Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Hỏi đáp: “Đánh răng bị chảy máu thường xuyên có nguy hiểm không”

Đánh răng bị chảy máu là tình trạng nhiều người gặp phải nhưng không quan tâm vì cho rằng không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra liên tục thì có thể là dấu hiệu về các bệnh lý về răng miệng. Để biết đánh răng bị chảy máu thường xuyên có nguy hiểm không, bạn đừng bỏ qua bài viết sau của Nha khoa Paris.

1. Nguyên nhân đánh răng hay chảy máu

Đánh răng hay bị chảy máu răng (1) xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề răng miệng hoặc sức khỏe cơ thể. Chảy máu chân răng có thể do những bệnh lý răng miệng sau đây:

1.1. Viêm nướu

Viêm nướu là nguyên nhân khiến bạn thường xuyên chảy máu chân răng khi chải răng. Lý do gây bệnh là do vệ sinh răng miệng không đúng cách. Hoặc thói quen dùng tăm tre xỉa răng khiến thức ăn không được làm sạch triệt để, vẫn còn bám ở kẽ răng.

Tình trạng viêm nướu càng nặng thì khi chải răng bạn sẽ thường xuyên chảy máu chân răng.

Viêm nướu gây chảy máu chân răng

Viêm nướu gây chảy máu chân răng

1.2. Bệnh về răng và quanh răng

Các bệnh về răng và quanh răng như sâu răng (2), đau răng, viêm nha chu, nhiễm trùng chân răng,… Cũng là nguyên nhân làm đánh răng hay bị chảy máu.

1.3. Vấn đề về răng và nướu

Răng mọc lệch, mọc sai vị trí gây khó khăn khi vệ sinh răng miệng (3), khiến thức ăn dễ mắc lại ở kẽ răng và gây chảy máu khi chải răng. Hoặc nướu bị tổn thương do dùng bàn chải quá cứng, chải răng quá mạnh cũng khiến tình trạng này diễn ra thường xuyên hơn.

1.4. Ăn uống không lành mạnh

Thường xuyên ăn thực phẩm quá cứng hoặc chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể bị thiếu chất. Đặc biệt là khi thiếu vitamin C sẽ làm nướu bị tổn thương và thường chảy máu khi đánh răng.

1.5. Sử dụng thuốc

Chảy máu chân răng khi chải răng cũng có thể là do cơ thể thiếu vitamin K khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị ung thư, động kinh trong thời gian dài .

1.6. Thay đổi nội tiết tố

Trong giai đoạn dậy thì, mang thai hoặc mãn kinh, cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi nội tiết tố và có thể dẫn tới tình trạng chảy máu thường xuyên khi đánh răng.

1.7. Mắc bệnh về gan

Gan là cơ quan tham gia vào quá trình đông máu ở cơ thể. Do đó, nếu gan bị tổn thương thì chức năng của gan cũng bị ảnh hưởng và dẫn đến chảy máu chân răng khi chải răng.

Ngoài ra, tình trạng chảy máu chân răng còn có thể do một số vấn đề khác như: hút thuốc lá, hay lo âu, bị sốt xuất huyết, bệnh tiểu đường, bạch cầu, máu khó đông,…

2. Đánh răng chảy máu thường xuyên có nguy hiểm không

Nếu chảy máu khi đánh răng chỉ thỉnh thoảng xảy ra thì không phải là vấn đề lo ngại. Tình trạng này sẽ chấm dứt sau vài ngày và không tái lại.

Còn nếu bạn thường xuyên bị chảy máu khi đánh răng thì rất đáng lo ngại vì có thể dẫn tới viêm nướu cấp tính, ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt thường ngày.

Chảy máu khi đánh răng nếu không sớm tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục sẽ dẫn tới viêm nha chu (4). Qua đó làm răng và tổ chức quanh răng bị tổn thương và có nguy cơ mất răng vĩnh viễn.

Tình trạng này còn rất nguy hiểm đối với những đối tượng sau:

– Người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường: làm lượng đường trong máu tăng cao và gây biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, viêm nội tâm mạc, thậm chí là đột quỵ

– Phụ nữ đang mang thai: phụ nữ mang bầu đánh răng bị chảy máu nếu không sớm xử trí sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng, dẫn đến sinh non, trẻ sinh ra bị nhẹ cân

Chảy máu chân răng khi đánh răng

Chảy máu chân răng khi đánh răng

3. Cách khắc phục tình trạng đánh răng hay chảy máu

Nếu thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng bạn cần tới nha khoa để được bác sĩ thăm khám. Ngoài ra bạn cũng cần thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng và ăn uống, cụ thể như sau:

3.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Nếu bị chảy máu chân răng có liên quan tới thói quen vệ sinh răng miệng, bạn cần chú ý:

– Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm để không làm tổn thương lợi

– Đánh răng nhẹ nhàng theo chiều xoay tròn hoặc dọc theo chân răng, không đánh ngang hoặc chà xát quá mạnh sẽ gây tổn thương niêm mạc

Khám răng định kỳ, lấy cao răng 6 tháng/lần để tránh mảng bám hình thành gây viêm nướu và bệnh lý về răng miệng

– Súc miệng với nước muối ấm 2 – 3 lần/ngày để giảm vi khuẩn và cầm máu

3.2. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Để giảm chảy máu nướu răng hiệu quả nhất, bạn cần ăn uống đầy đủ chất, tăng cường sức khỏe và bổ sung thêm vitamin cho cơ thể. Magie, canxi, vitamin C, K,… từ các loại thực phẩm như rau củ, hải sản, trái cây là những dưỡng chất cho sức khỏe răng miệng, giúp hạn chế đánh răng bị chảy máu nướu.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

3.3. Thay đổi thói quen xấu

Bạn nên hạn chế cắn, nhai mạnh và nhanh thức ăn có bề mặt cứng và góc cạnh. Không dùng các chất kích thích và hút thuốc lá nếu muốn xử lý tình trạng chảy máu nướu khi đánh răng.

Từ bỏ các thói quen này giúp bạn có hàm răng trắng sáng, chắc khỏe, mô nướu được bảo vệ, hơi thở thơm tho và giảm nguy cơ chảy máu nướu răng.

3.4. Thư giãn, hạn chế căng thẳng

Mức độ căng thẳng có thể khiến nướu răng bị chảy máu. Luôn suy nghĩ mọi việc theo hướng tích cực, hạn chế căng thẳng, lo lắng kéo dài không chỉ cải thiện sức khỏe mà còn giảm nguy cơ chảy máu nướu.

3.5. Biện pháp cầm máu tại nhà

Khi ở nhà, bạn có thể cầm máu bằng các cách đơn giản sau:

– Dùng miếng gạc sạch thấm nước lạnh hoặc bọc quanh 1 viên đá và đặt vào vùng đang chảy máu, giữ chặt tới khi hết chảy máu

– Ép nước nha đam thoa lên nướu khoảng 5 phút, thực hiện 2 lần/ngày, sau đó súc miệng lại với nước sạch

– Dùng dầu đinh hương thoa lên nướu 4 – 5 phút. Sau đó cũng súc miệng lại với nước sạch

– Pha lá trà xanh với mật ong. Ngậm trong 2 – 3 phút trước khi nuốt, thực hiện 2 – 3 lần/ngày để sát khuẩn, giảm đau

3.6. Sử dụng thuốc

Bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng dung dịch nước súc miệng chuyên dụng để giảm tình trạng chảy máu khi đánh răng. Nếu không cải thiện sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh như: Penicillin, Tetracycline, Amoxicillin, Metronidazole,…

3.7. Trị chảy máu nướu tại nha khoa

Để điều trị dứt điểm tình trạng chảy máu nướu, bạn cần đến nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân gây chảy máu nướu răng. Qua đó mới biết cách khắc phục phù hợp và hiệu quả nhất.

– Nếu chảy máu nướu do viêm nướu giai đoạn nhẹ: bác sĩ sẽ lấy cao răng, vệ sinh khoang miệng để loại bỏ môi trường phát triển của vi khuẩn, nướu răng cũng dần săn chắc, hồng hào và tình trạng chảy máu cũng chấm dứt

– Trường hợp viêm nướu chuyển sang giai đoạn nặng viêm nha chu: bác sĩ sẽ thực hiện điều trị kết hợp như cạo vôi răng, làm sạch gốc răng, làm sạch túi mủ, ghép vạt nướu (nếu cần) để nướu nhanh hồi phục

– Nếu nướu có bệnh lý, tổn thương nặng khiến răng lung lay và mọi biện pháp điều trị bảo tồn không có hiệu quả. Khi đó bác sĩ bắt buộc phải nhổ răng để tránh nguy cơ lây lan vi khuẩn cho các răng khỏe mạnh

– Sau khi nhổ răng và điều trị vùng nướu răng, bạn cần sớm trồng lại răng mới bằng cấy Implant để khôi phục ăn nhai, thẩm mỹ như răng thật, ngăn chặn tối đa các biến chứng như tiêu xương hàm, mất thêm răng kế cận, teo nướu,…

Bài viết đã giải đáp thắc mắc về đánh răng bị chảy máu thường xuyên có nguy hiểm không. Đây có thể là một vấn đề đáng lo ngại vì nếu không xử lý sớm có thể dẫn đến bệnh lý răng miệng khác như viêm nướu cấp, viêm nha chu, mất răng,… Nếu có bất vấn đề răng miệng cần giải đáp đừng quên liên hệ tới Nha khoa Paris qua hotline 1900 6900.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chảy máu chân răng
Bé 1 tuổi chảy máu chân răng có sao không? Nguyên nhân do đâu

Bé 1 tuổi chảy máu chân răng có sao không? Nguyên nhân do đâu

Chảy máu chân răng là hiện tượng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em khi ăn uống hoặc đánh răng. Điều này tưởng chừng không nguy hiểm

Ngày 23/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Hay chảy máu chân răng: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Hay chảy máu chân răng: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Chảy máu chân răng xảy ra rất phổ biến, nguyên nhân chủ yếu là do viêm lợi và nhiều vấn đề nha khoa khác. Tình trạng kéo dài sẽ ảnh

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phan Thị Hồng Tiến
Giải đáp: Chảy máu chân răng súc miệng nước muối được không

Giải đáp: Chảy máu chân răng súc miệng nước muối được không

Súc miệng bằng nước muối không chỉ có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn mà còn giúp bạn cầm máu rất tốt. Vì vậy, chảy máu chân răng súc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
6 Cách đơn giản để giảm đau chân răng và đầu

6 Cách đơn giản để giảm đau chân răng và đầu

Chảy máu chân răng đau đầu thường là do sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, nhiễm trùng răng… Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp là do

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Chảy máu chân răng ung thư: Dấu hiệu không thể xem thường

Chảy máu chân răng ung thư: Dấu hiệu không thể xem thường

Chảy máu chân răng ung thư là một trong những dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Đây là tình trạng vùng nướu bị chảy máu khi đánh

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Chảy máu khi đánh răng là bị gì, các biện pháp khắc phục

Chảy máu khi đánh răng là bị gì, các biện pháp khắc phục

Chảy máu chân răng là hiện tượng mà rất nhiều người gặp phải khi chải răng hàng ngày. Hiện tượng trên diễn ra thường xuyên có thể là

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh