Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Đau quai hàm bên trái: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Đà Nẵng.

Đau quai hàm bên trái là hiện tượng mà không ít người gặp phải. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều người chủ quan, không điều trị sớm nên dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm tới sức khỏe. Nguyên nhân gây ra những cơn đau nhức ở quai hàm rất đa dạng nên cần được bác sĩ thăm khám để có thể chẩn đoán chính xác.

1. Đau quai hàm bên trái là dấu hiệu của bệnh gì

1.1. Rối loạn khớp thái dương hàm

Hiện tượng đau nhức quai hàm trái là dấu hiệu điển hình của bệnh lý rối loạn khớp thái dương hàm. Đây là bộ phận nằm ngay ở hai bên đầu, phía trước tai và nối xương hàm dưới với khớp thái dương. Để đảm bảo cho quá trình ăn nhai, nói chuyện, cười… khớp thái dương hàm cần xoay và dịch chuyển ra trước, sau.

Khi bạn gặp phải tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm, bộ phận trên sẽ hoạt động bất thường. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng chúng có thể gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu ở vùng dưới hàm và góc hàm. Thậm chí, nếu như bạn không xử lý sớm, khớp hàm còn bị cứng và cơn đau lan sang cả những bộ phận lân cận.

Đau quai hàm bên trái do rối loạn khớp thái dương hàm

Đau hàm bên trái do rối loạn khớp thái dương hàm

1.2. Đau quai hàm bên trái do viêm xoang

Đây là một bệnh lý liên quan đến tai mũi họng mà không ít người gặp phải. Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn, virus xâm nhập khiến cho lớp niêm mạc hô hấp ở các xoang cạnh mũi bị viêm nhiễm. Chỉ sau một thời gian ngắn, lớp niêm mạc sẽ bị phù nề và làm cho các xoang bị tắc nghẽn.

Bệnh viêm xoang thường bắt đầu với triệu chứng hắt hơi, sổ mũi… Khi bệnh lý đã chuyển nặng hơn, bạn sẽ bị đau nhức ở quai hàm. Cơn đau có thể lan sang cả vùng trán, gò má hay thái dương.

Trong trường hợp không được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Khi đó, các triệu chứng đau nhức có thể kéo dài tới hơn 3 tháng.

1.3. Đau dây thần kinh sinh ba

Đau dây thần kinh sinh ba thường xảy ra đối với nhóm người trung niên và người trung tuổi. Hiện tượng trên do dây thần kinh phải chịu những áp lực bất thường như chấn thương hoặc tổn thương ở não.

Triệu chứng phổ biến nhất là đau nhức dữ dội ở một bên mặt, có thể là bên trái hoặc bên phải. Cơn đau có thể xảy ra ngay cả khi bạn chỉ chạm hoặc cử động cơ mặt rất nhẹ.

Tình trạng đau nhức thường kéo dài trong khoảng vài giây hoặc vài phút. Theo thời gian, mức độ và tần suất đau nhức đều sẽ tăng lên.

Đau dây thần kinh sinh ba

Đau dây thần kinh sinh ba

1.4. Viêm tủy xương hàm

Viêm tủy xương hàm cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đau nhức hàm bên trái, xảy ra do vi khuẩn gây hại xâm nhập vào xương. Xương hàm là bộ phận rất dễ bị nhiễm trùng sau các cuộc phẫu thuật như cấy ghép Implant, chỉnh xương hàm…

Bệnh lý trên thường có triệu chứng điển hình là đau nhức một bên hàm dữ dội kèm theo tình trạng sưng phù, thân nhiệt tăng cao… Nếu như nhiễm trùng lan rộng có thể gây rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng như hoại tử tủy, thậm chí là phá hủy xương hàm.

1.5. Đau hàm bên trái do bệnh lý răng miệng

Theo bác sĩ nha khoa Ngô Quý Vinh, những bệnh về răng miệng như sâu răng, áp xe răng, viêm chân răng… cũng là nguyên nhân gây nên những cơn đau nhức ở quai hàm. Các bệnh lý trên có thể xảy ra do vệ sinh răng miệng sai cách, ăn uống thiếu khoa học hoặc sứt mẻ răng.

Không chỉ gây những cơn đau nhức dai dẳng, bệnh lý răng miệng còn khiến bạn bị hôi miệng, ê buốt răng, sưng tấy nướu và gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày. Nếu như bạn không có phương án xử lý sớm, bệnh sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và có nguy cơ bị mất răng vĩnh viễn.

Bệnh lý răng miệng gây đau nhức quai hàm

Bệnh lý răng miệng gây đau nhức quai hàm

1.6. U nang

Các khối u và nang ở xương hàm cũng có thể gây đau nhức ở vùng quai hàm bên trái hoặc bên phải. Như với trường hợp của chị P.K.T. 30 tuổi (Phước Ninh, Hải Châu, Đà Nẵng) đến bệnh viện khám với tình trạng đau quai hàm trái dai dẳng. Sau khi chụp phim X-quang, bác sĩ chẩn đoán trong xương hàm có u, nang.

Những u, nang có thể phát triển từ xương hàm hoặc các mô mềm trong khoang miệng. Đa phần chúng đều lành tính nhưng vẫn có thể gây đau nhức hàm khi chèn ép vào các dây thần kinh hoặc mạch máu. Các khối u sẽ có xu hướng phát triển chậm. Nếu như được phát hiện sớm, bạn hoàn toàn có thể tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ triệt để.

2. Đau quai hàm bên trái thường đi kèm với những triệu chứng gì

Hiện tượng đau hàm bên trái thường đi kèm với những triệu chứng khác như:

– Cơn đau ở vùng tai, cổ, vai và mặt thường xuyên xuất hiện.

– Ù tai, thậm chí tai không nghe được hoàn toàn.

– Hàm bị cứng, gây nhiều khó khăn trong quá trình giao tiếp và ăn nhai.

– Khó vận động cổ.

– Nghe thấy tiếng kêu khi cử động khớp hàm.

Đau quai hàm có thể kèm theo ù tai

Đau quai hàm có thể kèm theo ù tai

3. Bị đau quai hàm gần tai bên trái có nguy hiểm hay không

Theo Bác sĩ nha khoa Ngô Quý Vinh, bị đau quai hàm gần tai bên trái có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến khớp, xương hàm, xoang hàm và cả khoang miệng. Nếu như bạn không có phương án điều trị sớm, các bệnh lý trên sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Do đó, ngay khi phát hiện quai hàm bị đau nhức và không có dấu hiệu thuyên giảm, ban nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ. Sau khi kiểm tra, bác sĩ có thể xác định được chính xác bệnh lý mà bạn đang gặp phải và có phương án xử lý dứt điểm.

4. Các mẹo chữa đau quai hàm bên trái tại nhà

Nếu như quai hàm chỉ bị đau ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng những mẹo sau để khắc phục ngay tại nhà:

– Chườm nóng: Bạn cần chuẩn bị một chiếc khăn sạch, nhúng trực tiếp vào trong nước có nhiệt độ khoảng 50 độ C rồi chườm lên vùng quai hàm bị đau. Hơi nóng sẽ giúp cho nhóm cơ hàm được thư giãn. Nhờ vậy, tình trạng đau nhức và cứng khớp hàm cũng dần dần được cải thiện.

– Uống thuốc giảm đau: Để giảm đau nhức nhanh chóng, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, paracetamol… Tuy nhiên, bạn cần uống thuốc theo đúng liều lượng đã được hướng dẫn để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

– Massage: Dùng ngón tay trỏ, ngón giữa ấn trực tiếp vào phần quai hàm bên trái rồi massage theo đường tròn trong khoảng 5 – 10 phút. Sau đó, bạn cử động hàm và lặp lại theo động tác trên.

– Thay đổi tư thế ngủ: Nếu như bạn có thói quen nằm ngủ nghiêng về bên trái hoặc kê tay dưới hàm lúc ngủ thì bạn nên thay đổi để tránh gây áp lực lên quai hàm. Bạn có thể nằm ngửa hoặc nằm nghiêng về bên không đau.

5. Biện pháp điều trị đau quai hàm bên trái

Để hiện tượng đau nhức quai hàm phía trái nhanh chóng giảm bớt, biện pháp hiệu quả nhất là đến cơ sở y tế. Căn cứ theo từng nguyên nhân, các bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp.

Ví dụ nếu như nguyên nhân gây đau quai hàm là do bệnh lý áp xe răng, bác sĩ sẽ rạch niêm mạc bị tổn thương, hút sạch ổ mủ và kê đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm. Còn nếu nguyên nhân do rối loạn khớp thái dương hàm, bác sĩ có thể chỉ định uống thuốc giãn cơ hoặc sử dụng máng nhai để bảo vệ khớp cắn.

6. Cách phòng ngừa tình trạng đau quai hàm bên trái

Để giảm thiểu nguy cơ bị đau nhức quai hàm, bạn nên:

– Tránh ăn những thực phẩm quá cứng, dai như sụn, đá lạnh, kẹo cứng…

– Dùng tay đỡ hàm dưới khi ngáp.

– Đeo hàm bảo vệ răng nếu như có thói quen nghiến răng khi ngủ.

– Không nên chỉ ăn nhai ở một bên hàm.

– Thường xuyên mát xa quai hàm.

– Hạn chế va đập, chấn thương vào quai hàm.

Máng chống nghiến

Máng chống nghiến

Đau quai hàm bên trái chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, hiện tượng trên còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được kiểm tra và khắc phục sớm.

Hiển thị nguồn

Trang Hello Bacsi: “Triệu chứng và mẹo chữa đau quai hàm tại nhà”
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông: “Đau quai hàm – Triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả”
Báo Thanh Niên: “Đau hàm, tưởng chuyện nhỏ nhưng có thể là triệu chứng của 10 bệnh này”
Healthline: “Jaw Pain On One Side: Causes and What You Can Do About It”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bị đau hàm dưới bên phải
Chữa đau quai hàm khi nhai bằng các bài tập và phương pháp tự nhiên

Chữa đau quai hàm khi nhai bằng các bài tập và phương pháp tự nhiên

Đau quai hàm khi nhai là hiện tượng khá phổ biến, thường xảy ra do thói quen nghiến răng khi ngủ, bệnh lý răng miệng, viêm tủy xương

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Bị đau dưới hàm phải là dấu hiệu của bệnh lý nào?

Bị đau dưới hàm phải là dấu hiệu của bệnh lý nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang