18/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Nghệ An.
“Chào bác sĩ Hải, sắp tới tôi phải cắt lợi do bị lợi sản quá mức nhưng thấy nhiều người nói rằng sau khi cắt xong lợi vẫn bị mọc lại. Bác sĩ có thể cho tôi biết cắt lợi có mọc lại không và làm cách nào để tránh tình trạng đó?”
Vấn đề trên của bạn B (Nghệ An) cũng là câu hỏi Nha Khoa Paris nhận được rất nhiều trong thời gian gần đây. Bài viết sau sẽ giải đáp chi tiết nhất về việc cắt lợi xong liệu có bị mọc lại không.
Cắt lợi là một phương pháp được sử dụng trong nha khoa nhằm điều trị và cải thiện tình trạng nướu và mô mềm xung quanh răng. Theo bác sĩ nha khoa Lê Thị Hải, dưới đây là một số trường hợp mà cắt lợi có thể được xem xét:
– Viêm lợi và viêm nha chu nặng: Cắt lợi có thể giúp làm sạch và điều trị viêm lợi cũng như giảm thiểu tình trạng viêm nha chu nặng.
– Cười hở lợi nhiều: Nếu bạn có một biên độ cười hở lợi quá lớn, cắt lợi có thể được sử dụng để điều chỉnh và cải thiện tình trạng này.
– Thân răng quá ngắn do lợi trùm lên: Trong trường hợp lợi trùm lên quá mức khiến thân răng bị che khuất, cắt lợi có thể giúp tạo ra sự cân đối và sự phát triển đúng của răng.
– Lợi phát triển quá mức: Nếu lợi phát triển quá nhiều và gây ra sự bất tiện hoặc không tương thích với kết cấu răng miệng, cắt lợi có thể được xem xét để giảm thiểu kích thước lợi.
– Sản lợi quá mức: Trong một số trường hợp, sản lợi (mô mềm trên nướu) phát triển quá mức, gây ra tình trạng không thoải mái hoặc ảnh hưởng đến chức năng miệng. Cắt lợi có thể được áp dụng để điều chỉnh tình trạng này.
– Cắt nướu để tạo điều kiện cho sự phát triển của răng: Trong một số trường hợp, cắt lợi được thực hiện để tạo không gian và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của răng.
– Lợi phì đại do u: Nếu lợi phình to do u mọc, cắt lợi có thể được áp dụng để loại bỏ u và tạo lại sự cân đối trong miệng.
– Chỉnh nha sai kỹ thuật khiến cho lợi bị thừa ra nhiều: Trong trường hợp chỉnh nha không đạt kết quả như mong muốn và gây ra tình trạng lợi bị thừa ra nhiều, cắt lợi có thể được sử dụng để điều chỉnh và đạt được sự cân đối mong muốn.
Trong tất cả các phương pháp đang áp dụng, cắt lợi thẩm mỹ bằng laser được đánh giá là giải pháp tối ưu nhất với khi cùng lúc sở hữu rất nhiều “điểm cộng”.
Cắt lợi thẩm mỹ bằng laser còn giúp hạn chế tối đa tác động xâm lấn, hạn chế nhiễm trùng và quan trọng là không cần sử dụng đến thuốc kháng sinh sau tiểu thuật.
Sau đây là những mặt ưu – nhược điểm khi cắt lợi bằng laser bạn nên hiểu rõ.
+ Ưu điểm khi cắt lợi bằng laser:
– Hạn chế đau nhức, chảy máu.
– Tính chính xác cao.
– Quy trình thực hiện cắt lợi nhanh chóng.
– Rút ngắn thời gian phục hồi.
+ Nhược điểm khi cắt lợi bằng laser:
– Chi phí cao.
– Đòi hỏi máy móc, trang thiết bị và công nghệ tiên tiến.
– Trong các trường hợp điều trị lợi phức tạp không phù hợp.
Bên cạnh đó, nên cắt lợi với phương pháp nào cũng cần dựa vào một số yếu tố khác trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, bao gồm:
– Tình trạng răng nướu.
– Chỉ định cụ thể bác sĩ nha khoa.
– Chi phí thực hiện.
– Nhu cầu, mong muốn thực tế.
Theo bác sĩ Lê Thị Hải, cắt lợi vẫn có mọc lại nếu quy trình thực hiện không đúng kỹ thuật, sai tỷ lệ cắt, sử dụng trang thiết bị lạc hậu trong các ca cắt lợi đơn thuần.
Còn lại, nếu như ca cắt lợi do bác sĩ tay nghề cao phụ tránh và kết hợp máy móc, công nghệ hiện đại thì 100% lợi sẽ không mọc lại.
Như trường hợp của bạn T.N.B 28 tuổi (Lê Mao, Vinh, Nghệ An) là một ca bị mọc lợi lại sau khi đã cắt lợi điển hình. Bạn B đã thực hiện cắt lợi ở một cơ sở thẩm mỹ nhỏ do tình trạng sản lợi quá mức với phương pháp laser. Nhưng chỉ hơn 3 tháng sau bạn B đã thấy lợi mọc lại mà màu sắc còn sẫm hơn bình thường.
Lợi vẫn có khả năng mọc lại sau khoảng 3 tháng, nếu quy trình cắt lợi không được đảm bảo về kỹ thuật và sử dụng trang thiết bị không đúng tiêu chuẩn. Việc cắt lợi không được thực hiện đúng cách có thể làm cho mô mềm và mô xương xung quanh lợi có khả năng tái tạo và phục hồi.
Thời gian lợi mọc lại sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể do liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như:
– Phương pháp thực hiện.
– cách chăm sóc.
– Cơ địa.
Bạn sẽ thấy lợi từ từ mọc lại, thậm chí là còn dài hơn ban đầu gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
Ưu tiên đơn vị nha khoa uy tín, bác sĩ tay nghề cao, phương pháp hiện đại và chăm sóc tại nhà đúng cách là những bí quyết giúp cắt lợi không bị mọc lại.
Hãy tìm kiếm và chọn những địa chỉ nha khoa có uy tín, có đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực cắt lợi.
Điều trên giúp đảm bảo rằng quy trình cắt lợi được thực hiện chính xác và an toàn, hạn chế tối đa tình trạng lợi mọc lại.
Bác sĩ có tay nghề cao sẽ thực hiện quá trình cắt lợi một cách tỉ mỉ và chính xác, giảm thiểu nguy cơ lợi mọc lại sau phẫu thuật.
Ngược lại, bác sĩ yếu chuyên môn, thiếu kinh nghiệm sẽ rất dễ thực hiện sai kỹ thuật, gây tổn thương cho mô nướu. Từ đó dẫn đến rất nhiều hậu quả như:
– Lợi mọc lại.
– Chảy máu nhiều.
– Đau nhức dữ dội.
– Nướu bị phù nề nghiêm trọng.
– Nhiễm trùng.
– Vết cắt xấu.
Phương pháp cắt lợi hiện đại có thể giúp giảm nguy cơ lợi mọc lại. Điển hình như phương pháp laser kết hợp máy móc hỗ trợ tiên tiến sẽ tạo ra những vết cắt chính xác, giúp tăng khả năng phục hồi sau phẫu thuật.
Trong khi đó, phương pháp dùng dao cắt truyền thống bao giờ cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, biến chứng không mong muốn.
Sau khi cắt lợi, bạn cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc chăm sóc vết thương đúng cách nhằm đảm bảo kết quả thành công nhất.
– Đảm bảo vệ sinh răng nướu sạch sẽ, nhẹ nhàng và không tác động vào vết thương.
– Sử dụng nước muối sinh lý súc miệng giúp kháng khuẩn, chống viêm.
– Ăn đồ ăn mềm, mát, dễ nhai để tránh gây kích ứng vết thương.
– Kiêng đồ cứng, dai, chua, cay, nóng, vì chúng dễ khiến vết thương bị kích ứng.
– Chườm lạnh nếu bị đau.
– Sử dụng thuốc theo đúng đơn đã được kê.
Theo bác sĩ Hải, quá trình cắt lợi diễn ra rất an toàn, không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe răng miệng cũng như biến chứng nguy hiểm nếu như bạn thực hiện ở địa chỉ uy tín, bác sĩ tay nghề cao.
Ngược lại, nếu bác sĩ tay nghề kém, máy móc lạc hậu thì sẽ gây ra không ít ảnh hưởng như:
– Đau nhức dữ dội.
– Chảy máu kéo dài.
– Nướu sưng tấy, phù nề nhiều ngày.
– Lợi mọc lại.
– Nhiễm trùng.
Thông thường sau khi cắt lợi bạn sẽ mất từ 3 – 6 tháng để lành lại hoàn toàn, không còn bất kỳ cảm giác đau nhức hay khó chịu nào và nướu cũng thích ứng như bình thường.
Để hiểu rõ hơn về việc cắt nướu bao lâu thì lành, bạn hãy tham khảo quá trình phục hồi chi tiết.
– Từ 5 – 7 ngày đầu: Vết thương hết sưng tấy, đau nhức.
– Từ 7 – 10 ngày tiếp theo: Miệng vết thương đã lành lại, đã có thể ăn uống thoải mái.
– Sau 3 – 6 tháng: Hoàn toàn phục hồi.
Theo bác sĩ Hải, bạn nên tiến hành cắt lợi trước khi niềng răng trong các trường hợp dưới đây:
– Lợi bị viêm nhiễm.
– Lợi bị phì đại.
– Lợi trùm răng.
Bởi đây là điều kiện bắt buộc trước khi niềng răng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến kết quả nắn chỉnh răng.
Còn với trường hợp cười hở lợi, bạn nên niềng răng trước rồi mới cắt lợi. Vì chỉnh nha có thể cải thiện được một phần nào đó tình trạng cười hở lợi.
Nếu cắt lợi sau khi niềng, bạn nên đợi 2 – 4 tuần sau khi tháo niềng rồi mới thực hiện để răng cũng như mô lợi ổn định lại.
Như vậy, cắt lợi có mọc lại không sẽ còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Hy vọng, với thông tin trên đây đã giúp cho bạn có thêm những kiến thức bổ ích. Nếu còn bất kỳ câu hỏi, băn khoăn nào về vấn đề này hãy để lại bình luận ngay phía dưới để chúng tôi giải đáp kịp thời.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×