Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

7 Dấu hiệu bị viêm nướu răng ở người lớn và cách điều trị

Viêm nướu răng là một bệnh lý nhiễm khuẩn răng miệng rất phổ biến, có đến 80% người lớn mắc phải. Tuy nhiên, viêm nướu có thể dễ dàng điều trị nên rất nhiều người chủ quan không chữa sớm. Dần dần, bệnh sẽ chuyển thành viêm nha chu, lan rộng tới các mô và xương xung quanh răng. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu bị viêm nướu răng ở người lớn sẽ giúp nhanh chóng phát hiện bệnh lý và có phương án điều trị phù hợp.

1. Dấu hiệu bị viêm nướu răng ở người lớn

Bệnh viêm nướu răng ở người trưởng thành xảy ra do vi khuẩn xâm nhập với các dấu hiệu điển hình như nướu sưng, đỏ, tụt lợi, răng lung lay, chảy máu chân răng, hôi miệng, răng nhạy cảm hơn và xuất hiện mủ.

1.1. Nướu sưng, đỏ

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh lý viêm nướu răng chính là nướu bị sưng tấy. Các mô nướu không còn giữ được vẻ hồng nhạt như lúc ban đầu mà dần chuyển sang màu đỏ thẫm hoặc đỏ tím. Kèm theo đó là tình trạng nướu đau nhức, khó chịu.

Nước bị sưng đỏ

Nước bị sưng đỏ

1.2. Tụt lợi

Tụt lợi là dấu hiệu cho thấy bệnh viêm nướu răng đã chuyển sang giai đoạn nặng. Các phần mô nướu bao quanh và bảo vệ chân răng dần dịch chuyển xuống cuống răng khiến cho chân răng bị lộ ra bên ngoài nhiều.

Dấu hiệu trên có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường nên chắc chắn sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của hàm răng và khiến bạn trở nên tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh.

1.3. Răng lung lay

Nếu như bệnh viêm nướu không được điều trị sớm, phần mô nướu xung quanh răng sẽ dần bị tiêu biến. Khi đó, vi khuẩn gây hại sẽ tiếp tục xâm nhập vào sâu bên trong, phá vỡ các mô liên kết ở quanh chân răng và xương ổ răng. Các tổ chức nâng đỡ răng bị phá hủy khiến cho răng không còn bám chắc trong xương hàm và lung lay.

1.4. Chảy máu chân răng

Khi viêm nướu, các mô nướu xung quanh răng đã bị tổn thương do sự tấn công của vi khuẩn gây hại. Do đó, nướu ở chân răng rất dễ bị chảy máu trong quá trình chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng. Thậm chí, nếu như bệnh đã chuyển biến nặng, nướu còn có thể chảy máu tự phát.

1.5. Hôi miệng

Nguyên nhân dẫn đến viêm nướu là do vi khuẩn gây hại tấn công, trong đó điển hình là P. gingivalis. Sự tồn tại của vi khuẩn trong khoang miệng là nguyên nhân khiến cho hơi thở có mùi hôi khó chịu, gây ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh.

Hôi miệng là dấu hiệu bị bệnh viêm nướu răng ở người lớn

Hôi miệng là dấu hiệu bị viêm nướu ở người lớn

1.6. Răng nhạy cảm hơn

Các mô nướu bị tụt xuống, chân răng bị lộ ra ngoài nhiều khiến cho răng trở nên nhạy cảm hơn. Khi ăn những thực phẩm ngọt, chua hay nóng/lạnh, bạn đều có cảm giác ê buốt răng và khó chịu.

1.7. Xuất hiện mủ

Vi khuẩn tấn công vào các mô nướu quanh răng, gây viêm nhiễm kéo dài và dẫn đến hình thành ổ mủ. Trong trường hợp bạn chạm hoặc vô tình tác động đến ổ mủ thì sẽ thấy có dịch màu trắng hoặc vàng nhạt chảy ra.

2. Hình ảnh viêm nướu răng ở người lớn

Để bạn có thể dễ dàng nhận biết các dấu hiệu bị viêm nướu răng ở người lớn, chúng tôi sẽ cung cấp những hình ảnh thực tế dưới đây:

Nướu bị viêm có màu đỏ - dấu hiệu bị bệnh viêm nướu răng ở người lớn

Nướu bị viêm có màu đỏ

Nướu bị viêm dễ chảy máu

Nướu bị viêm dễ chảy máu

Tụt lợi chân răng - dấu hiệu bị viêm nướu răng ở người lớn

Tụt lợi chân răng

3. Hình ảnh bị viêm nướu răng có mủ

Xuất hiện ổ mủ là giai đoạn nặng của bệnh lý viêm nướu. Dưới đây là hình ảnh thực tế:

Ổ viêm có mủ ở mô nướu

Ổ viêm có mủ ở mô nướu

Viêm nướu nặng sẽ hình thành ổ mủ

Viêm nướu nặng sẽ hình thành ổ mủ

Nướu bị sưng kèm mủ

Nướu bị sưng kèm mủ

4. Viêm nướu răng có tự hết không

Trên thực tế, nếu như nướu răng chỉ bị viêm ở mức độ rất nhẹ thì hoàn toàn có thể tự khỏi mà không cần phải can thiệp các phương pháp điều trị chuyên sâu tại nha khoa. Tuy nhiên, bạn cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ tại nhà và duy trì súc miệng bằng nước muối sinh lý 2 – 3 ngày để loại bỏ vi khuẩn gây hại và giúp mô nướu nhanh liền vết thương.

Nếu răng miệng không được vệ sinh cẩn thận, viêm nướu không những không khỏi mà còn diễn biến nghiêm trọng hơn. Bởi vi khuẩn gây hại sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ chóng mặt và khiến cho tình trạng viêm nhiễm càng lan rộng.

5. Cách chữa viêm nướu răng tại nhà đơn giản, an toàn

Để các triệu chứng của bệnh lý viêm nướu răng nhanh chóng thuyên giảm, bạn có thể áp dụng các mẹo sau:

– Súc miệng nước muối: Nước muối có đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt. Do đó, khi bị viêm nướu răng, bạn nên súc miệng với nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 30 – 60 giây.

– Sử dụng túi trà: Trong thành phần của trà có chứa hàm lượng axit tannic khá lớn. Đây là chất có khả năng giảm sưng viêm rất tốt nên có thể sử dụng để chữa viêm nướu răng tại nhà. Sau khi ngâm túi trà trong nước sôi, bạn nhấc ra, để nguội và đặt trực tiếp vào phần nướu bị viêm trong khoảng 5 phút để giảm sưng, đau.

– Tinh dầu sả: Trong tinh dầu sả có chứa hoạt chất citral với khả năng tiêu diệt vi khuẩn tới hơn 80%. Vậy nên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng tinh dầu sả trên để chữa viêm lợi tại nhà bằng cách pha loãng tinh dầu với nước và súc miệng trong khoảng 30 giây.

– Mật ong: Hoạt chất kháng sinh Hydrogen Peroxide trong mật ong sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây hại và kiểm soát tình trạng viêm nhiễm ở mô nướu. Bạn hãy dùng tăm bông nhúng vào mật ong và thoa trực tiếp lên mô nướu bị viêm trong khoảng 5 – 10 phút. Bạn nên áp dụng từ 2 – 3 lần/ngày.

– Nha đam: Các hoạt chất Axit Salicylic, Saponin, Sterol… trong nha đam cũng có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Để chữa viêm nướu răng, bạn hãy bôi gel nha đam lên nướu và giữ nguyên 5 – 7 phút rồi mới súc miệng bằng nước sạch.

Mật ong chữa viêm nướu răng

Mật ong chữa viêm nướu răng

6. Thuốc điều trị viêm nướu răng

Các loại thuốc thường được bác sĩ kê để điều trị viêm nướu răng gồm có: Amoxicillin, Metrogyl, Minocycline và Clindamycin.

– Thuốc Amoxicillin:

Amoxicillin là một loại kháng sinh nằm trong nhóm Penicillin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nên được sử dụng để chữa viêm nướu. Người lớn có thể uống 500 – 1000 mg/lần, uống 2 – 3 lần/ngày.

– Thuốc Metrogyl Denta:

Metrogyl Denta là thuốc điều trị viêm nướu răng được bào chế ở dạng gel bôi. Thuốc có thành phần chính là Metronidazol và Chlorhexidine Gluconate Solution với khả năng kháng khuẩn rất mạnh. Người lớn nên bôi thuốc 2 lần/ngày để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

– Thuốc Minocycline:

Minocycline dạng gel 2% là một loại kháng sinh bán tổng hợp dẫn chất Tetracyclin, được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn quanh răng. Bạn hãy bôi thuốc 2 – 3 lần/ngày. Lưu ý, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi bôi thuốc.

– Thuốc Clindamycin:

Đây là một loại thuốc kháng sinh nằm trong nhóm Lincosamid, hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Để chữa trị viêm lợi, bạn nên uống 150 – 450 mg/lần, cách nhau 6 – 8 giờ mỗi lần.

7. Cách trị viêm nướu tại nha khoa

Giải pháp điều trị viêm nướu nhanh chóng và hiệu quả nhất là tới nha khoa. Tùy theo mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định lấy cao răng, ghép vạt lợi hoặc nhổ bỏ răng vĩnh viễn.

– Lấy cao răng:

Đối với những người chỉ mới chớm bị viêm nướu răng, bác sĩ sẽ làm sạch vôi răng ở cả bề mặt thân răng và dưới nướu để loại bỏ ổ viêm. Sau đó, bác sĩ kê thuốc Amoxicillin, Metrogyl… để triệu chứng các triệu chứng của bệnh nhanh chóng biến mất hoàn toàn.

– Ghép vạt lợi:

Khi bệnh viêm nướu đã chuyển nặng kéo theo tình trạng tụt lợi, bác sĩ sẽ làm sạch cao răng và tiến hành ghép vạt lợi. Phương pháp trên giúp tái tạo hình dáng nướu răng và bảo vệ chân răng một cách tốt nhất.

– Nhổ bỏ răng vĩnh viễn:

Nếu như viêm nướu đã ở mức độ nghiêm trọng, phá hủy hoàn toàn các tổ chức nâng đỡ răng thì cả hai phương pháp lấy cao răng và ghép vạt lợi đều không hiệu quả. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để tránh ổ viêm tiếp tục lan rộng tới các mô lân cận.

Phương pháp ghép vạt lợi

Phương pháp ghép vạt lợi

8. Biện pháp phòng ngừa viêm nướu răng ở người lớn

Để ngăn ngừa bệnh lý viêm nướu răng xảy ra, bạn cần lưu ý vài vấn đề dưới đây:

– Chải răng đều đặn 2 lần/ngày vào sáng và tối.

– Sử dụng chỉ nha khoa/tăm nước để làm sạch các kẽ răng.

– Súc miệng với dung dịch chuyên dụng để tiêu diệt vi khuẩn trong miệng.

– Ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung chất vitamin C, D, E… để răng, nướu khỏe mạnh.

– Không hút thuốc lá, tránh uống rượu, bia vì các chất độc hại trong đó sẽ làm tổn thương tới mô nướu.

– Đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc.

– Tới nha khoa làm sạch mảng bám, cao răng định kỳ 6 tháng/lần.

Với những dấu hiệu bị viêm nướu răng ở người lớn mà chúng tôi đã chia sẻ, mong rằng bạn sẽ dễ dàng nhận biết bệnh lý và có phương án xử lý sớm. Mặc dù không phải bệnh lý phức tạp và có thể dễ dàng điều trị dứt điểm nhưng nếu không chữa sớm, bệnh sẽ chuyển nặng, thậm chí gây mất răng vĩnh viễn.

Hiển thị nguồn

Colgate: “Viêm nướu răng – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả theo nha khoa”
MSD Manuals: “Viêm lợi – Rối loạn Nha Khoa”
Mayo Clinic: “Gingivitis – Symptoms and causes”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề dấu hiệu bị viêm nướu răng ở người lớn
Bệnh viêm nướu răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm nướu răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm nướu răng thường gây đau đớn và khó khăn trong ăn uống. Tình trạng thường xảy ra do có sự tích tụ mảng bám trên răng. Nếu

Ngày 06/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em, nhận biết sớm và điều trị sớm

Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em, nhận biết sớm và điều trị sớm

Viêm lợi ở trẻ em không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nếu như không được chữa trị kịp thời. Những

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
7 Cách chữa viêm nướu hiệu quả và tự nhiên với mật ong

7 Cách chữa viêm nướu hiệu quả và tự nhiên với mật ong

Cách chữa viêm nướu bằng mật ong giúp làm giảm sưng tấy, đau nhức, khó chịu trong quá trình ăn uống. Hơn nữa với đặc tính chống viêm,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Nước súc miệng trị viêm nướu cho bà bầu – An toàn, hiệu quả

Nước súc miệng trị viêm nướu cho bà bầu – An toàn, hiệu quả

Các loại nước súc miệng trị viêm nướu cho bà bầu đang được đánh giá rất cao, bao gồm PlasmaKare, Détio của Pháp và nước muối sinh lý.

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Sưng nướu răng khôn: Nguyên nhân, triệu chứng & cách khắc phục

Sưng nướu răng khôn: Nguyên nhân, triệu chứng & cách khắc phục

Răng khôn hay răng số 8 thường mọc ở độ tuổi từ 17 đến 25. Răng số 8 mọc thường đi cùng nhiều triệu chứng bất thường gây cản trở ăn

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Viêm chân răng giả nguyên nhân do đâu? Cách điều trị thế nào

Viêm chân răng giả nguyên nhân do đâu? Cách điều trị thế nào

Viêm chân răng giả là tình trạng rất dễ gặp phải trong giai đoạn mới làm răng. Tìm hiểu bài viết sau đây để biết được nguyên nhân gây

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công