19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Điều trị tủy răng được thực hiện nhằm loại bỏ hết phần tủy răng bị viêm, giúp bảo tồn răng thật tối đa. Mặc dù không quá phức tạp nhưng nếu bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật vẫn có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm như đau nhức dai dẳng, mất răng vĩnh viễn… Vậy dấu hiệu điều trị tủy răng thất bại là gì? Làm thế nào để khắc phục ca lấy tủy răng thất bại.
Các dấu hiệu cho thấy một ca điều trị tủy răng bị thất bại gồm có: đau nhức kéo dài, cơn đau tại vùng chữa tủy xuất hiện sau vài tháng hoặc vài năm, ổ viêm ở xương hàm, răng lung lay, lỗ rò mủ lợi và viêm nhiễm lan rộng trên phim chụp X-quang.
Hiện tượng đau nhức răng vẫn tồn tại và kéo dài dai dẳng là một trong những dấu hiệu hàng đầu cho thấy việc điều trị tủy đã bị thất bại. Mặc dù cơn đau không dữ dội như lúc đầu nhưng chúng sẽ âm ỉ, khiến cho mọi sinh hoạt hàng ngày của bạn đều sẽ bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân là do các vi khuẩn nội tủy vẫn chưa được làm sạch hoàn toàn. Các vi khuẩn gây hại âm thầm tồn tại ở vùng tủy và khiến cho tình trạng viêm nhiễm vẫn tiếp tục diễn ra dưới lớp trám bít ống tủy. Thậm chí, chúng còn xâm lấn vào các dây chằng nha chu quanh răng và gây viêm.
Cơn đau nhức xuất hiện sau vài tháng hoặc vài năm là trường hợp điều trị tủy thất bại đến muộn. Sau khi lấy tủy, cơn đau đã biến mất. Tuy nhiên, do ổ viêm vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn nên sẽ dần lan tới chóp răng và cả xương hàm sau một thời gian.
Khi đó, ngoài đau nhức, bạn còn phải đối mặt với nhiều triệu chứng khác như hôi miệng, áp xe răng…
Ổ viêm xuất hiện ở ngoài xương hàm còn được gọi với cái tên khác là lỗ rò mủ lợi. Đây là tình trạng có một khối sưng nhỏ tại niêm mạc lợi. Khi ấn vào đó, bạn sẽ thấy đau nhức và có mủ, máu hoặc dịch viêm bị chảy ra ngoài. Đặc biệt, lỗ rò ngoài lợi còn còn làm cho hơi thở có mùi khó chịu, khiến bạn tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
Thực tế, dù có điều trị hay không thì sau một thời gian, ổ viêm cũng sẽ xẹp đi. Tuy nhiên, chúng rất dễ tái đi tái lại nhiều lần, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt.
Dấu hiệu tiếp theo để nhận biết điều trị tủy răng đã thất bại là răng lung lay. Ổ viêm tại vùng răng điều trị tủy không được làm sạch hoàn toàn sẽ tiếp tục lan rộng. Thậm chí, vi khuẩn từ ổ viêm còn lan rộng sang những bộ phận khác như nướu, dây chằng nha chu quanh răng… Khi các bộ phận nâng đỡ răng đã bị phá hủy, răng sẽ lung lay, không còn bám chắc trên xương hàm.
Để biết được chính xác ca điều trị tủy răng có bị thất bại hay không, bạn nên dựa vào kết quả chụp phim X-quang. Hình ảnh thu được sau khi chụp phim sẽ bao gồm tất cả các bộ phận trong khoang miệng như tủy, răng, xương hàm, mô mềm…
Nếu như phim chụp có vùng tủy răng màu đen thì đây là dấu hiệu cho thấy viêm nhiễm lan rộng và ca điều trị tủy đã không thành công.
Ca lấy tủy răng bị thất bại chủ yếu xảy ra do bác sĩ sửa soạn ống tủy qua quá chóp chân răng, gãy trâm, lấy tủy chân răng bị cong, thủng sàn buồng tủy, trám bít ống tủy không kín, chẩn đoán sai, không kết hợp điều trị song song với bệnh lý răng miệng và trang thiết bị lạc hậu.
Sửa soạn, tạo hình ống tủy là bước cực kỳ quan trọng trong quá trình lấy tủy nhằm giúp ống tủy về trạng thái ổn định và đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, nếu như bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, vượt quá chóp chân răng sẽ làm thủng chóp và gây đau nhức.
Nếu như bác sĩ làm gãy trâm điều trị tủy trong ống tủy thì sẽ gây ra những cơn đau nhức dữ dội và dẫn tới ổ viêm không được làm sạch hoàn toàn. Trong trường hợp trâm gãy không thể lấy ra ngoài qua đường ống tủy, bạn sẽ cần phải phẫu thuật để loại bỏ trâm và ngăn ngừa biến chứng phát sinh.
Khi chân răng bị cong, quá trình điều trị tủy chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong trường hợp bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, phần tủy viêm sẽ không được loại bỏ hết gây viêm nhiễm lan rộng và đau nhức dai dẳng.
Trong quá trình lấy tủy răng, nếu như bác sĩ không nhìn được rõ trần buồng tủy sẽ rất dễ tác động sai vị trí, gây thủng sàn buồng tủy hoặc thủng bề mặt chân răng. Hiện tượng trên sẽ gây chảy máu nhiều, đồng thời những cơn đau cũng xuất hiện dai dẳng, thậm chí kéo dài cả tuần trời mà không giảm bớt.
Sau khi ống tủy đã được tạo hình, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh và trám bít bằng vật liệu chuyên dụng. Trong trường hợp bác sĩ trám ống tủy không khít, vi khuẩn gây hại ở khoang miệng sẽ dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong và tiếp tục gây viêm nhiễm.
Bác sĩ thiếu kinh nghiệm, chẩn đoán sai cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho ca điều trị tủy răng không thành công. Cụ thể, đối với những răng bị nứt, vỡ nhiều, thay vì nhổ răng và trồng răng giả thay thế thì bác sĩ lại cố bảo tồn răng gốc, gây viêm nhiễm mãn tình và đau nhức dai dẳng.
Trên thực tế, bệnh viêm tủy răng hoàn toàn có thể tồn tại song song với các bệnh lý răng miệng khác như viêm chân răng, viêm nha chu… Nếu bác sĩ chỉ điều trị mỗi tủy viêm chứ không chữa các bệnh lý trên thì viêm nhiễm vẫn sẽ tiếp tục lan rộng, thậm chí tới cả vùng chóp răng ở xương hàm.
Tại những cơ sở nha khoa kém uy tín thường sử dụng các thiết bị lạc hậu, kém chất lượng trong quá trình điều trị tủy. Điều đó chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị nội nha. Cụ thể, nếu máy chụp phim X-quang răng chất lượng không tốt, bác sĩ sẽ khó xác định được chính số lượng tủy răng bị viêm, dẫn tới không điều trị hết tủy viêm ở chân răng.
Ca điều trị tủy răng thất bại chắc chắn sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng như đau nhức dai dẳng, viêm tủy răng tái phát, thậm chí là mất răng vĩnh viễn.
– Đau nhức dai dẳng:
Khi các mô tủy bị viêm không được loại bỏ hoàn toàn, những cơn đau nhức răng sẽ vẫn xuất hiện, kéo dài dai dẳng, đặc biệt là khi ăn nhai và vào ban đêm. Điều đó khiến cho chức năng ăn nhai bị suy giảm đi đáng kể. Để giảm đau nhức, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc uống thuốc giảm đau. Tuy nhiên, uống giảm đau quá nhiều lại gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tổng quát như kích ứng dạ dày, tổn thương gan…
– Viêm tủy răng tái phát:
Ổ viêm ở tủy răng không được loại bỏ hoàn toàn sẽ càng ngày càng trở nên nghiêm trọng, lan rộng và chuyển sang thể mãn tính. Khi đó, bệnh rất khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát lại nhiều lần.
– Mất răng vĩnh viễn:
Khi ổ viêm ở tủy răng đã lan rộng tới các mô nâng đỡ răng, răng của bạn sẽ dần bị lung lay. Theo thời gian, mức độ lung lay răng sẽ càng nghiêm trọng. Khi đó, bạn buộc phải nhổ bỏ răng vĩnh viễn và trồng răng khác thay thế.
Để khắc phục những ca chữa tủy răng thất bại, bạn cần phải tiến hành điều trị tủy lại theo quy trình như sau:
– Bước 1: Bác sĩ thăm khám răng miệng, chụp phim X-quang để biết chính xác tình trạng của tủy răng.
– Bước 2: Loại bỏ các vật liệu trám bít cũ.
– Bước 3: Vệ sinh răng miệng và dùng thuốc tê.
– Bước 4: Đặt đế cao su để ngăn nước bọt xâm nhập vào ống tủy.
– Bước 5: Mở ống tủy bằng mũi khoan chuyên dụng và lấy tủy viêm.
– Bước 6: Tạo hình và trám bít ống tủy để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào trong.
– Bước 7: Trám răng hoặc bọc sứ để đảm bảo chức năng ăn nhai.
Với những nguyên nhân và dấu hiệu điều trị tủy răng thất bại ở bài trên, mong rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Lời khuyên chân thành mà chúng tôi dành cho các bạn là nên chọn địa chỉ nha khoa uy tín điều trị tủy để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×