Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Nhổ răng số 8 có đau không? Một số lưu ý giúp vết thương nhanh lành

Răng số 8 hay là răng khôn thường mọc rất muộn, gây nhiều rắc rối liên quan đến sức khỏe răng hàm mặt. Nhổ răng số 8 là giải pháp tối ưu để chấm dứt cơn đau và các rủi ro sau này. Vậy nhổ răng số 8 có đau không? Có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe không và cần lưu ý gì sau khi nhổ? Giải đáp chi tiết sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây của Nha Khoa Paris.

1. Khi nào cần nhổ răng số 8?

Nhổ răng số 8 trong trường hợp răng số 8 mắc bệnh lý, mọc lệch gây đau nhức, ảnh hưởng đến cơ hàm hoặc răng kế cận thì nên thực hiện nhổ bỏ ngay.

Nếu răng số 8 gây các vấn đề sau thì bạn nên đến nha khoa uy tín để được thăm khám và nhổ răng:

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm: đối với những chiếc răng mọc lệch, mọc dưới nướu, để hạn chế những ảnh hưởng đến hàm răng thì cần loại bỏ sớm. Nếu để lâu, cảm giác đau nhức sẽ diễn ra thường xuyên, sức khỏe bị ảnh hưởng xấu (1).

Răng mắc bệnh lý: Răng khôn bị sâu, hỏng hoặc mắc bệnh viêm nướu, nha chu, viêm tủy cần nhổ càng sớm càng tốt để ngăn chặn đau nhức, ê buốt dữ dội

Răng dị dạng: Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không cản trở bởi xương và nướu nhưng có hình dạng khác thường, dị dạng và nhỏ, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, về lâu dài sẽ gây sâu răng và viêm nha chu sang răng bên cạnh

Không có răng đối xứng: Trường hợp răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, nhưng không có răng đối diện ăn khớp khiến răng mọc trồi dài xuống hàm đối diện tạo bậc thang giữa các răng, gây nhồi nhét thức ăn và loét nướu hàm đối diện

Thực hiện chỉnh nha: Nhổ răng khôn để niềng răng, làm răng giả, hoặc răng khôn là nguyên nhân của các bệnh toàn thân khác cũng nên nhổ bỏ

Răng khôn mọc lệch cần nhổ bỏ

Răng khôn mọc lệch cần nhổ bỏ

2. Nhổ răng số 8 có đau không?

Nhổ răng số 8 sẽ không đau vì khách hàng đã được bác sĩ tiêm thuốc tê nên trong suốt quá trình nhổ răng sẽ không có cảm giác đau nhức. Tùy thuộc vào thể trạng của từng người mà lượng thuốc tê sẽ khác nhau.Sau khi hoàn thành, bác sĩ chỉ định các loại thuốc giảm đau thông thường để tránh ảnh hưởng tâm lý sau phẫu thuật.

Sau 1 – 2 ngày nhổ răng khôn thì bạn sẽ thấy những cơn đau ở vùng quanh răng khôn. Mức độ đau nhức từng người là khác nhau. Nếu người có sức khỏe tốt có thể không thấy đau nhức và không cần dùng thuốc giảm đau.

Thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc nhổ răng khôn đau hay không như tình trạng răng miệng, chế độ chăm sóc, cơ địa, hiệu quả của thuốc tê, tay nghề bác sĩ và công nghệ nhổ răng.

2.1. Tình trạng của răng

Vị trí và hướng mọc của răng số 8 ảnh hưởng nhiều đến mức độ hồi phục sau khi nhổ răng. Với trường hợp răng khôn mọc thẳng và phát triển bình thường, sự ảnh hưởng tới phần nướu sẽ giảm đi nên mức độ đau nhức rất ít.

Ngược lại, nếu răng mọc ngầm thì bác sĩ cần rạch phần nướu để loại bỏ hết chân răng. Bởi vậy, vết thương sau mổ cần khoảng 7 – 10 ngày để hồi phục và hết đau.

2.2. Do cơ địa

Mỗi người có cơ địa khác nhau khi phản ứng lại với vết thương. Hơn nữa quá trình làm lành vết thương của mỗi người cũng khác nhau. Do đó việc nhổ răng khôn có đau hay không ở mỗi người bệnh là khác nhau.

2.3. Tay nghề bác sĩ

Với những bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn, được đào tạo chuyên sâu,… khi nhìn phim chụp có thể phân tích hướng lấy răng khôn dễ dàng, ít gây tổn thương tới xương, mô mềm xung quanh và dây thần kinh. Qua đó giúp quá trình nhổ răng số 8 nhanh chóng, bạn cảm thấy thoải mái, ít đau sau khi nhổ răng.

2.4. Hiệu quả của thuốc tê

Trước khi nhổ răng, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê cho người bệnh. Lượng thuốc tê sẽ được tính toán chính xác để người bệnh không thấy khó chịu, bác sĩ có thể thuận lợi khi nhổ răng khôn. Nếu gây tê đúng kỹ thuật, thuốc tê chất lượng thì sẽ không gây đau trong quá trình nhổ răng.

2.5. Công nghệ áp dụng

Với sự ra đời của công nghệ nhổ răng không đau bằng sóng siêu âm để tách các mô mềm quanh chân răng khôn từ từ và hệ thống giảm nhiệt của đầu mũi khoan khiến vùng răng khôn và mô ít bị tổn thương, hạn chế đau khi nhổ.

2.6. Chế độ chăm sóc răng sau nhổ

Sau khi tiểu phẫu, người bệnh sẽ được chỉ định nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng đúng cách để vết thương nhanh lành. Nếu tuân thủ kỹ càng sẽ hạn chế mức độ đau đớn có thể gặp sau phẫu thuật.

Trong trường hợp sau 1 tuần nhổ răng số 8, bạn vẫn thấy tình trạng đau nhức, kèm theo triệu chứng khác như sưng to, sốt hoặc sưng hạch thì có thể mắc phải biến chứng của hậu tiểu phẫu. Người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và can thiệp kịp thời.

nhổ răng số 8 có đau không

Yếu tố ảnh hưởng độ đau nhức sau nhổ răng khôn

3. Cách giảm đau khi nhổ răng số 8

Sau khi nhổ răng số 8, bạn khó tránh khỏi cảm giác đau nhức. Cảm giác đau xuất hiện nhiều ở những ngày đầu và nhanh chóng thuyên giảm sau vài ngày. Có nhiều cách để giảm đau sau khi nhổ răng số 8 mà bạn có thể tham khảo như:

3.1. Cắn chặt bông gạc

Cắn chặt bông gạc sẽ tạo lực tác động để máu ngừng chảy, cầm máu hiệu quả, ngăn chặn nhiễm trùng sau khi nhổ răng số 8. Khi đó, bạn không nên giao tiếp nhiều vì có thể khiến miếng gạc lỏng ra, quá trình hình thành cục máu đông chậm hơn.

Chỉ thay miếng gạc khi chúng ướt sũng, tránh thay nhiều lần. Đặc biệt không được dùng lưỡi hoặc ngón tay chạm vào vị trí mới nhổ răng. Ngoài ra, nên bạn nên tránh hắt xì, xì mũi, hoặc ho, hạn chế ảnh hưởng xấu đến lỗ hổng sau nhổ răng.

3.2. Uống thuốc giảm đau

Uống thuốc theo đơn bác sĩ kê là tốt nhất để vừa giảm đau, sưng vừa giúp vết thương nhanh lành, tránh biến chứng. Tuy nhiên, cần lưu ý tuyệt đối không tự ý sử dụng loại thuốc giảm đau khi chưa tham vấn ý kiến của bác sĩ điều trị.

Các loại giảm đau sau khi nhổ răng khôn thường được sử dụng như: Acetaminophen, Paracetamol, Naphacogyl (2).

Uống thuốc giảm đau sau nhổ răng khôn

Uống thuốc giảm đau sau nhổ răng khôn

3.3. Sử dụng đá để chườm

Chườm lạnh có tác dụng làm giảm chảy máu, giảm sung huyết cục bộ, làm co mạch máu qua đó giảm lưu lượng máu đến răng từ đó giảm đau đáng kể. Hơn nữa, chườm lạnh cũng được đánh giá là có thể hạn chế xuất huyết, giảm phù nề, làm giảm phản ứng viêm.

Chuẩn bị Cách thực hiện
Vài viên đá lạnh

Khăn sạch hoặc túi chườm

– Lấy đá lạnh cho vào túi chườm hoặc khăn sạch

– Đặt túi chườm áp vào mặt, vị trí răng đã nhổ, không để trực tiếp lên răng

– Giữa mỗi lần chườm cách nhau 20 – 30 phút

3.4. Chườm bằng trà

Trong trà chứa axit tannic, hoạt chất chống viêm hiệu quả. Chính vì vậy khi dùng túi trà sẽ giúp giảm đau nhanh chóng. Đây là cách giảm đau khi nhổ răng khôn thực hiện dễ dàng mỗi ngày (3)

Chuẩn bị Cách thực hiện
1 túi trà – Ngâm túi trà và cho vào tủ lạnh trong vài giờ

– Dùng túi trà đắp vào vùng nướu đang sưng tấy do răng khôn từ 3 – 5 phút

3.5. Dùng nước muối súc miệng

Súc miệng bằng nước muối loãng hỗ trợ làm sạch khoang miệng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng cho 1 – 2 ngày sau khi nhổ răng khôn bởi muối có tính sát khuẩn cao, dễ gây kích ứng vết thương, chảy máu nhiều hơn.

Chuẩn bị Cách thực hiện
1 – 2 thìa muối nguyên chất

Nước sôi

– Hòa tan 1 – 2 thìa muối vào cốc nước mới đun sôi

– Đợi nước nguội bớt, súc miệng trong vài phút, sau đó nhổ ra

– Nên súc miệng bằng nước muối 2 – 3 lần/ngày đến khi cơn đau giảm bớt

3.6. Giảm đau răng bằng gừng và tỏi

Gừng và tỏi là nguyên liệu có thể dễ dàng tìm thấy trong căn bếp mỗi nhà. Tỏi được coi là vị thuốc giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nướu hiệu quả. Tỏi kết hợp với gừng sẽ cho ra bài thuốc giúp giảm nhanh cơn đau do nhổ răng khôn (4).

Chuẩn bị Cách thực hiện
1 nhánh gừng

2 tép tỏi

– Nghiền tỏi ra, cắt nhỏ gừng rồi trộn 2 nguyên liệu với nhau và ép thành miếng

– Đặt miếng gừng và tỏi lên nướu răng, bạn sẽ thấy cơn đau nhức cải thiện nhanh chóng

 

Giảm đau răng bằng gừng và tỏi

Giảm đau răng bằng gừng và tỏi

3.7. Súc miệng bằng oxy già

Oxy già hay còn được gọi là Hydrogen Peroxide – là thần chú trị đau răng ít người biết đến. Ngoài có tác dụng kháng khuẩn, giảm nhiễm trùng, oxy già còn hỗ trợ giảm chứng đau răng đáng kể. Tuy nhiên cần lưu ý không súc miệng ngay sau khi nhổ răng khôn, mà chỉ thực hiện sau 1 – 2 ngày.

Chuẩn bị Cách thực hiện
 Oxy già

Nước

– Pha oxy già với nước theo tỷ lệ 1:1 để đảm bảo an toàn

– Súc miệng với dung dịch oxy già trong 30 giây. Sau đó nhổ ra và tiếp tục súc miệng với nước thường

3.8. Sử dụng tinh dầu đinh hương

Đinh hương là loại gia vị nổi tiếng có nguồn gốc từ Indonesia. Hoạt chất Eugenol trong đinh hương có công dụng gây tê tự nhiên, chống viêm và kháng khuẩn rất hiệu quả. Vì thế hỗ trợ đáng kể trong việc chống hại khuẩn làm nhiễm trùng răng và nướu.

Chuẩn bị Cách thực hiện
 Bông y tế

Vài giọt dầu đinh hương

Nhỏ hai giọt dầu đinh hương vào miếng bông y tế và áp lên vùng bị đau, cơn đau sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Cần lưu ý tránh đổ trực tiếp dầu đinh hương vào nướu.

3.9. Sử dụng tinh dầu cỏ xạ hương (thyme)

Cọ xạ hương là dược liệu thuộc họ bạc hà với thành phần chủ yếu là Carvacrol, Eugenol, Thymol có khả năng kháng khuẩn và giảm nhanh chóng cơn đau.

Cách dùng dầu xạ hương để trị đau răng đơn giản như sau:

Chuẩn bị Cách thực hiện
 Vài giọt dầu cỏ xạ hương

Nước ấm

Cách 1:

Dùng một giọt dầu cỏ xạ hương hoặc cỏ xạ hương tươi cho vào cốc nước ấm, sau đó dùng súc miệng.

Cách 2:

Bạn có thể cho tinh dầu cho vào bông gòn, sau đó đặt vào vùng bị đau để tinh dầu thấm vào, sau vài phút bạn sẽ thấy dễ chịu, cơn đau cũng được thuyên giảm.

3.10. Sử dụng tinh chất nha đam

Nha đam từ lâu đã được biết đến với khả năng dưỡng ẩm da, dịu da cháy nắng, làm mát, trị mụn,… Nha đam rất lành tính và có thể làm giảm viêm, giảm đau sau nhổ răng khôn, tiêu sưng, làm lành vùng nướu bị trầy xước.

Chuẩn bị Cách thực hiện
1 nhánh nha đam tươi – Gọt vỏ và rửa sạch nhánh nha đam tươi

– Dùng nhựa nha đam bôi trực tiếp lên nướu răng đang đau

– Giữ cố định 3 phút trước khi súc miệng lại với nước ấm để làm sạch

4. Lời khuyên để tránh đau khi nhổ răng số 8

Để không còn phải đối mặt với tình trạng đau nhức khi nhổ răng số 8, giữ cho răng và nướu luôn khỏe mạnh, bạn cần thực hiện những điều sau:

– Vệ sinh răng miệng mỗi ngày để loại bỏ mảng bám, ngăn không cho hại khuẩn phát triển trong khoang miệng

– Dùng nước súc miệng kết hợp chỉ nha khoa để làm sạch răng và tránh hôi miệng

– Sau khi nhổ răng bạn sẽ thấy chán ăn và mệt mỏi. Tuy nhiên không được bỏ bữa mà cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể nhanh hồi phục

– Bổ sung rau củ quả giàu khoáng chất và vitamin vào thực đơn mỗi ngày. Điều này giúp tăng cường miễn dịch và giúp vùng tổn thương mau lành hơn

– Kiêng các món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng hoặc nhiều đường. Lý do các thực phẩm này sẽ gây kích thích phản ứng viêm mạnh mẽ, làm bệnh lâu khỏi hơn

– Ăn thực phẩm mềm, lỏng, nguội như súp, cháo, nước hầm,… Tránh thực phẩm giòn, cứng, dai sẽ làm tổn thương vết nhổ

– Không dùng ống hút bởi có nguy cơ làm bật cục máu đông ra

– Tránh thực phẩm có chứa caffeine, cồn, nước ngọt đặc biệt không được hút thuốc lá ít nhất 24 giờ sau nhổ răng khôn

– Nếu thấy triệu chứng bất thường, liên hệ với bác sĩ và tái khám ngay

Ăn thực phẩm mềm, lỏng sau nhổ răng

Ăn thực phẩm mềm, lỏng sau nhổ răng

5. Một số câu hỏi thường gặp

Xoay quanh vấn đề nhổ răng số 8 có đau không, có rất nhiều câu hỏi khác liên quan được khách hàng gửi tới cho Nha Khoa Paris. Để giải đáp chính xác, chúng tôi đã mời Tiến sĩ, bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm trả lời các câu hỏi dưới đây:

5.1. Nhổ răng số 8 có nguy hiểm không?

Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm cho biết: “Nhổ răng số 8 được đánh giá là an toàn khi được thực hiện tại đơn vị nha khoa uy tín, bác sĩ thao tác đúng kỹ thuật. Nếu không, một số biến chứng sau khi nhổ răng số 8 có thể xảy ra như:

Nhiễm trùng: Biểu hiện thường gặp nhất là vết thương sưng tấy, mưng mủ, chảy máu, sốt, đau nhức dữ dội. Nguyên nhân là do quá trình nhổ răng không đảm bảo vệ sinh, dụng cụ không được vô trùng hoàn toàn, chăm sóc tại nhà kém như súc miệng mạnh, chà xát lên vết thương… (5)

Khô ổ răng: Nguyên nhân do cục máu đông không phát triển hoặc bong sớm từ ổ răng gây ra khô ổ răng, khó cầm máu, nhiễm trùng.

Tổn thương dây thần kinh: Răng số 8 nằm gần dây thần kinh răng dưới (inferior alveolar nerve) hoặc dây thần kinh lưỡi (lingual nerve). Khi răng khôn được nhổ có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh này gây ra cảm giác tê bì môi, cằm, lưỡi, nướu hoặc cảm giác ngứa ran, châm chích, tê hàm vĩnh viễn. 

5.2. Răng số 8 không đau có nên nhổ không?

Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm trả lời: “Khi răng số 8 không đau không có nghĩa là chúng không cần nhổ. Cần chụp X-quang để xác định chính xác vị trí và hướng mọc của răng mới có thể quyết định. Bởi có những trường hợp răng mọc ngầm nhưng chưa nhú khỏi nướu, kích thước nhỏ chưa ảnh hưởng đến mô xung quanh. Nhưng nếu không nhổ, về lâu dài chúng sẽ gây các biến chứng như sâu răng, viêm lợi, u nang.”

“Chỉ trong trường hợp răng mọc thẳng, cung hàm đủ chỗ, không ảnh hưởng đến răng lân cận thì có thể không cần nhổ răng.” – Bác sĩ Trâm cho biết thêm.

Răng khôn mọc ngầm để lâu có thể gây ra sâu răng, viêm lợi, u nang

Răng khôn mọc ngầm để lâu có thể gây ra sâu răng, viêm lợi, u nang

5.3. Nhổ răng số 8 bao lâu thì lành hoàn toàn?

Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm cho biết, khoảng 1 tháng sau khi nhổ răng, khung xương hàm sẽ lành hoàn toàn phủ kín huyệt ổ răng, nướu hồi phục, vết thương đã lành hoàn toàn. Lúc này, bạn có thể ăn uống và hoạt động như bình thường.

5.4. Quá trình nhổ răng số 8 diễn ra như thế nào?

Trước khi nhổ răng, khách hàng sẽ được bác sĩ tư vấn và thăm khám đánh giá đủ điều kiện để nhổ răng hay không như khám lâm sàng, chụp X-quang. 

Khách hàng nằm trên giường, bác sĩ sử dụng thuốc gây tê vùng nướu tại vị trí răng cần nhổ. Sau đó, sử dụng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để rạch nướu, làm lộ chân răng rồi dùng kìm nha khoa hoặc máy siêu âm để nhổ răng ra ngoài.

Cuối cùng, bác sĩ tiến hành vệ sinh và khâu đóng vết thương bằng chỉ và hướng dẫn khách hàng chăm sóc tại nhà.

5.5. Chi phí nhổ răng số 8 bị sâu là bao nhiêu?

Chi phí nhổ răng số 8 bị sâu dao động từ 1.000.000 đến 5.000.000 VNĐ/răng, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

Vị trí của răng: Răng mọc ngầm, mọc lệch, bám dính xương hàm có giá thành cao hơn.

Mức độ sâu: Sâu nặng, ăn vào tuỷ chi phí cao hơn.

Phương pháp nhổ: Nhổ răng bằng công nghệ hiện đại có giá thành cao hơn.

Đơn vị nha khoa: Thường phòng khám tư sẽ đắt hơn bệnh viện công. 

5.6. Có cần phải sử dụng thuốc kháng sinh sau khi nhổ răng số 8 không?

Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm cho biết, việc sử dụng thuốc kháng sinh sau khi nhổ răng là cần thiết để tránh tình trạng răng bị nhiễm khuẩn gây nhiễm trùng, sưng tấy, đau nhức. Thậm chí, nếu biến chứng nặng hơn có thể gây ra nhiễm trùng máu, đe doạ đến tính mạng.

Cần uống thuốc kháng sinh sau khi nhổ răng số 8

Cần uống thuốc kháng sinh sau khi nhổ răng số 8

5.7. Khi nào tôi cần quay lại gặp bác sĩ sau khi nhổ răng số 8?

Khoảng 1 – 2 tuần sau khi nhổ răng, khách hàng cần đến đơn vị nha khoa để kiểm tra tình trạng vết thương, cắt chỉ, vệ sinh vết thương. Đồng thời, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như sưng tấy, đau nhức, chảy máu nhiều, khó há miệng… để đưa ra hướng xử lý kịp thời.

5.8. Tôi có thể tập thể dục sau khi nhổ răng số 8 không?

Khoảng 2 – 3 ngày sau khi nhổ răng, cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh để sức khỏe hồi phục. Đặc biệt, với những ca nhổ phức tạp, khách hàng có sức khỏe kém cần nghỉ ngơi ít nhất 1 tuần mới có thể tập thể dục.

Cần nghỉ ngơi trong khoảng 2 - 3 ngày sau khi nhổ răng

Cần nghỉ ngơi trong khoảng 2 – 3 ngày sau khi nhổ răng

5.9. Sau khi nhổ răng số 8 cần kiêng gì?

Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, sau khi nhổ răng số 8, để vết thương phục hồi nhanh chóng, tránh biến chứng, khách hàng cần kiêng:

Thực phẩm dai cứng, khó nhai: Thịt thăn heo, bánh mì, đá viên, kẹo cứng, các loại hạt, hoa quả sấy.

Đồ ăn cay nóng: Thực phẩm có nhiều tỏi, ớt, tiêu, gừng.

Thực phẩm nóng lạnh: Có thể làm tăng lưu lượng máu đến vùng nhổ răng, dẫn đến chảy máu và làm chậm quá trình lành thương.

Bia rượu, thức uống có cồn: Có thể làm loãng máu, làm chậm quá trình hồi phục vết thương.

Trên đây là thông tin giải đáp cho thắc mắc nhổ răng số 8 có đau không. Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, việc nhổ răng số 8 không còn là vấn đề đáng ngại nhưng bạn vẫn cần lưu ý lựa chọn nha khoa uy tín và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh sau nhổ răng.

Hiển thị nguồn

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi what app WhatsApp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger Địa chỉ