Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Viêm niêm mạc miệng có nguy hiểm không? Giải đáp từ chuyên gia

Viêm niêm mạc miệng là tình trạng khá phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Những vết viêm loét có hoặc không có mủ, gây đau đớn và khó khăn trong việc ăn uống và giao tiếp cho người mắc phải. Vậy tình trạng viêm niêm mạc miệng có nguy hiểm không? Cùng nghe lời giải đáp từ chuyên gia trong bài viết sau đây nhé!

1. Bệnh viêm niêm mạc miệng có nguy hiểm không

Viêm niêm mạc miệng là tình trạng xuất hiện vết loét màu vàng hoặc trắng, xung quanh hơi sưng đỏ ở niêm mạc của khoang miệng, lưỡi. Bệnh không quá nguy hiểm tới sức khỏe, không lây nhiễm nhưng thường gây đau đớn, ảnh hưởng đến ăn uống, giao tiếp.

Hầu hết các trường hợp viêm có thể khỏi sau 7 – 14 ngày. Tuy nhiên có nhiều trường hợp chủ quan, không chăm sóc tốt khiến tình trạng viêm loét nghiêm trọng hơn, gây ra cơn đau đớn khó chịu và nguy cơ biến chứng nặng nề.

Viêm niêm mạc miệng có nguy hiểm không

Viêm niêm mạc miệng có nguy hiểm không

2. Hình ảnh viêm niêm mạc miệng

Niêm mạc là lớp bao phủ quanh lưỡi và khoang miệng. Lớp niêm mạc bình thường sẽ có màu hồng nhạt. Tuy nhiên, khi niêm mạc bị viêm nhiễm sẽ chuyển sang màu đỏ thẫm kèm triệu chứng sưng đỏ, có thể chảy máu. Một số trường hợp viêm nặng có thể gây mủ ở trong khoang miệng.

Trung tâm vết loét có màu vàng, màu đỏ bao bọc xung quanh. Các tổn thương sẽ khiến người bệnh chịu đau đớn nhất trong 2 – 3 ngày đầu, sau đó tình trạng giảm dần khi bắt đầu hồi phục.

Sau đây là những hình ảnh viêm niêm mạc miệng giúp bạn nhận biết bệnh lý dễ dàng hơn:

viêm niêm mạc miệng có nguy hiểm không

Viêm niêm mạc miệng mới xuất hiện

viêm niêm mạc miệng có nguy hiểm không

Mặt trong của môi có vết loét

Viêm niêm mạc miệng gây nhiều khó chịu khi ăn nhai

Viêm niêm mạc miệng gây nhiều khó chịu khi ăn nhai

Nướu có vết lở loét khá lớn, viền màu đỏ

Nướu có vết lở loét khá lớn, viền màu đỏ

Vết viêm loét lớn ở khoang miệng

Vết viêm loét lớn ở khoang miệng

Vết lở loét sưng to, chảy máu

Vết lở loét sưng to, dễ chảy máu

3. Triệu chứng thường gặp của viêm niêm mạc miệng

Tùy mức độ viêm niêm mạc miệng ở từng người mà triệu chứng cũng khác nhau. Có thể phân loại triệu chứng thành các dạng như sau:

Triệu chứng toàn thân:

– Mạch nhanh, nhịp tim rối loạn

– Sốt và rét run từng cơn

– Rối loạn thị giác, thị lực giảm sút

– Khó khăn khi hít thở

– Li bì, mệt mỏi, có thể hôn mê do viêm não, viêm màng não,… đây là dấu hiệu của nhiễm độc, nhiễm trùng

Triệu chứng tại chỗ:

– Khoang miệng nóng, sưng đỏ và đau

– Có các mảng trắng trên bề mặt lưỡi, mềm hoặc có mủ

– Có nhiều vết lở loét ở niêm mạc, ăn nhai gặp khó khăn

– Xuất hiện ổ áp xe ở dưới lưỡi, niêm mạc

– Nổi hạch ở góc hàm khiến thân nhiệt tăng cao

– Các cử động cơ bản như cử động lưỡi, há miệng gặp hạn chế, đặc biệt lưỡi bị lệch sang một bên hoặc bị đẩy cao lên vòm miệng

– Khô miệng, thiếu nước

Theo kích thước của các vết viêm loét:

– Viêm loét dạng aphthe nhỏ: chiếm khoảng 80% trường hợp viêm niêm mạc miệng. Các vết loét có đường kính bé hơn 1cm, nông, nằm rải rác hoặc tập trung thành từng mảng

– Viêm loét dạng aphthe lớn: vết loét có kích thước lớn hơn 1cm, khó liền và lâu hồi phục

– Vết loét dạng Herpes: vết loét xuất hiện với số lượng lớn từ 10 – 100 vết, kết thành chùm và mảng lớn

Triệu chứng viêm niêm mạc thường gặp

Triệu chứng viêm niêm mạc thường gặp

4. Nguyên nhân gây niêm mạc miệng

Viêm niêm mạc miệng thường xảy ra ở người bệnh đang điều trị ung thư, đặc biệt là sau khi hóa trị, xạ trị ở vùng đầu, ngực hoặc cổ. Ngoài ra, có nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ viêm niêm mạc miệng như: nhiễm vi khuẩn – nấm, tác động vật lý, ảnh hưởng từ các bệnh lý, vệ sinh răng miệng kém.

4.1. Do ung thư

Theo các chuyên gia, có khoảng 40% người đang thực hiện hóa trị ung thư có nguy cơ mắc phải viêm niêm mạc miệng. Nguy cơ tăng cao hơn ở người bệnh điều trị ung thư ở vùng đầu, cổ, ngực, hóa trị liệu, cấy ghép tủy xương, cấy ghép tế bào gốc.

Nguyên nhân là do các phương pháp này làm tổn thương đến các tế bào, gây ức chế quá trình phân chia bình thường của chúng. Do đó, các tế bào gặp khó khăn trong việc phục hồi và bảo vệ niêm mạc miệng.

Thông thường, viêm niêm mạc miệng thường xảy ra ở tuần thứ 3 hoặc thứ 4 điều trị ung thư. Các triệu chứng khá rõ ràng như khô miệng, nước bọt cô đặc, nướu răng sưng đỏ, bóng hơn, lưỡi có mảng trắng kèm theo đau nhức, rát khi ăn uống, giao tiếp.

Ung thư gây viêm niêm mạc miệng

Ung thư gây viêm niêm mạc miệng

4.2. Nhiễm vi khuẩn, nấm

Hệ vi sinh trong khoang miệng bao gồm vi khuẩn và lợi khuẩn, chúng chung sống với nhau tạo ra môi trường cân bằng. Tuy nhiên, khi vi khuẩn phát triển mạnh, người bệnh sẽ gặp nhiều biểu hiện bất thường. Hơn nữa còn có tác nhân gây hại như nấm candida ở miệng, gây viêm niêm mạc miệng, má trong, lưỡi,…

Hiện tượng này thường xuất hiện ở những người mắc phải hội chứng suy giảm miễn dịch, suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng, nghiện rượu bia, thuốc lá hoặc vệ sinh răng miệng kém.

4.3. Ảnh hưởng từ bệnh lý khác

Viêm niêm mạc miệng còn có thể hình thành do các bệnh lý khác như:

– Bệnh về răng miệng: viêm nướu răng, sâu răng, viêm quanh răng, viêm nha chu, viêm tủy răng,…

– Bệnh lý tự miễn: lao, giang mai, lupus ban đỏ hệ thống, viêm loét áp tơ miệng, lichen phẳng, bệnh Crohn, Pemphigus, hội chứng Behcet,…

Viêm niêm mạc miệng do các bệnh lý

Viêm niêm mạc miệng do các bệnh lý

4.4. Tác động vật lý

Trường hợp viêm niêm mạc miệng do tác nhân ngoại lực, vết loét thường xuất hiện ở vùng kích thích và ít lan rộng sang vị trí xung quanh. Một số tác nhân kích thích thường gặp như:

– Té ngã, tai nạn: người bị chấn thương, té ngã, trẻ nhỏ bị tổn thương do va chạm với các vật nhọn như đũa, bút, kem,… dễ gây ra viêm loét niêm mạc

– Bỏng nhiệt do ăn uống: ăn uống đồ nóng dễ làm bỏng nhiệt ở vòm miệng, cung răng trên hàm, gây kích thích tại chỗ, có thể hình thành vết viêm loét niêm mạc miệng

– Hóa chất tác động: tác động của các chất hóa học như nước súc miệng, nước vôi, thực phẩm có axit, đánh răng xong không súc miệng kỹ,… cũng tác động đến niêm mạc miệng

– Các thủ thuật nha khoa: lỗi thực hiện các thủ thuật nha khoa như tháo lắp hàm giả không vừa, hàn trám răng sâu, cạo vôi răng sai kỹ thuật gây tổn thương nướu, niêm mạc,… cũng là nguyên nhân khởi phát viêm niêm mạc miệng

Chấn thương gây viêm loét niêm mạc

Chấn thương gây viêm loét niêm mạc

4.5. Vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn trong miệng, gây mảng bám và nhiễm trùng. Mảng bám không được loại bỏ đúng cách có thể dẫn đến viêm niêm mạc miệng và vấn đề nướu. Đồng thời, vệ sinh răng miệng kém cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa, tăng nguy cơ viêm nhiễm trong miệng.

5. Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm niêm mạc miệng

Viêm niêm mạc miệng thường làm mất cảm giác thèm ăn uống, tăng nguy cơ viêm nhiễm, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới nhiễm trùng huyết và hoại tử.

– Mất cảm giác thèm ăn: Viêm niêm mạc miệng thường đi kèm với đau và sưng, làm mất cảm giác thèm ăn, người bệnh sẽ sụt cân nhanh chóng.

– Tăng nguy cơ viêm nhiễm: Miệng bị tổn thương do viêm niêm mạc có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, đặc biệt là nếu vệ sinh miệng kém và có mảng bám.

– Nhiễm trùng huyết: trường hợp nghiêm trọng, vi khuẩn từ miệng có thể xâm nhập vào hệ thống máu và gây nhiễm trùng huyết. Đây là một tình trạng nguy hiểm và cần can thiệp y tế ngay lập tức.

– Hoại tử: Nếu không được điều trị, viêm niêm mạc miệng có thể dẫn đến hoại tử trong miệng, gây viêm toàn khoang miệng

6. Biện pháp điều trị bệnh viêm niêm mạc miệng

Có rất nhiều biện pháp để kiểm soát các triệu chứng viêm niêm mạc miệng. Tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm và nguyên nhân gây ra gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp thích hợp như: sử dụng thuốc điều trị, chăm sóc khoang miệng, thay đổi chế độ dinh dưỡng và các biện pháp điều trị tại nhà.

6.1. Sử dụng thuốc điều trị viêm niêm mạc miệng

Một số loại thuốc chữa viêm niêm mạc miệng hiệu quả như: thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, viêm uống bổ sung, dung dịch sát khuẩn.

– Thuốc kháng sinh:

Một số thuốc cả dạng bôi và dạng uống như thuốc kháng virus (acyclovir, famciclovir, alcyclovir…), thuốc kháng sinh (tetracyclin dạng bôi, metronidazol + spiramycin, sulfamethoxazole + trimethoprim), thuốc kháng nấm (itraconazol, fluconazol, nystatin).

– Thuốc giảm đau:

Nếu viêm niêm mạc miệng làm đau nhức có thể dùng paracetamol để giảm đau, các loại gel, kem bôi có chứa benzocaine, nitrat bạc, lidocaine 2%, fluocinonide 0.05%, triamcinolone, amlexanox,…

Ngoài ra, những trường hợp đau đớn nhiều có thể dùng thêm Prednisolon, cimetidine + colchicine để tăng hiệu quả chống viêm và giảm đau.

– Viên uống bổ sung:

Các trường hợp viêm niêm mạc miệng do thiếu dưỡng chất cần tăng cường sử dụng viên uống tổng hợp để bổ sung các loại khoáng chất, vitamin thiếu hụt, tăng cường sức đề kháng và giảm viêm nhiễm. Các loại viên uống thường dùng như vitamin B, C, PP, acid folic, sắt,…

– Dung dịch sát khuẩn:

Các dung dịch có chứa Chlorhexidine, Tetracycline, Hydrogen peroxide 1%,… có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn mạnh, ngăn ngừa sự lan rộng của vết loét và hỗ trợ quá trình tự phục hồi nhanh của niêm mạc miệng.

Dùng Paracetamol để giảm cơn đau nhức

Dùng Paracetamol để giảm cơn đau nhức

6.2. Điều trị tại nhà

Để nhanh làm lành vết viêm loét miệng và giảm cơn đau nhức, khó chịu, bạn có thể áp dụng các mẹo đơn giản sau:

Súc miệng bằng nước muối:

Bạn có thể súc miệng với nước muối sinh lý 0,9% để làm dịu vết viêm loét, giảm bớt cơn đau. Nước muối dễ dàng tìm mua tại các hiệu thuốc, cửa hàng, hoặc tự pha tại nhà theo công thức sau: dùng 5g muối sạch hòa tan với 230ml nước ấm.

Dùng nước muối súc miệng nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng 15 – 30 giây, sau đó súc miệng lại bằng nước lọc.

– Dùng dầu dừa:

Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn bởi chứa hàm lượng cao acid lauric tự nhiên. Bạn lấy một lượng vừa đủ dầu dừa bôi lên vết loét miệng vài lần trong ngày sẽ thấy được hiệu quả giảm viêm rõ rệt.

– Dùng mật ong:

Mật ong cũng có tính kháng khuẩn, chống viêm tốt, có hiệu quả cao trong trị viêm niêm mạc miệng. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn thoa mật ong lên bề mặt niêm mạc miệng để kháng khuẩn, giúp kích thích tái tạo tế bào mới, làm vết thương nhanh chóng hồi phục.

– Trà hoa cúc:

Bạn có thể uống trà hoa cúc để thanh nhiệt, giải độc cơ thể từ bên trong. Ngoài ra, trà còn giúp giảm đau, kháng viêm, làm lành vết thương niêm mạc nhanh chóng hơn. Cách làm đơn giản, bạn chỉ cần lấy trà túi lọc hoa cúc hãm với nước uống mỗi ngày. Ngoài ra có thể lấy túi trà đặt lên vùng loét để giảm sưng đau.

Uống trà túi lọc hoa cúc

Uống trà túi lọc hoa cúc

6.3. Chăm sóc khoang miệng

Vệ sinh răng miệng là yếu tố quan trọng để khắc phục viêm niêm mạc miệng. Thói quen chăm sóc răng miệng được các chuyên gia khuyến nghị gồm:

– Đánh răng sau khi ăn, tối thiểu 2 lần mỗi ngày

– Dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng không có hóa chất ăn mòn. Một số loại kem đánh răng có chất tẩy trắng răng có thể làm kích thích niêm mạc miệng.

– Vệ sinh răng giả sau khi ăn, hạn chế dùng răng giả trong quá trình điều trị hóa chất, tháo bỏ trong lúc ngủ và lúc không cần thiết

– Súc miệng sau bữa ăn và trước khi đi ngủ, kết hợp dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để vệ sinh các kẽ răng

– Không sử dụng nước súc miệng có cồn hay các chất làm kích ứng niêm mạc miệng khác

– Giữ ẩm cho môi và miệng

Vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa

Vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa

6.4. Chế độ ăn uống hợp lý

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và cân bằng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu gồm các khoáng chất, vitamin, đảm bảo niêm mạc miệng khỏe mạnh:

– Nên ăn các thực phẩm mềm, đồ ăn nhiều nước và dễ nuốt như cháo, súp, canh, hoa quả,…

– Không ăn các thức ăn cứng, có góc cạnh hoặc quá nóng, có gia vị gây kích ứng như muối, ớt, tiêu,…

– Không ăn các loại trái cây chua, chứa nhiều axit như cam, dứa, chanh, cà chua,…

– Không dùng các chất kích ứng mạnh niêm mạc miệng như rượu bia, thuốc lá, nước nóng,…

– Luôn giữ ẩm cho niêm mạc miệng bằng cách nhấp từng ngụm nhỏ nước thường xuyên trong ngày, nhai kẹo cao su không đường để kích thích tiết nước bọt

7. Khi nào cần thăm khám bác sĩ

Nên thăm khám ngay với bác sĩ nếu có các dấu hiệu như vết viêm lớn bất thường hoặc chảy máu, viêm loét dai dẳng hơn 3 tuần, kéo dài đến môi, cơn đau không thể kiểm soát bằng thuốc giảm đau, không thể ăn nhai, kèm sốt cao hoặc tiêu chảy.

Các triệu chứng trên có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như bệnh Behcet, celiac, viêm ruột, đái tháo đường, bệnh tự miễn,… Chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ giảm nguy cơ tiến triển của bệnh và giúp bạn nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Với những thông tin được chia sẻ ở trên, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng viêm niêm mạc miệng có nguy hiểm không và các nguyên nhân, cách điều trị bệnh hiệu quả. Bệnh tuy không gây quá nguy hiểm nhưng gây ra nhiều bất tiện ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, khi có dấu hiệu của bệnh, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Hiển thị nguồn

Nhà thuốc Long Châu: “Viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi có nghiêm trọng không?”

Báo Sức khỏe & Đời sống: “Chớ xem thường loét niêm mạc miệng”

Medical News Today: “Mucositis: Symptoms, causes, complications and treatment”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Viêm niêm mạc miệng
Viêm niêm mạc miệng Aphthous: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Viêm niêm mạc miệng Aphthous: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Viêm niêm mạc miệng Aphthous là vấn đề liên quan đến khoang miệng mà không ít người gặp phải. Dù xảy ra do bất kỳ nguyên nhân nào thì

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải