Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Chảy máu chân răng đau lợi là bệnh gì – Biện pháp điều trị

Chảy máu chân răng đau lợi là dấu hiệu điển hình của bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng, sốt xuất huyết, tiểu đường… Ngoài ra, hiện tượng trên cũng xảy ra khi cơ thể bị thay đổi nội tiết tố. Bạn có thể sử dụng nước muối, túi trà, hoa cúc, tỏi và rượu cau để khắc phục chảy máu chân răng và đau nhức nướu ngay tại nhà. Tuy nhiên, biện pháp hiệu quả nhất là nên tới gặp bác sĩ.

1. Chảy máu chân răng đau lợi là bệnh gì

Chảy máu chân răng đau nướu là triệu chứng của một trong những bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu… Hoặc đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Cụ thể như sau:

  • Viêm nướu: Viêm nướu là một bệnh lý răng miệng mà không ít người gặp phải. Đây là tình trạng các mô nướu xung quanh răng bị vi khuẩn tấn công và gây đau nhức, sưng tấy. Nếu mắc phải bệnh lý trên, chân răng rất dễ bị chảy máu khi gặp những kích thích trong quá trình ăn nhai hoặc vệ sinh răng miệng hàng ngày.
  • Viêm nha chu: Răng được giữ trong xương hàm bởi các tổ chức xung quanh răng gọi là nha chu. Triệu chứng điển hình của bệnh lý là chảy máu chân răng, lợi sưng, đau nhức, có mủ… Thậm chí, bệnh còn có thể khiến cho răng bị lung lay.
  • Áp xe răng: Đây là một biến chứng của bệnh lý sâu răng, viêm nha chu hoặc do răng bị nứt, vỡ, khiến vi khuẩn dễ dàng len lỏi vào tủy răng. Khi đó, xương hàm sẽ xuất hiện tình trạng tụ mủ và gây áp xe răng. Dấu hiệu của áp xe răng là chảy máu chân răng và đau nhức lợi liên tục. Ngoài ra, khi bệnh đã tiến triển nặng, bạn có thể bị sốt và sưng vùng mặt.
  • Thay đổi nội tiết tố: Nữ giới ở giai đoạn dậy thì, mang thai hay tiền mãn kinh sẽ có sự thay đổi lớn về nội tiết tốt. Khi đó, lưu lượng máu tới nướu sẽ gia tăng nhanh chóng, gây chảy máu chân răng và đau nhức.
  • Bệnh lý toàn thân: Những người mắc bệnh lý tiểu đường, sốt xuất huyết, ung thư… cũng rất dễ bị chảy máu chân răng và đau lợi. Bởi khi đó, hệ miễn dịch đã bị suy giảm. Vì vậy, vi khuẩn sẽ dễ dàng phát triển và tấn công vào răng, nướu cùng với các bộ phận khác trong khoang miệng.
Chảy máu chân răng đau lợi có thể là dấu hiệu của bệnh lý răng miệng

Chảy máu chân răng đau lợi có thể là dấu hiệu của bệnh lý răng miệng

2. Chảy máu chân răng kèm đau lợi có nguy hiểm không

Như những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, chảy máu chân răng kèm theo đau nhức lợi là dấu hiệu của bệnh lý răng miệng hoặc cơ thể đang gặp vấn đề. Tình trạng trên thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bạn không có phương án xử lý kịp thời, chắc chắn sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đặc biệt, đối với trường hợp viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng… tiến triển nặng, bạn có thể phải nhổ bỏ răng vĩnh viễn để ngăn chặn vi khuẩn lây lan sang những khu vực xung quanh. Khi đó, bạn bắt buộc phải trồng răng giả để khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng.

3. Bài thuốc dân gian chữa chảy máu chân răng đau lợi

Nhằm tiết kiệm chi phí, nhiều người lựa chọn các phương pháp tại nhà như dùng muối, túi trà, hoa cúc, tỏi và rượu cau để cải thiện tình trạng chảy máu chân răng và đau lợi.

3.1. Dùng muối

Muối là một gia vị không thể thiếu trong mỗi món ăn hàng ngày. Không chỉ vậy, bảng thành phần của muối còn có chứa nhiều hoạt chất với khả năng kháng khuẩn và giảm sưng viêm hiệu quả. Do đó, muối được khá nhiều người tận dụng để chữa chảy máu chân răng và đau lợi tại nhà.

Bạn hãy ngậm nước muối sinh lý vào buổi sáng và tối trong khoảng 30 giây. Ngoài ra, bạn cũng hoàn toàn có thể tự pha nước muối ngay tại nhà. Tuy nhiên, bạn không nên pha nước muối quá mặn bởi có thể làm cho tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng trở nên nghiêm trọng hơn.

Muối có đặc tính kháng khuẩn

Muối có đặc tính kháng khuẩn và giảm sưng viêm

3.2. Chữa chảy máu chân răng đau lợi tại nhà bằng túi trà

Trong trà xanh có chứa khá nhiều axit tannic. Đây là một chất có công dụng giảm viêm, kháng khuẩn cao. Nhờ vậy, các triệu chứng của bệnh lý răng miệng như chảy máu chân răng, đau lợi, sưng tấy… cũng dần dần giảm bớt.

Sau khi uống trà xanh, bạn hãy tận dụng phần túi trà để đắp trực tiếp lên vùng răng, nướu đang bị viêm và để yên trong khoảng 5 phút. Mỗi ngày, bạn nên áp dụng cách trên khoảng 2 –  3 lần nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.

3.3. Chữa chảy máu chân răng đau lợi với hoa cúc

Bảng thành phần của hoa cúc có chứa rất nhiều hoạt chất như bisabolol, chamazulene, isadol, glycoside flavone… Những chất trên có công dụng thư giãn thần kinh và giảm đau nhức hiệu quả. Không chỉ vậy, chúng còn hỗ trợ sát khuẩn và làm các mô mềm bị tổn thương nhanh lành hơn.

Trước tiên, bạn cần chuẩn bị một vài bông hoa cúc và đem đun với nước sôi trong khoảng 15 phút. Sau đó, bạn nhặt bỏ bông cúc rồi cho vào một ít mật ong. Mỗi ngày, bạn hãy uống khoảng 2 – 3 trà hoa cúc mật ong. Sau một thời gian, chắc chắn bạn sẽ thấy có hiệu quả.

Hoa cúc có khả năng giảm đau nhức và sát khuẩn

Hoa cúc có khả năng giảm đau nhức và sát khuẩn

3.4. Mẹo trị chảy máu chân răng đau lợi bằng tỏi

Tỏi là một nguyên liệu tự nhiên có chứa một lượng lớn allin. Khi tỏi được đập dập hoặc cắt thành từng lát mỏng và có sự xúc tác của men allinase, chất allin sẽ dần chuyển biến thành allicin. Hoạt chất allicin có khả năng kháng khuẩn rất mạnh nên hoàn toàn có thể được sử dụng để chữa chảy máu chân răng và đau nhức lợi tại nhà.

Bạn hãy chuẩn bị một vài tép tỏi, bóc sạch vỏ và đập dập. Sau đó, bạn đắp trực tiếp phần tỏi đã giã lên vị trí chân răng bị đau nhức và chảy máu. Khoảng 5 phút sau, bạn nhổ bỏ tỏi ra ngoài và súc miệng bằng nước sạch.

3.5. Phương pháp dùng rượu cau

Rượu cau là một loại thuốc quý trong dân gian có công dụng chữa trị các bệnh lý liên quan đến răng, lợi hiệu quả. Rượu cau có khả năng diệt khuẩn nên hỗ trợ điều trị các bệnh lý răng miệng và làm răng chắc khỏe.

Cách làm rượu cau cũng cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần chọn khoảng 20 – 25 quả cau tươi và cạo hết phần vỏ xanh bên ngoài. Sau đó, bạn cho phần cùi trắng, hạt cau vào 1 lít rượu trắng. Sau khoảng 1 tháng, khi rượu cau đã chuyển sang màu vàng cánh gián thì bạn có thể dùng được. Thời gian ngâm rượu càng lâu thì chất lượng càng tốt.

Trước khi đi ngủ, bạn nên sử dụng rượu cau để ngậm trong khoảng 10 – 15 phút rồi nhổ bỏ. Bạn không nên súc miệng hoặc ăn uống ngay để các tinh chất trong rượu cau có thể ngấm vào răng, nướu. Ngoài ra, bạn tuyệt đối không được nuốt rượu cau bởi có thể gây ngộ độc và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Rượu cau có thể cải thiện các bệnh lý răng miệng

Rượu cau có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh lý răng miệng

4. Các biện pháp tại nhà có thực sự hiệu quả không

Các phương pháp tại nhà mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên không được các bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt đánh giá cao về mức độ hiệu quả. Những cách đó chỉ có công dụng giảm bớt tình trạng chảy máu chân răng và viêm nướu tạm thời chứ không thể điều trị dứt điểm.

Không chỉ vậy, bạn cần thực sự áp dụng trong một khoảng thời gian dài thì mới có tác dụng nhưng hiệu quả cũng không rõ rệt. Chưa hết, trong trường hợp áp dụng sai cách, sức khỏe của bạn cũng bị ảnh hưởng. Điển hình như với biện pháp dùng rượu cau, nếu bạn sử dụng rượu đặc hoặc nuốt rượu cau thì rất dễ bị ngộ độc, ảnh hưởng xấu tới các cơ quan trong hệ tiêu hóa.

5. Điều trị dứt điểm chảy máu chân răng đau lợi

Để chữa dứt điểm chảy máu chân răng và đau lợi, bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ. Các bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng răng miệng, xác định chính xác nguyên nhân. Đối với trường hợp mắc bệnh lý toàn thân hoặc bệnh lý răng miệng, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị tối ưu.

Quá trình chữa trị bệnh lý thường kéo dài. Tuy nhiên, chỉ cần bạn phối hợp tốt với bác sĩ thì hiện tượng chảy máu chân răng kèm đau lợi sẽ nhanh chóng biến mất hoàn toàn.

6. Lưu ý để ngăn chặn chảy máu chân răng và đau lợi

Muốn hạn chế tối đa tình trạng chảy máu chân răng và đau lợi, bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

  • Giữ thói quen chải răng 2 – 3 lần hàng ngày bằng kem đánh răng chuyên dụng và bàn chải lông mềm. Bạn nên chải răng nhẹ nhàng theo chiều ngang hoặc đường tròn để tránh gây tổn thương tới răng và các mô nướu xung quanh.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngành để ngăn tình trạng khô miệng. Khi khoang miệng bị khô, vi khuẩn sẽ dễ dàng sinh sôi và gây nên các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…
  • Đổi bàn chải đánh răng định kỳ 3 – 4 tháng/lần. Ngoài ra, bạn cũng nên thay bàn chải khác ngay khi phát hiện lông bàn chải bị sờn, mòn hoặc đổi màu.
  • Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước chuyên dụng để làm sạch cặn thức ăn còn sót lại trong kẽ răng. Bạn không nên dùng tăm tre bởi có thể gây hại tới nướu.
  • Dùng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng khoảng 2 – 3 lần để loại bỏ những mảng bám và vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Đến nha khoa để bác sĩ lấy cao răng và kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần. Nếu như phát hiện bất kỳ dấu hiệu lạ nào, bác sĩ sẽ xử lý kịp thời, giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng.
  • Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt như bánh, kẹo, bắp rang bơ… Bởi đường chính là tác nhân hàng đầu khiến cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng và tấn công mô, nướu.
  • Tích cực ăn rau xanh, hoa quả. Đây là nhóm thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, giúp răng nướu thêm chắc khỏe.
Bạn nên sử dụng máy tăm nước để làm sạch răng miệng

Bạn nên sử dụng máy tăm nước để làm sạch răng miệng

Tóm lại, chảy máu chân răng đau lợi có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải các bệnh lý răng miệng, thay đổi nội tiết tố, tiểu đường… Nếu không có phương án xử lý kịp thời, sức khỏe của bạn chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí còn gây mất răng vĩnh viễn. Chính vì vậy, bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị.

Có 0 bình luận bài Chảy máu chân răng đau lợi là bệnh gì – Biện pháp điều trị

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
  • Số 212 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Gọi tư vấn

Địa chỉ
Nhận khuyến mãi