19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Miếng trám răng bị rớt, vỡ, hỏng là tình trạng rất nhiều người gặp phải sau khi hàn trám răng. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình ăn uống, chăm sóc răng miệng sai cách hoặc do miếng trám kém chất lượng, trám sai kỹ thuật. Tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân, bác sĩ có thể gỡ miếng trám ra để hàn trám lại hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ.
Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Bà Triệu giải thích rằng có nhiều nguyên nhân khiến miếng trám răng bị rớt, vỡ, hỏng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Lực cắn không đều
Miếng trám kém chất lượng
Miếng trám hết hạn sử dụng
Chăm sóc và vệ sinh răng miệng không đúng cách
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến miếng trám răng bị rớt, vỡ là do lực cắn không đều trên bề mặt răng. Khi nhai thức ăn hoặc gặm các vật liệu cứng, áp lực có thể tập trung mạnh lên một vị trí cụ thể, tạo ra lực cắn không đều. Điều này gây ra áp lực tác động lớn lên miếng trám răng và dễ dẫn đến việc nứt vỡ hay rớt ra khỏi răng. Để giảm thiểu nguy cơ này, rất quan trọng để nhai thức ăn một cách đều đặn và tránh nhai những vật liệu cứng quá lớn.
Chất lượng mối hàn quyết định rất lớn đến chất lượng trám răng, ngày nay, bác sĩ thường sử dụng chất liệu Amalgam hoặc Composite để trám răng cho khách hàng.
Nhưng nếu miếng trám răng hoặc vật liệu hàn răng bác sĩ sử dụng chất lượng kém, pha tạp nhiều vật liệu khác nhau thì vừa gây hại cho người dùng, vừa khiến mối hàn dễ bị hỏng.
Bên cạnh đó, kỹ thuật trám của bác sĩ kém như: trám không khít, hàn không chắc và không đủ độ sâu cũng khiến miếng trám dễ rơi, vỡ.
Thông thường, thời hạn sử dụng miếng trám khoảng 2 – 5 năm. Nhưng cũng có nhiều khách hàng giữ mối hàn lâu năm, không thay thế bằng răng sứ.
Khi đó, tới thời điểm nhất định thì miếng trám sẽ trở nên yếu hơn và dễ bật ra ngoài hơn. Khách hàng cần đi trám lại hoặc thay thế bằng răng sứ.
Chăm sóc và vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng có thể khiến miếng trám răng bị rớt, vỡ. Nếu bạn không chải răng hàng ngày, không sử dụng công cụ vệ sinh răng miệng đúng cách, vi khuẩn có thể tạo mảng bám và gây tổn thương cho miếng trám răng. Để duy trì trám răng hiệu quả, hãy chăm sóc răng miệng một cách đúng cách bằng cách chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng chỉ chăm sóc răng và thăm bác sĩ nha khoa định kỳ.
Tóm lại, để tránh tình trạng miếng trám răng bị rớt, vỡ hoặc hỏng, bạn cần duy trì một chế độ chăm sóc răng miệng tốt, bao gồm chải răng đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa và thường xuyên kiểm tra và làm sạch răng tại phòng khám nha khoa.
Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam, một chuyên gia trong lĩnh vực Răng Hàm Mặt, Implant, và bọc răng sứ tại Nha Khoa Paris Bà Triệu cho biết: Có thể trám lại răng bị bể tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của nó. Tuy nhiên quyết định trám lại răng hay không phụ thuộc vào mức độ hư hỏng của răng trám, bao gồm mức độ vỡ nhỏ, rớt ít, mòn, hở hoặc vỡ lớn, rớt nhiều.
Nếu mối hàn răng bị vỡ nhỏ hoặc rớt ít, bác sĩ có thể thực hiện kĩ thuật trám đè hoặc trám bổ sung để cải thiện.
Với cách làm này, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám tương đương để bù thêm vào những phần khuyết thiếu hay phủ đè lên trên.
Trám bổ sung vào phần răng bị mòm là phương pháp khắc phục tối ưu nhất, khi đến phòng khám nha khoa, nha sĩ sẽ đánh giá mức độ mòm để tiến hành trám bổ sung hợp lý.
Nếu tình trạng trám răng mòn nặng, không thể trám bổ sung, nha sĩ sẽ tư vấn loại bỏ miếng trám cũ và thay bằng miếng trám mới.
Khi miếng trám răng bị hở ra khỏi răng, tốt nhất bạn nên đến nha sĩ để được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Các nha sĩ sẽ xử lý tình trạng hở trám răng bằng cách điều chỉnh, sau đó trám lại để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như đưa ra lời khuyên hữu ích.
Nếu miếng trám răng bị vỡ mảng lớn, rớt nhiều thì việc trám đè không khả thi. Do đó, khách hàng sẽ được chỉ định tháo bỏ và hàn trám lại.
Dựa trên tình trạng răng miệng vào thời điểm hiện tại của bạn, các bác sĩ sẽ lựa chọn một loại vật liệu trám thích hợp
Ngoài ra, bọc răng cũng được đánh giá là phương pháp hoàn hảo. Bọc răng không chỉ mang lại tính thẩm mĩ, mà độ bền cũng cao hơn so với trám răng rất nhiều.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Đôi khi, cuộc sống quá bận rộn hoặc miếng trám bị vỡ nhỏ khiến nhiều người bỏ qua việc đi trám lại. Theo các bác sĩ, việc này có thể kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm sau này.
Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây khi răng trám bị vỡ, rớt và chưa có thời gian đến gặp nha sĩ:
– Giữ lại miếng trám răng để tiện cho nha sĩ trong việc xác định tình trạng, lỗ sâu răng
– Súc miệng bằng nước muối hoặc súc miệng diệt khuẩn 2 – 3 lần/ngày nhằm loại bỏ vi khuẩn, mảng bám có thể dẫn đến sâu răng
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm, kết hợp dùng chỉ nha khoa làm sạch sẽ răng
– Tránh nhai thức ăn ở vùng trám răng bị rơi, vỡ
– Tránh ăn thức ăn dai, cứng mà nên ăn thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt
– Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc chườm lạnh nếu đau răng
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng gel trám răng tại nhà, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời và bạn vẫn cần đến nha sĩ sớm nhất để được can thiệp, xử lý sớm nhất.
Bởi theo bác sĩ Vũ Đình Công (Nha khoa Paris chi nhánh Hà Nội) cho biết, khi vết hàn răng bị vỡ sẽ tạo lỗ hổng đi thẳng vào bên trong răng. Khi đó vi khuẩn, nước bọt hay thực phẩm sẽ theo đó lọt vào và gây viêm nhiễm.
Khách hàng không trám lại răng sau 1 thời gian sẽ bị đau nhức, sưng tấy ở vị trí miếng hàn răng bị vỡ. Lúc này việc khắc phục hậu quả sẽ trở nên khó khăn hơn.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Chi phí trám lại răng lần 2 sẽ bằng với chi phí hàn răng mới. Tùy thuộc vào vật liệu lựa chọn, mức giá hàn lại răng sẽ khác nhau và dao động từ 250.000 – 5.000.000 VNĐ. Bạn có thể tham khảo bảng giá chi tiết dưới đây.
DỊCH VỤ | ĐƠN VỊ | CHI PHÍ |
Vật liệu GIC | 1 răng | 250.000 VNĐ |
Vật liệu Composite | 1 răng | 700.000 VNĐ |
Sứ Inlay – Onlay | 1 răng | 5.000.000 VNĐ |
Nếu không may bạn gặp tình trạng miếng trám răng bị rớt, vỡ hoặc hỏng thì hãy nhanh chóng liên hệ với Nha Khoa Paris để được hỗ trợ xử lý. Mọi chi tiết liên hệ tổng đài của chúng tôi 1900.6900.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×