Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Đeo hàm duy trì có đau không? 4 lưu ý khi đeo hàm duy trì

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Bà Triệu

Đeo hàm duy trì sẽ không gây đau đớn, khó chịu như lúc niềng răng. Chính vì vậy, bạn cũng không cần quá lo lắng đối với vấn đề đeo hàm duy trì có đau không. Tình trạng đau chỉ xảy ra khi bạn dùng sai cách, hàm duy trì thiết kế sai, vệ sinh răng miệng/hàm duy trì không sạch hoặc không cẩn thận khi nói chuyện và ăn uống. Có 4 vấn đề cần lưu ý khi dùng hàm duy trì là thời gian đeo, cách tháo lắp, cách vệ sinh và tái khám.

1. Tại sao phải đeo hàm duy trì khi niềng răng

Theo bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam, sau khi tháo niềng bạn phải đeo hàm duy trì để giúp cho răng được ổn định nhanh chóng hơn, đảm bảo kết quả niềng răng đạt hiệu quả cao nhất.

Sau khi tháo niềng, răng của chúng ta vẫn chưa thể ổn định một cách chắc chắn tại vị trí mới. Nếu như không có hàm duy trì, thì các răng sẽ dễ bị tái xô lệch, quay lại tình trạng cũ.

Chính vì vậy, không phải cứ tháo niềng răng xong thì quá trình chỉnh nha đã kết thúc và nếu như bạn muốn sở hữu hàm răng đều đặn, ổn định lâu dài thì đeo hàm duy trì luôn là điều cần thiết.

Tại sao phải đeo hàm duy trì khi niềng răng

Đeo hàm duy trì giúp đảm bảo kết quả chỉnh nha cuối cùng

2. Đeo hàm duy trì có đau không

Theo bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam, quá trình đeo hàm duy trì hoàn toàn không gây đau hoặc khó chịu như khi niềng răng. Chúng ta đã quen với cảm giác khó chịu trong quá trình niềng răng trước đó.

Mục đích của hàm duy trì là cố định răng ở vị trí mới mà không áp dụng lực đẩy hoặc kéo mạnh, do đó không gây đau như quá trình nắn chỉnh răng. Vì những lý do này, bạn có thể yên tâm khi sử dụng hàm duy trì để có một hàm răng đẹp và chuẩn như mong muốn.

Đeo hàm duy trì có đau không

Đeo hàm duy trì không đau như khi niềng răng

3. Tại sao đeo hàm duy trì bị đau

Trên thực tế vẫn có không ít người bị đau trong quá trình dùng hàm duy trì, ảnh hưởng đến một số sinh hoạt thường ngày nhất định.

Tuy nhiên, tình trạng trên sẽ chỉ xảy ra do một số nguyên nhân như dưới đây:

Thứ nhất – Hàm duy trì không phù hợp: Hàm duy trì thiết kế không vừa vặn với cung hàm, quá chật sẽ gây ra tình trạng khó chịu khi sử dụng. Tất nhiên, nguyên nhân trên chỉ xảy ra khi bạn thực hiện niềng răng tại địa chỉ nha khoa không uy tín. Vì để sản xuất hàm duy trì, các bác sĩ nha khoa phải dựa trên dấu hàm để chế tác hàm duy trì sao cho vừa vặn nhất với từng người.

Thứ hai – Sử dụng không đúng cách: Đeo và tháo không đúng cách cũng khiến cho răng nướu của bạn bị đau. Chưa kể hàm duy trì còn có thể bị hỏng và nếu không chỉnh sửa, thay mới mà vẫn tiếp tục sử dụng thì sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt lên cả răng, nướu, niêm mạc miệng…

Thứ ba – Những tác động khi nói chuyện hoặc ăn uống: Khi nói chuyện hoặc ăn uống nếu không cẩn thận sẽ tạo ra các tác động vào hàm duy trì khiến hàm bị lệch và gây đau nhức. Điều đó sẽ xảy ra nhiều hơn với những người làm công việc liên quan đến giao tiếp nhiều hoặc hay ăn những thức ăn quá cứng, quá dai.

Thứ tư – Không vệ sinh hàm duy trì và răng miệng sạch sẽ: Nếu như bạn không giữ cho hàm duy trì và răng miệng sạch sẽ mỗi ngày thì sẽ khiến thức ăn bám dính, tích tụ vi khuẩn gây ra các vấn đề về răng miệng. Lúc bấy giờ, tình trạng  đau nhức và khó chịu có thể là cảnh báo về các bệnh lý răng nướu như viêm nha chu, viêm lợi…

Tại sao đeo hàm duy trì bị đau

Nếu hàm duy trì không vừa vặn thì khi đeo sẽ bị đau nhức, khó chịu

4. Giải pháp khắc phục đeo hàm duy trì bị đau

Xảy ra tình trạng đau nhức khi đeo hàm duy trì dù ở mức độ nhẹ hay nặng đều sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, chưa kể còn ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc.

Chính vì vậy, sau đây chúng tôi sẽ bật mí với bạn một số giải pháp khắc phục tình trạng đau nhức khi dùng hàm duy trì rất hiệu quả.

– Trường hợp hàm duy trì không phù hợp: Bạn nên thông báo với bác sĩ chỉnh nha của mình để kiểm tra và làm lại hàm duy trì.

– Trường hợp sử dụng sai cách: Tuân thủ đúng các hướng dẫn sử dụng của bác sĩ. Nếu như hàm đã có dấu hiệu bị hỏng như bị cong, vênh…  do đeo và tháo không đúng cách hoặc làm rơi thì cần đến phòng khám ngay để được chỉnh sửa hoặc làm mới lại.

– Trường hợp do tác động khi nói chuyện và ăn uống: Hãy cẩn thận hơn khi nói chuyện, tránh những tác động khiến hàm duy trì cọ xát vào các mô mềm xung quanh. Luôn ưu tiên thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt và hạn chế các loại thực phẩm quá cứng, quá dai, dễ dính răng… khi đeo hàm duy trì.

– Trường hợp do vấn đề vệ sinh hàm duy trì và răng miệng: Chú ý hơn trong vấn đề vệ sinh răng miệng và hàm duy trì, vệ sinh một cách đều đặn, thường xuyên. Không để thức ăn và vi khuẩn tích tụ gây ra các tác động tiêu cực.

Nếu như tình trạng đau nhức, khó chịu kéo dài, bạn nên thông báo cho bác sĩ để được hỗ trợ. Qua quá trình kiểm tra, thăm khám, bác sĩ nha khoa sẽ tìm ra được nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp.

5. Nhưng lưu ý khi sử dụng hàm duy trì để đạt được kết quả tốt

Để đạt được kết quả tốt nhất khi dùng hàm duy trì bạn cần lưu ý thực hiện đúng thời gian sử dụng, tháo lắp đúng hướng dẫn, vệ sinh đúng cách và tái khám đúng hẹn.

5.1. Thực hiện đúng thời gian dùng hàm duy trì

Lưu ý đầu tiên bạn cần tuân thủ là thực hiện đúng thời gian đeo hàm duy trì. Khoảng thời gian khi mới bắt đầu dùng hàm duy trì, bạn cần phải đeo hàm duy trì niềng răng tối thiểu 22 tiếng/ngày chỉ tháo ra để vệ sinh, ăn uống.

Sau khi răng đã bắt đầu ổn định hơn, thì thời gian đeo hàm duy trì sẽ ít giờ hơn, nhưng vẫn cần tuân thủ đúng về thời gian đeo trong ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thực hiện đúng thời gian dùng hàm duy trì

Thực hiện đúng thời gian dùng hàm duy trì

5.2. Tháo lắp hàm duy trì đúng hướng dẫn

Tháo lắp hàm duy trì hàng ngày cũng cần thực hiện theo đúng hướng dẫn, không phải mọi loại hàm duy trì đều tháo hoặc lắp giống nhau.

– Đối với hàm duy trì cố định: Chỉ có bác sĩ mới tháo lắp được, tuyệt đối không được tự ý thực hiện tại nhà.

– Đối với hàm duy trì tháo lắp: Thực hiện các động tác tháo ra hoặc lắp vào một cách nhẹ nhàng, hạn chế tối đa các tác động ma sát với răng và nướu.

5.3. Vệ sinh hàm duy trì đúng cách

Tương tự như các khí cụ chỉnh nha, bạn cũng cần vệ sinh hàm duy trì đúng cách nhằm hạn chế các tác động xấu gây hỏng hóc cũng như tích tụ vi khuẩn gây hại cho sức khỏe răng miệng.

– Đối với hàm duy trì cố định: Khi chải răng, bạn hãy chải nhẹ nhàng cả mặt trong của răng – vị trí gắn hàm duy trì. Ngoài ra, bạn nên sử dụng thêm các loại nước súc miệng và chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước sẽ giúp nâng cao hiệu quả làm sạch đến từng kẽ răng.

– Đối với hàm duy trì tháo lắp: Mỗi ngày tối thiểu bạn nên vệ sinh hàm duy trì 1 lần bằng dung dịch chuyên dụng. Tránh rửa hàm duy trì bằng nước quá nóng và nhất là hàm nhựa, vì có thể gây biến dạng.

Vệ sinh hàm duy trì đúng cách

Vệ sinh hàm duy trì đúng cách

5.4. Tái khám đúng hẹn

Trong quá trình dùng hàm duy trì, bạn vẫn phải đi tái khám như khi đeo niềng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, hàm răng của bạn vẫn cần theo dõi kỹ lưỡng nên hãy tái khám đúng hẹn.

Ngoài ra, nếu có vấn đề phát sinh như hàm duy trì cố định bị tuột, răng có dấu hiệu bị chạy thì bạn nên đi khám ngay.

Như vậy, câu hỏi đeo hàm duy trì có đau không đã được Nha Khoa Paris giải đáp rất chi tiết trong bài. Không khó để thấy rằng, quá trình dùng hàm duy trì không hề gây ra các cảm giác đau đớn, khó chịu như khi chỉnh nha. Bạn vẫn có thể sinh hoạt như bình thường và chỉ cần chú ý hơn đôi chút với 4 vấn đề đã được chúng tôi đề cập tới trong phần cuối cùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Đeo hàm duy trì
Các loại hàm duy trì hiện nay – Ưu nhược điểm của từng loại

Các loại hàm duy trì hiện nay – Ưu nhược điểm của từng loại

Sau khi chỉnh nha, khi răng đã vào đúng vị trí như mong muốn thì các khí cụ sẽ được tháo ra. Lúc này, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định sử

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Hàm duy trì bao nhiêu tiền, 3 yếu tố ảnh hưởng tới chi phí

Hàm duy trì bao nhiêu tiền, 3 yếu tố ảnh hưởng tới chi phí

Hàm duy trì là một khí cụ có vai trò cực kỳ quan trọng khi chỉnh nha. Nếu không sử dụng hàm duy trì, các răng sẽ rất dễ dịch chuyển trở

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Đeo hàm duy trì trong bao lâu, các yếu tố ảnh hưởng

Đeo hàm duy trì trong bao lâu, các yếu tố ảnh hưởng

Hầu hết các trường hợp sau khi tháo niềng răng đều phải tiếp tục đeo hàm duy trì. Mục đích là để ngăn chặn răng dịch chuyển trở về vị

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Ê răng khi đeo hàm duy trì do đâu – Biện pháp khắc phục

Ê răng khi đeo hàm duy trì do đâu – Biện pháp khắc phục

Hiện tượng ê răng khi đeo hàm duy trì thường xảy ra do hàm duy trì quá chặt, lực chải răng mạnh, mắc các bệnh lý răng miệng… Dần dần,

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Vì sao đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng: Giải pháp nhanh chóng

Vì sao đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng: Giải pháp nhanh chóng

Đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng thường do hai nguyên nhân là thiết kế của hàm duy trì không phù hợp hoặc dùng sai cách. Tùy vào từng

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Hướng dẫn chăm sóc và đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng

Hướng dẫn chăm sóc và đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh