợp răng thưa, răng lệch nhẹ và tủy không bị viêm, việc lấy tủy không cần thiết. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng về việc lấy tủy hay không cần tuân theo sự đánh giá của bác sĩ nha khoa dựa trên tình trạng răng của bạn.
– Bọc sứ cần lấy tủy khi răng bị sâu nặng
Trong trường hợp răng bị sâu nặng, có khả năng tủy răng bị viêm nhiễm, các bác sĩ nha khoa sẽ khuyên bạn lấy tủy trước khi bọc răng sứ. Tình trạng này phổ biến và ảnh hưởng đến hơn 85% người dân Việt Nam. Quá trình lấy tủy giúp tiêu diệt vi khuẩn và giữ cho răng miệng khỏe mạnh trước khi tiến hành bọc răng sứ.
– Bọc sứ lấy tủy khi răng bị chấn thương nặng
Trong một số trường hợp, răng có thể bị chấn thương nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến tủy. Bác sĩ sẽ lấy tủy để đảm bảo rằng không xảy ra vấn đề nghiêm trọng bên trong răng sau khi bọc sứ.
??? VIDEO Tại sao phải bọc răng sứ sau khi điều trị tủy răng
Không phải lúc nào cũng cần lấy tủy trước khi bọc răng sứ. Dưới đây là những trường hợp mà bạn không cần phải lấy tủy:
Nếu răng trên cung hàm chỉ mọc sai lệch nhẹ mà không gặp phải viêm nhiễm tủy răng, bác sĩ nha khoa không cần lấy tủy mà có thể mài răng và bọc sứ luôn.
Răng tự nhiên có thể bị xỉn màu nếu bạn không chăm sóc răng miệng đúng cách hoặc không lấy cao răng định kỳ. Trong trường hợp này, việc lấy tủy khi bọc răng sứ cũng không cần thiết.
Theo bác sĩ nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh, lấy tủy khi bọc răng sứ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng, hàm như nhiều người nghĩ. Việc lấy tủy chỉ được thực hiện khi răng bị viêm nhiễm hoặc chấn thương nặng, ảnh hưởng đến tủy. Quá trình này giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm lan rộng trong khoang miệng và hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Sau khi lấy tủy, bác sĩ sẽ bọc một lớp mão sứ bên ngoài. Răng sứ không chỉ cải thiện tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng mà còn bảo vệ răng thật khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Điều này giúp bảo vệ mô răng thật và phòng tránh các bệnh lý răng miệng như sâu răng và viêm quanh răng.
Tủy răng là một bộ phận rất quan trọng nên việc lấy tủy sẽ khiến răng bị yếu đi do mất nguồn nuôi dưỡng chính. Vì vậy, bác sĩ nha khoa thường khuyến cáo nên bọc sứ sau khi lấy tủy để bảo vệ răng thật, cải thiện thẩm mỹ và ngăn ngừa bệnh lý răng miệng.
??? VIDEO Tại sao cần bọc răng sứ sau khi lấy tủy răng
Một chiếc răng bị mất đi tủy sống sẽ trở nên yếu hơn nhiều so với bình thường. Dưới lực tác động trong quá trình ăn nhai cùng sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, răng rất dễ bị gãy, vỡ.
Khi đó, bọc sứ là một việc cực kỳ cần thiết để bảo vệ mô răng thật. Mão sứ sau khi chụp lên răng được ví như “tấm áo giáp” vững chắc, giúp hạn chế áp lực trong quá trình ăn nhai đến răng và tránh được tình trạng nứt, vỡ…
Không chỉ vậy, chúng còn giúp ngăn chặn hại khuẩn trong khoang miệng tấn công tới mô răng thật, phòng tránh bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm quanh răng…
So với hàn răng, bọc sứ sau khi lấy tủy được đánh giá cao hơn hẳn về tính thẩm mỹ. Bởi hầu hết các dòng răng sứ đều có màu sắc tự nhiên. Hình dáng và kích thước của răng cũng được chế tác dựa trên răng thật nên cực kỳ tinh xảo.
Chưa hết, nếu bạn chọn những răng toàn sứ cao cấp, các đường rìa cắn hay vân răng còn giống răng tự nhiên tới 99%. Ngay cả trường hợp quan sát ở khoảng cách gần, mọi người cũng khó có thể phân biệt được chính xác đâu là răng thật hay răng giả.
Răng sau khi điều trị tủy rất dễ bị vỡ nên sẽ gây cản trở rất nhiều tới quá trình ăn nhai hàng ngày. Khi đó, bọc sứ là giải pháp tối ưu để cải thiện chức năng ăn nhai.
Phần lớn các loại răng sứ đều có khả năng chịu lực và độ cảm biến thức ăn khá tốt. Thậm chí, nhiều dòng răng toàn sứ còn có độ chịu lực cao gấp 7 – 8 lần răng tự nhiên. Nhờ vậy, bạn có thể thoải mái thưởng thức những món mình yêu thích mà không cần kiêng khem quá nhiều.
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Oral Health & Preventive Dentistry đã khảo sát 50 người có vấn đề về răng và bọc sứ sau khi lấy tủy. Kết quả thu được cho thấy, có đến gần 90% những người tham gia khảo sát cảm thấy thoải mái và không gặp phải cảm giác đau nhức hay khó chịu nào khi ăn nhai.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Theo bác sĩ Vũ Đình Công, trong suốt thời gian bọc sứ sau khi lấy tủy răng, bạn không hề có cảm giác đau nhức hay buốt răng do bác sĩ gây tê trước khi thực hiện.
Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Nha khoa Mỹ đã khảo sát 200 người bọc răng sứ sau khi lấy tủy tại các địa chỉ nha khoa. Kết quả cho thấy, hơn 80% người tham gia khảo sát không hề gặp đau nhức khi làm răng. Khoảng 20% còn lại chỉ cảm thấy một chút khó chịu nhẹ trong quá trình điều trị.
Tuy nhiên, thuốc tê chỉ có tác dụng trong khoảng hơn 1 tiếng. Sau khi thuốc hết tác dụng, bạn có thể cảm thấy một chút ê nhức nhẹ do bác sĩ mài một phần men răng. Tình trạng này thường chỉ kéo dài khoảng 2-3 ngày rồi biến mất hoàn toàn.
Mức độ đau sau khi bọc răng sứ còn phụ thuộc phần lớn vào tay nghề của bác sĩ. Nếu bác sĩ không có chuyên môn tốt, mài răng quá nhiều hoặc xâm lấn quá mức vào răng và nướu xung quanh, có thể gây ra tình trạng đau nhức nghiêm trọng và kéo dài trong nhiều ngày. Do đó, việc chọn một bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn tốt trong việc bọc răng sứ sau khi lấy tủy răng là rất quan trọng để đảm bảo quá trình điều trị được an toàn và không gây đau đớn cho bạn.
Tại Nha Khoa Paris, mức giá bọc răng sứ sau khi lấy tủy dao động trong khoảng 1.200.000 – 18.000.000 đồng/răng, phụ thuộc vào loại răng mà bạn lựa chọn. Tổng chi phí bọc sứ sẽ tỉ lệ thuận với số lượng răng mà bạn cần phục hình.
Dưới đây là bảng giá chi tiết:
DỊCH VỤ | ĐƠN VỊ | CHI PHÍ (VNĐ) |
Mão toàn diện kim loại Cr- Co | Răng | 1.200.000 |
Mão sứ kim loại Titan | Răng | 2.500.000 |
Răng toàn diện Vàng | Răng | 10.000.000 |
Răng sứ Venus | Răng | 3.500.000 |
Răng Sứ Roland (Zirconia) | Răng | 5.000.000 |
Mão toàn sứ Emax Zic | Răng | 6.000.000 |
Mão sứ Cercon | Răng | 6.000.000 |
Răng Sứ Bio Paris | Răng | 7.000.000 |
Răng Sứ Lava Plus – 3M ESPE & Emax Zic Cad | Răng | 8.000.000 |
Răng Toàn Sứ thẩm mỹ 3S Paris | Răng | 10.000.000 |
Răng Toàn Sứ thẩm mỹ 4S Paris | Răng | 12.000.000 |
Răng Toàn Sứ Thẩm mỹ 5S Paris | Răng | 15.000.000 |
Răng Sứ Thẩm mỹ Kim cương Paris | Răng | 18.000.000 |
Phần lớn trường hợp răng sau bọc sứ bị viêm tủy đều xảy ra do bác sĩ tay nghề kém, thiếu chuyên môn. Trong quá trình mài răng, bác sĩ đã thực hiện sai kỹ thuật, tính toán tỉ lệ không chính xác dẫn đến mài cùi răng quá nhiều và xâm lấn vào tủy. Khi đó, phần tủy ở sâu bên trong cấu trúc răng sẽ bị viêm nhiễm.
Nếu như bạn đã bị viêm tủy răng từ trước đó nhưng bác sĩ không lấy hết các mô tủy bị viêm đã bọc răng sứ thì vi khuẩn vẫn sẽ tiếp tục phát triển. Tình trạng viêm tủy răng sẽ ngày một nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, răng bọc sứ bị viêm tủy còn có thể xảy ra do răng sứ chất lượng kém gây kích ứng cùi răng thật và vệ sinh răng miệng không cẩn thận sau khi bọc sứ.
Những dấu hiệu cho thấy răng sau khi bọc sứ bị viêm tủy:
– Miệng có mùi hôi khó chịu, khiến bạn tự ti khi giao tiếp.
– Răng bị ê buốt đặc biệt là trong quá trình ăn nhai hàng ngày.
– Những cơn đau nhói dữ dội thường xuyên xảy ra.
– Đắng miệng.
– Sốt, cơ thể mệt mỏi.
– Hạch bạch huyết bị sưng to.
Cách xử lý: Bác sĩ nha khoa sẽ tháo bỏ răng sứ cũ để điều trị viêm tủy. Phần tủy răng bị viêm cần được loại bỏ hoàn toàn và bác sĩ sẽ trám bít ống tủy bằng vật liệu chuyên dụng. Sau đó, bác sĩ sẽ bọc lại răng sứ khác để đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.
Nguyên nhân chính khiến cho răng sứ bị nhiễm trùng là vệ sinh răng miệng không cẩn thận. Khi đó, trên răng sứ sẽ tích tụ nhiều mảng bám, cao răng chứa đầy vi khuẩn gây hại. Dần dần vi khuẩn sẽ tấn công vào mô nướu quanh răng, cùi răng thật bên trong và gây nhiễm trùng.
Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng sau khi bọc sứ còn có thể xảy ra do những nguyên nhân như:
– Khoảng sinh học bảo vệ quanh răng bị tác động trong quá trình mài răng khiến cho vi khuẩn xâm lấn vào sâu phía dưới và gây nhiễm trùng.
– Răng sứ nằm sâu bên trong cấu trúc lợi khiến cho lợi bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
– Quá trình bọc răng sứ không được diễn ra trong môi trường vô khuẩn nên vi khuẩn gây hại dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong cấu trúc răng, nướu.
Những dấu hiệu răng bọc sứ bị nhiễm trùng:
– Vùng nướu quanh răng sứ bị tấy đỏ và sưng.
– Răng đau buốt dữ dội.
– Dễ bị chảy máu chân răng ngay cả khi chỉ tác động nhẹ.
– Hôi miệng.
– Chân răng có mủ tích tụ.
– Răng sứ bị lung lay.
Cách xử lý: Nguyên tắc cơ bản khi khắc phục bọc sứ bị nhiễm trùng là phải điều trị triệt để ổ viêm. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp, biện pháp xử lý sẽ có sự khác biệt.
– Cắt lợi, làm sạch ổ viêm nhiễm nếu như răng sứ nằm quá sâu trong lợi.
– Cấy ghép lợi khi khoảng sinh học bị xâm lấn, điều trị nhiễm trùng, sau đó, bác sĩ bọc lại răng sứ mới.
– Nếu nguyên nhân là do tay nghề bác sĩ hoặc vệ sinh sai cách, bác sĩ sẽ tháo răng sứ cũ, điều trị nhiễm trùng và bọc răng sứ khác.
Vùng nướu quanh răng sứ bị sưng tấy là tình trạng mà không ít người gặp phải do vệ sinh răng miệng không cẩn thận, quy trình làm răng không vô khuẩn, bác sĩ không điều trị triệt để trước khi bọc sứ, răng sứ sai kích thước… Trong trường hợp không được điều trị sớm, sưng nướu có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm quanh răng, viêm xương hàm, thậm chí là rụng mất răng gốc.
Những dấu hiệu răng bọc sứ bị sưng nướu:
– Các mô nướu quanh răng sứ bị sưng lên kèm theo những cơn đau nhức dai dẳng.
– Chân răng rất dễ bị chảy máu, đặc biệt là khi chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
– Tụt nướu khiến cho răng sứ bị lung lay.
– Hơi thở có mùi hôi.
Cách xử lý: Tùy vào tình trạng của từng người, bác sĩ sẽ có phương án xử lý phù hợp.
– Lấy cao răng, làm sạch mảng bám và hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà nếu như sưng nướu nhẹ.
– Tháo răng sứ, ghép lợi khi mô nướu bị viêm khá nghiêm trọng, phá vỡ khoảng sinh học.
– Bọc lại răng sứ mới trong trường hợp nguyên nhân gây sưng nướu là do răng sứ chế tác sai kích thước.
Như vậy, bọc răng sứ có cần lấy tủy không còn phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người. Tuy nhiên, dù có cần lấy tủy hay không thì bạn cũng nên lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín để đảm bảo đạt được kết quả tốt nhất. Nếu như bạn còn thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề trên thì hãy liên hệ ngay tới chúng tôi để được giải đáp cụ thể.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×