Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Cục máu đông sau khi nhổ răng: Tác dụng và cách bảo vệ

Sau khi nhổ răng, hốc răng sẽ hình thành cục máu đông để bịt kín vết thương với mục đích chính là cầm máu, thúc đẩy quá trình liền vết thương và bảo vệ xương ổ răng. Trong những ngày đầu, cục máu đông sẽ rỉ huyết tương màu vàng nhạt. Bạn có thể nhìn thấy màu đỏ của máu đông và huyết tương vàng rỉ ra nhưng đây là biểu hiện bình thường. Để ngăn chặn tình trạng cục máu đông sau khi nhổ răng bị vỡ, bạn nên vệ sinh răng miệng đúng cách, có chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế vận động mạnh…

1. Cục máu đông sau khi nhổ răng tại sao có

Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh giải thích rằng: Cục máu đông sau khi nhổ răng là một khối máu đông tự nhiên hình thành trong vết thương sau khi răng được nhổ. Sau khi nhổ răng khoảng 12 – 24 giờ, hốc răng sẽ dần dần hình thành cục máu đông theo cơ chế tự nhiên của cơ thể để bịt kín vết thương. Điều này là dấu hiệu cho thấy quá trình liền vết thương đang diễn ra thuận lợi, vì vậy không cần phải quá lo lắng.

Cục máu đông sau khi nhổ răng

Cục máu đông sau khi nhổ răng là một tình trạng phổ biến và có tác dụng quan trọng trong quá trình liền vết thương sau khi nhổ răng.

Quá trình nhổ răng gây tác động trực tiếp lên vùng mô nướu xung quanh răng, do đó, chảy máu là một hiện tượng không thể tránh khỏi. Sau khi thực hiện việc cầm máu, lượng máu chảy ra sẽ dần giảm đi. Máu đọng trong xương hàm sẽ bắt đầu đông lại và tạo thành cục máu đông.

Tương tự như các tổn thương khác trên cơ thể, các tế bào và tiểu cầu sẽ tự động tạo thành một màng đông máu để bảo vệ vết thương. Khi chúng hoàn thành nhiệm vụ của mình, chúng sẽ dần tan chảy và không gây tác động xấu đến nướu và răng.

Tuy nhiên, trong trường hợp không có cục máu đông hình thành sau khi nhổ răng, có thể bạn đang gặp phải tình trạng viêm xương ổ răng. Khi xảy ra điều này, quan trọng là bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời, nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn.

2. Máu đông sau khi nhổ răng có tác dụng gì

Theo Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Chuyên gia trồng răng Implant, bọc răng sứ tại Nha Khoa Paris Thái Thịnh cho biết: cục máu đông sau nhổ răng có tác dụng chính là cầm máu. Ngoài ra, chúng còn mang lại nhiều lợi ích cho quá trình liền vết thương như: thúc đẩy quá trình hồi phục và bảo vệ ổ răng.

2.1 Cầm máu

Sau khi nhổ răng, vết thương chắc chắn sẽ bị chảy máu. Đặc biệt đối với các trường hợp mắc bệnh lý răng miệng hay nhổ răng khôn thì tình trạng chảy máu sẽ kéo dài hơn. Sự xuất hiện của cục máu đông có tác dụng cầm máu cực kỳ hiệu quả. Khi đó, hiện tượng đau nhức và khó chịu sau khi nhổ răng cũng dần dần thuyên giảm. 

2.2 Thúc đẩy quá trình liền vết thương

Sau một thời gian, cục máu đông sẽ trở thành một lớp khung lưới sợi tế bào và tạo một lớp niêm mạc mới để lấp đầy huyệt ổ răng. Đồng thời, chúng còn đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển của xương mới và hình thành mô mềm, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục sau khi nhổ răng.

2.3 Bảo vệ xương ổ răng

Cục máu đông được ví như một lớp màng bảo vệ huyệt ổ răng, ngăn không cho cặn thức ăn rơi vào, hạn chế viêm nhiễm hay những biến chứng nguy hiểm khác như viêm ổ răng khô, đau nhức dai dẳng… Bên cạnh đó, chúng còn giúp bảo vệ xương, mô và các dây thần kinh bên dưới răng.

2.4 Khôi phục chức năng răng

Cục máu đông là một phần quan trọng trong quá trình phục hồi và khôi phục chức năng của vùng răng bị nhổ. Nó giúp tạo nền tảng cho việc phục hồi và làm cho việc đặt ghép răng giả sau này trở nên dễ dàng và ổn định hơn.

Cục máu đông giúp bịt miệng và bảo vệ vết thương

Cục máu đông giúp bịt miệng và bảo vệ vết thương

3. Vỡ cục máu đông sau khi nhổ răng

Trong thực tế, cục máu đông tại vị trí nhổ răng hoàn toàn có thể bị vỡ nếu như bạn chăm sóc răng miệng không đúng cách. Khi đó, bạn sẽ phải đối mặt với trường hợp máu chảy ồ ạt trong thời gian dài. Thậm chí, hiện tượng chảy máu còn không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi áp dụng các thủ thuật cầm máu thông thường.

Ngoài ra, thức ăn rất dễ bị rơi vào huyệt ổ răng trong quá trình ăn nhai hàng ngày và gây đau nhức kéo dài. Nếu như không có biện pháp xử lý kịp thời, bạn còn có nguy cơ cao gặp phải biến chứng nhiễm trùng sau khi nhổ răng.

Bên cạnh đó, khi bị vỡ cục máu đông, lớp màng bảo vệ xương ổ răng cũng biến mất. Đây chính là nguyên nhân khiến cho bạn bị viêm ổ răng khô, viêm xương tủy hàm…

Viêm xương ổ răng do vỡ cục máu đông

Viêm xương ổ răng do vỡ cục máu đông

4. Cách bảo vệ cục máu đông ở răng sau nhổ

Như những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, cục máu đông đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình liền vết thương sau khi nhổ răng. Do đó, để tránh tình trạng vỡ cục máu đông, bạn nên lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

Tránh sử dụng ống hút để uống nước trong khoảng 1 tuần sau khi nhổ răng. Chuyển động hút của không khí và lực của má có thể làm vỡ cục máu đông.

Không hút thuốc lá hoặc sử dụng những đồ có chứa chất kích thích sau khi nhổ răng. Bởi chúng có thể làm tan máu đông mới hình thành và khiến cho quá trình liền vết thương kéo dài.

Ăn những thực phẩm mềm, lỏng như cháo, súp, sinh tố… trong những ngày đầu tiên sau khi nhổ răng. Khi sử dụng những loại thực phẩm trên, bạn không cần phải nhai nhiều nên sẽ không tác động tới cục máu đông.

Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm sưng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bạn đang dùng những loại thuốc khác thì cần hỏi bác sĩ để biết chúng có tác động tới cục máu đông hay không.

Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp sau khi nhổ răng. Bạn không nên làm việc nặng hoặc chơi những môn thể thao yêu cầu vận động mạnh để tránh làm cục máu đông bị vỡ.

Tuyệt đối không được sử dụng tay hay những vật nhọn chạm vào vết nhổ. Cục máu đông sau khi bị vỡ sẽ không thể hình thành được nữa.

Không chải răng trong ngày đầu tiên sau khi nhổ răng. Thay vì thế, bạn chỉ nên súc miệng nhẹ nhàng để làm sạch răng miệng. Sang tới ngày thứ 2, bạn có thể bắt đầu chải răng nhưng không nên tác động trực tiếp với vết nhổ.

Bạn chỉ nên ăn thực phẩm mềm sau khi nhổ răng

Bạn chỉ nên ăn thực phẩm mềm sau khi nhổ răng

Cục máu đông sau khi nhổ răng khi nào hết

Thời gian cục máu đông hoàn toàn tan hết có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, nhưng thường mất vài ngày đến vài tuần để cục máu đông hoàn toàn tan hết và vết thương lành

5. Các biến chứng có thể gặp phải sau nhổ răng

Nếu như nhổ răng tại những cơ sở nha khoa kém uy tín hoặc chăm sóc răng miệng sai cách, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải những biến chứng sau: sưng, đau dai dẳng, viêm xương ổ răng, viêm xương tủy hàm, hoạt tử xương…

5.1. Sưng và đau dai dẳng

Sau khi nhổ răng, tình trạng sưng, đau là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, cơn đau nhức sẽ nhanh chóng thuyên giảm theo thời gian nếu như bạn chăm sóc răng miệng đúng cách.

Nếu sưng, đau kéo dài thì khả năng cao là bạn đã gặp phải biến chứng nhiễm trùng sau khi nhổ răng. Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng trên là bác sĩ nhổ răng sai kỹ thuật, quá trình nhổ răng không diễn ra trong môi trường vô khuẩn, chăm sóc răng miệng sai cách… Khi đó, bạn cần tới cơ sở nha khoa càng sớm càng tốt để bác sĩ xử lý dứt điểm.

Biến chứng đau nhức dai dẳng sau khi nhổ răng

Biến chứng đau nhức dai dẳng sau khi nhổ răng

5.2. Viêm xương ổ răng sau nhổ răng

Viêm xương ổ răng cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm sau khi nhổ bỏ răng. Tình trạng trên thường xảy ra do cục máu đông không hình thành hoặc bị vỡ sớm. 

Hiện tượng viêm xương ổ răng có thể khiến cho quá trình lành thường kéo dài. Ngoài ra, bạn còn có thể nhìn thấy rõ phần xương trắng ở vị trí nhổ răng và hơi thở có mùi khó chịu.

Khi gặp phải biến chứng trên, bạn nên đến phòng khám nha khoa để làm sạch ổ răng. Sau đó, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giảm tình trạng đau nhức và ngăn không cho vết nhổ bị nhiễm trùng.

5.3. Viêm xương tủy hàm

Viêm xương tủy hàm sau nhổ răng thường có các dấu hiệu điển hình như: sốt kèm theo rét run từng cơn, mệt mỏi li bì, sưng nề… Theo chia sẻ của các bác sĩ trong lĩnh vực nha khoa, biến chứng trên rất khó điều trị.

Do đó, nếu như phát hiện bất kỳ dấu hiệu lạ nào xảy ra, bạn nên nhanh chóng tới cơ sở nha khoa uy tín để điều trị, tránh những rủi ro như gãy xương hàm, nhiễm khuẩn huyết…

5.4. Hoại tử xương hàm

Hoại tử xương hàm là một trong những biến chứng nguy hiểm và khó điều trị nhất sau khi nhổ răng. Khi xương bị hoại tử, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như: sưng mặt, nhức đầu, đau mắt, lung lay cả răng lẫn khối xương hàm, chảy mủ, khó ăn nhai… Thậm chí, trong trường hợp không được điều trị kịp thời, bạn còn bị suy đa tạng và tử vong.

5.5. Chảy máu kéo dài

Chảy máu là hiện tượng bình thường sau khi nhổ răng. Tuy nhiên, tình trạng trên sẽ nhanh chóng chấm dứt sau khoảng 30 phút cắn chặt bông gòn. Trong một ngày đầu tiên, vết thương vẫn có thể bị rỉ máu nhưng không đáng kể.

Biến chứng chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng thường xảy ra do các nguyên nhân sau: bác sĩ dùng lực quá mạnh, chưa nhổ hết chân răng, vỡ cục máu đông, bệnh lý giảm tiểu cầu… Nếu gặp phải tình trạng trên, bạn cần đến trực tiếp phòng khám nha khoa để bác sĩ kiểm tra và có biện pháp khắc phục.

Chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng

Chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng

Tóm lại, cục máu đông sau khi nhổ răng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình liền vết thương. Nếu máu đông bị vỡ, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn nên chăm sóc vết nhổ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

  1. Cường Lê viết:

    Mài ngắn xương hàm sau khi nhổ răng có tác dụng gì? Có làm giảm bớt đau nhức hay không? Cảm ơn

Comments are closed.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chăm sóc sau nhổ răng
Uống sữa gì sau khi nhổ răng? lưu ý quan trọng cần biết

Uống sữa gì sau khi nhổ răng? lưu ý quan trọng cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map