01/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Niềng răng là một phương pháp thẩm mỹ nha khoa sử dụng mắc cài, dây cung… hoặc khay trong để kéo răng mọc lệch tới đúng vị trí. Tuy nhiên, đang niềng răng có cắt lợi được không? Thời điểm nào cắt lợi là phù hợp nhất? Những thắc mắc trên sẽ được giải đáp chi tiết ở bài viết sau.
Cắt lợi là một thủ thuật trong nha khoa được thực hiện với những mục đích sau:
– Làm dài thân răng, giúp phần mô nướu được thu gọn lại và khắc phục tình trạng cười hở lợi.
– Cắt bỏ phần lợi bị viêm nếu như không thể khắc phục bằng các phương pháp khác như uống thuốc kháng sinh, lấy cao răng…
– Cắt bỏ phần lợi bị phì đại do vi khuẩn tích tụ nhiều khiến cho lợi bị kích ứng và tăng kích thước bất thường.
– Lợi trùm răng khiến cho răng không phát triển được bình thường, gây ảnh hưởng nhiều tới quá trình ăn nhai hàng ngày.
Bạn không nên cắt lợi nếu như đang đeo niềng răng. Bạn chỉ nên thực hiện thủ thuật trên khi đã tháo niềng. Bởi có như vậy, các bác sĩ mới biết được chính xác mức độ cười hở lợi, viêm nhiễm, phì đại lợi hoặc lợi trùm răng. Từ đó, bác sĩ có thể xác định tỉ lệ cắt lợi phù hợp để đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả tốt nhất.
Nếu cắt lợi khi đang đeo niềng (đặc biệt là niềng bằng mắc cài), bác sĩ rất khó chẩn đoán được mức độ viêm của nướu. Do đó, sau khi cắt lợi rất dễ xảy ra tình trạng không loại bỏ được hoàn toàn ổ viêm, khiến cho vi khuẩn tiếp tục phát triển.
Còn đối với trường hợp cười hở lợi, cắt lợi khi niềng cũng khiến bác sĩ gặp nhiều khó khăn khi xác định tỉ lệ mô lợi cần loại bỏ. Chưa kể, vết thương sau khi cắt lợi dễ bị sưng tấy. Nếu bạn không vệ sinh cẩn thận, tình trạng viêm nhiễm vết thương sẽ xảy ra và làm gián đoạn quá trình niềng răng.
Thời điểm phù hợp để cắt lợi còn tùy thuộc vào trường hợp chữa cười hở lợi hay chữa bệnh lý. Cụ thể như sau:
– Trường hợp cười hở lợi:
Bạn nên cắt lợi chữa cười hở lợi sau khoảng 2 – 4 tuần từ khi kết thúc quá trình niềng răng. Khi đó, các mô và răng đã tương đối ổn định nên bác sĩ có thể dễ dàng quan sát tình trạng cười hở lợi.
– Trường hợp chữa viêm lợi, lợi phì đại, lợi trùm răng:
Nếu như bạn bị viêm lợi, lợi phì đại, lợi trùm răng nặng trong quá trình niềng răng, các bác sĩ sẽ chỉ định tháo niềng để cắt lợi và áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu khác. Khi bệnh đã được điều trị dứt điểm, bác sĩ sẽ gắn lại khí cụ chỉnh nha để kéo răng mọc sai lệch tới đúng vị trí trên cung hàm.
Sau khi thực hiện thủ thuật cắt lợi, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
– Chỉ nên ăn cháo trong 2 ngày đầu tiên sau khi tiến hành cắt lợi để tránh ảnh hưởng xấu tới vết thương.
– Uống thuốc kháng sinh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ trong 5 – 7 ngày đầu tiên để vết thương mau hồi phục.
– Ăn uống khoa học, ưu tiên những thực phẩm giàu dưỡng chất như thịt, cá, rau xanh, hoa quả… để vết thương mau hồi phục.
– Tránh ăn những loại thực phẩm cay, nóng vì chúng sẽ kích ứng vết thương ở nướu, gây đau rát dai dẳng.
– Không nên đánh răng trong ngày đầu sau khi cắt lợi. Những ngày sau bạn có thể vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, tránh tác động tới vị trí mới cắt nướu.
Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến vấn đề “đang niềng răng có cắt lợi được không”. Nhìn chung, với từng trường hợp, thời gian cắt lợi phù hợp sẽ khác nhau. Tuy nhiên, bạn không nên thực hiện thủ thuật trên khi đang đeo khí cụ chỉnh nha bởi sẽ khó đạt được kết quả tốt nhất. Nếu bạn còn thắc mắc nào khác liên quan đến cắt lợi thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng..
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×