Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Giải đáp: Chảy máu chân răng súc miệng nước muối được không

Súc miệng bằng nước muối không chỉ có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn mà còn giúp bạn cầm máu rất tốt. Vì vậy, chảy máu chân răng súc miệng nước muối được không thì đáp án là CÓ. Nhất là đối với các trường hợp chảy máu chân răng do viêm nhiễm, tổn thương thì hiệu quả sẽ phát huy ở mức cao nhất.

1. Chảy máu chân răng súc miệng nước muối được không

Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Nghệ An cho biết: chảy máu chân răng do tổn thương, viêm nhiễm hay một số nguyên nhân thường gặp khác thì đều có thể súc miệng bằng nước muối loãng được.

Bởi muối là chất có công dụng sát khuẩn, kháng viêm rất đặc hiệu. Nên ngoài công dụng giúp làm sạch khoang miệng thì chúng còn giúp cầm máu, giảm viêm, tiêu sưng.

Sau một thời gian áp dụng cách trên, bạn sẽ thấy các triệu chứng viêm nhiễm được cải thiện một cách rõ rệt.

Tuy nhiên, nếu chảy máu chân răng do các bệnh lý răng miệng, rối loạn nội tiết tố hoặc liên quan đến một số bệnh lý toàn thân thì súc miệng nước muối chỉ có tác dụng tạm thời chứ không giúp chữa dứt điểm.

Nên bạn vẫn cần phải đi khám bác sĩ nha khoa để biết rõ nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu chân răng của mình là gì, cũng như được áp dụng đúng phương pháp điều trị phù hợp.

Chảy máu chân răng súc miệng nước muối được không

Chảy máu chân răng có thể súc miệng nước muối để cầm máu

2. Cách pha và súc miệng bằng nước muối khi bị chảy máu chân răng

Để đảm bảo về tác dụng thì việc pha hay súc miệng bằng nước muối khi bị chảy máu chân răng cần phải đảm bảo thực hiện đúng cách.

Chính vì vậy, sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn nhanh cách pha và cách súc miệng bằng nước muối loãng sao cho chuẩn.

2.1. Cách pha nước muối loãng dùng súc miệng

Đối với tình trạng chảy máu chân răng, thông thường mọi người vẫn thường được khuyên là pha nửa thìa cà phê muối tinh vào một cốc nước ấm và dùng để súc miệng trong vài giây từ ba đến bốn lần một ngày.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ nha khoa thì cách pha nước muối loãng dùng súc miệng phải đảm bảo được nồng độ 0.9%. Do đó, khi pha bạn nên thực hiện theo đúng các bước như sau:

Bước 1: Khử trùng toàn bộ dụng cụ được sử dụng pha nước muối như cốc, lọ, nắp đậy, thìa… bằng cách đơn giản là ngâm trong nước sôi. Lưu ý là tay của bạn cũng cần rửa sạch sẽ.

Bước 2: Chuẩn bị muối và nước sạch.

Bước 3: Tiến hành pha nước muối theo tỷ lệ 9:1, tức là bạn cần lấy 9 gram muối pha với 1 lít nước. Để muối nhanh tan thì bạn nên dùng nước ấm khoảng 40 độ C.

Ngoài ra, nếu bạn không có nhiều thời gian chuẩn bị hoặc muốn thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng thì hãy mua các sản phẩm nước muối sinh lý 0,9% được bán ở các tiệm thuốc rất nhiều.

2.2. Cách súc miệng bằng nước muối

Tiếp theo là cách súc miệng bằng nước muối giúp xử lý tình trạng chảy máu chân răng.

Bước 1: Bạn hãy hớp vào miệng một ngụm nước muối vừa đủ, tránh hớp quá nhiều vì sẽ khó súc miệng hơn.

Bước 2: Tiến hành súc miệng trong ít nhất 30 giây. Bạn cần đảm bảo chắc chắn nước muối tiếp xúc được với cả các khu vực khó tiếp cận trong miệng như kẽ răng.

Bước 3: Nhổ nước muối ra khỏi miệng và hớp ngụm thứ hai. Ở lần thứ hai, cố gắng kéo dài thời gian súc miệng lên tối thiểu 60 giây giúp nước muối có thời gian tác dụng đến toàn bộ khu vực trong khoang miệng, nhất là nơi bị chảy máu lâu hơn.

Bước 4: Súc miệng lại bằng nước sạch lại giúp loại bỏ lượng muối còn sót trong khoang miệng của bạn.

Cách pha và súc miệng bằng nước muối khi bị chảy máu chân răng

Cách pha và súc miệng bằng nước muối khi bị chảy máu chân răng

3. Những điều cần lưu ý khi chảy máu chân răng súc miệng nước muối

Súc miệng bằng nước muối loãng để khắc phục tình trạng chảy máu chân răng, làm sạch răng miệng, ắt hẳn đã không còn là điều gì xa lạ.

Thế nhưng, trong quá trình thực hiện bạn vẫn nên lưu ý tới một số điều quan trọng nhất định để tránh gây ra những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mình.

Tránh pha nước muối quá mặn để dùng súc miệng hay dùng muối hạt ngậm trực tiếp trong miệng. Vì nồng độ muối cao sẽ gây tổn thương tế bào niêm mạc miệng cũng như các tế bào niêm mạc ở họng, về lâu dài còn dẫn đến tình trạng thừa muối trong cơ thể.

Nên dùng nước ấm để pha nước muối súc miệng, tuyệt đối không dùng nước quá lạnh. Lý do là vì nhiệt độ nước quá thấp sẽ không tốt cho cả răng, nướu và họng.

Cần súc miệng lại bằng nước sạch sau khi súc miệng với nước muối xong. Thứ nhất, điều đó sẽ giúp loại bỏ lượng muối thừa còn sót lại, thứ hai nước sạch sẽ rửa trôi các mảng bám đã bong ra khi súc miệng bằng nước muối.

Bạn nên súc họng trước khi súc miệng, vì nếu làm ngược lại sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn ở răng lan xuống họng.

Những điều cần lưu ý khi chảy máu chân răng súc miệng nước muối

Những điều cần lưu ý khi súc miệng để khắc phục chảy máu chân răng

4. Một số cách chữa chảy máu chân răng tại nhà

Ngoài mẹo súc miệng bằng nước muối loãng, bạn có thể chữa chảy máu chân răng ngay tại nhà với một số những cách đơn giản mà vẫn đầy hiệu quả dưới đây:

Dùng gạc cầm máu: Cũng giống như các bộ phận khác trên cơ thể, khi bị chảy máu chân răng bạn có thể xử lý bằng cách dùng gạc cầm máu. Thế nhưng, lưu ý đối với vùng chân răng bị chảy máu thì bạn nên dùng gạc ẩm để cầm máu, nhờ vậy sẽ giúp hạn chế sự ma sát lên vùng nướu đang bị tổn thương.

Chườm lạnh: Trong trường hợp bạn bị chảy máu chân răng do bị chấn thương mô mềm thì hãy chườm lạnh để cầm máu. Theo đó, nhiệt độ thấp sẽ giúp hạn chế lưu lượng máu đến vùng đang bị ảnh hưởng và đồng thời xoa dịu các cơn đau nhanh chóng.

Lựa chọn bàn chải phù hợp và đánh răng đúng cách: Khi bị chảy máu ở chân răng thì bạn nên ưu tiên sử dụng các loại bàn chải lông mềm, để tránh bị chảy máu nhiều hơn. Cùng với đó, khi đánh răng hãy cố gắng chải răng một cách nhẹ nhàng, không chải răng theo chiều ngang của răng. Ngoài ra, sau khi chải răng xong đừng quên súc miệng bằng nước muối để giúp cải thiện tình trạng trên một cách hiệu quả hơn.

Uống trà xanh: Catechin có trong trà xanh là một hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa tự nhiên, giúp làm giảm phản ứng viêm của cơ thể đối với vi khuẩn trong miệng. Nên đối với các trường hợp bị chảy máu ở răng do viêm nhiễm thì chỉ cần uống trà xanh cũng cải thiện được triệu chứng bệnh lý.

Tăng cường bổ sung vitamin C, K: Đây đều là những loại vitamin có tác dụng thúc đẩy quá trình phục hồi, hỗ trợ giảm chảy máu ở răng. Trên thực tế, việc thiếu hụt vitamin C, K cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên.

Một số cách chữa chảy máu chân răng tại nhà

Một số cách chữa chảy máu chân răng tại nhà

5. Chảy máu chân răng không cầm được phải làm sao

Chảy máu chân răng không cầm được hoặc kéo dài từ 7 – 10 ngày, thì bạn cần đến ngay phòng khám nha khoa uy tín để được các bác sĩ có chuyên môn kiểm tra, tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều trị bằng các biện pháp y khoa phù hợp.

Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định các phương pháp chữa trị phù hợp. Điển hình như chảy máu chân răng do vệ sinh răng miệng sai cách, làm tích tụ nhiều mảng bám thì thường chỉ cần lấy cao răng và sau đó kết hợp với cách chăm sóc răng miệng khoa học tại nhà là được.

Nhưng nếu như nguyên nhân liên quan đến bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu… thì bắt buộc phải kết hợp với các phương pháp chuyên sâu để điều trị dứt điểm.

Chảy máu chân răng không cầm được phải làm sao

Chảy máu chân răng không cầm được phải đi khám bác sĩ nha khoa

Như vậy, đối với vấn đề chảy máu chân răng súc miệng nước muối được không đã được bác sĩ của Nha Khoa Paris giải đáp rất chi tiết. Nhưng đây chỉ là cách tạm thời, để chữa dứt điểm thì bạn vẫn nên đi khám tại các cơ sở nha khoa uy tín càng sớm càng tốt. Nhất là khi thấy tình trạng chảy máu vẫn tiếp tục tái diễn nhiều lần hoặc không thể cầm máu được với những cách mà chúng tôi đã đề cập đến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chảy máu chân răng
Bé 1 tuổi chảy máu chân răng có sao không? Nguyên nhân do đâu

Bé 1 tuổi chảy máu chân răng có sao không? Nguyên nhân do đâu

Chảy máu chân răng là hiện tượng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em khi ăn uống hoặc đánh răng. Điều này tưởng chừng không nguy hiểm

Ngày 23/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Hỏi đáp: “Đánh răng bị chảy máu thường xuyên có nguy hiểm không”

Hỏi đáp: “Đánh răng bị chảy máu thường xuyên có nguy hiểm không”

Đánh răng bị chảy máu là tình trạng nhiều người gặp phải nhưng không quan tâm vì cho rằng không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng

Ngày 23/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Hay chảy máu chân răng: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Hay chảy máu chân răng: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Chảy máu chân răng xảy ra rất phổ biến, nguyên nhân chủ yếu là do viêm lợi và nhiều vấn đề nha khoa khác. Tình trạng kéo dài sẽ ảnh

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phan Thị Hồng Tiến
Chảy máu sau nhổ răng có sao không? Cách cầm máu nhanh nhất

Chảy máu sau nhổ răng có sao không? Cách cầm máu nhanh nhất

Quá trình nhổ răng gây tác động đến các dây thần kinh xung quanh và mạch máu. Vì thế, đau buốt và chảy máu là hiện tượng thường gặp ở

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Đánh răng bị chảy máu: Nguyên nhân và cách điều trị

Đánh răng bị chảy máu: Nguyên nhân và cách điều trị

Đánh răng bị chảy máu là hiện tượng mà rất nhiều người gặp phải, có thể do mảng bám, cao răng, dùng lực quá mạnh, dùng bàn chải lông

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Chảy máu chân răng gây hôi miệng: Những điều cần biết

Chảy máu chân răng gây hôi miệng: Những điều cần biết

Chảy máu chân răng hôi miệng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm lợi, viêm nha chu, viêm quanh chân răng,… Tuy nhiên, trong một vài

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map