Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Đau quai hàm là dấu hiệu của bệnh gì? Cách khắc phục HIỆU QUẢ

Đau quai hàm từ vị trí mang tai để khớp thái dương xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà ít ai ngờ tới. Bệnh tiến triển chậm, theo từng đợt rất khó nhận biết khiến nhiều người chủ quan, tiềm ẩn những biến chứng, tác dụng phụ nguy hiểm. Tìm hiểu ngay cách khắc phục tình trạng này qua bài viết ngay sau đây!

1. Đau quai hàm là bệnh gì?

Đau quai hàm gây ra cảm giác đau nhức kéo dài từ hàm lên mang tai là biểu hiện của bệnh loạn năng khớp thái dương. Bệnh cần được điều trị sớm nhất có thể nếu không sẽ làm hỏng khớp, lâu ngày dẫn đến ung thư quai hàm, tổn thương vùng tai nghiêm trọng hơn.

Loạn năng khớp thái dương là bệnh lý gây đau, rối loạn vận động quai hàm xuất phát từ rối loạn vị trí khớp hàm răng. Ban đầu, bệnh gây đau các cơ nhai, làm tổn thương khớp thái dương hàm, nhuyễn sụn khớp, lâu dần sẽ dẫn tới thoái hóa và dính khớp thái dương hàm.Đau xương hàm xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do loạn năng khớp thái dương hàm mà ít ai nghĩ đến. 

Đau xương hàm xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do loạn năng khớp thái dương hàm mà ít ai nghĩ đến.

2. Dấu hiệu đau quai hàm

Biểu hiện ban đầu của bệnh chỉ là cảm giác mỏi cơ hàm khi ăn nhai, lâu dần là đau nhức, khó chịu ngay cả khi không nhai. Cảm giác đau nhức ban đầu chỉ xuất hiện ở các cơ quai hàm, sau lan dần đến khớp thái dương hàm, thậm chí cả đau đầu.

Khi bệnh diễn biến nặng, cảm giác đau sẽ đi kèm với tình trạng không há to được miệng và nghe thấy tiếng lục cục khi há, ngáp miệng hoặc nhai cắn. Loạn năng khớp thái dương có thể ảnh hưởng lên các vùng lân cận, để lại một số biến chứng như: răng lung lay, ù tai, chóng mặt…

Các triệu chứng trên thường xuất hiện thành từng đợt, tiến triển chậm, kéo dài từ vài ngày, nặng hơn thì đến vài tuần sau đó tự hết khiến người bệnh chủ quan, lơ là, không chú ý.

Đau quai hàm là biểu hiện của bệnh loạn năng khớp thái dương hàm.

Dấu hiệu của đau quai hàm là cứng mỏi quai hàm, lan dần đến khớp thái dương.

Tùy từng nguyên nhân mà mỗi người sẽ có những biểu hiện, triệu chứng khác nhau của tình trạng đau quai hàm. Trong đó, những dấu hiệu cụ thể là:

 Cứng hàm, rất khó để há miệng ra hoặc khép miệng lại

 Đau nhức khắp vùng xung quanh tai, mang tai, cơ quai hàm

 Gặp khó khăn, đau nhức khi nhai cắn thức ăn

 Đau nhức, cảm giác mệt mỏi ở vùng cơ mặt

 Khi há, ngáp miệng hay nhai cắn có tiếng lục cục trong hàm

Dấu hiệu của đau quai hàm.

Dấu hiệu của đau quai hàm.

3. Nguyên nhân đau quai hàm gần tai

Bên cạnh việc loạn năng khớp thái dương hàm thì mất răng, mọc răng khôn, làm răng giả không đúng cách, nghiến răng, bệnh nghề nghiệp, stress… cũng là những nguyên nhân gay nên tình trạng bị đau quai hàm.

Răng mất, bị rụng do tai nạn, sâu răng phải nhổ sẽ làm giảm hiệu suất nhai cắn của răng, lực nhai khi đó sẽ tác động mạnh lên cung hàm, khiến các răng lân cận xô lệch làm nhức mỏi cơ hàm.

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây xâm lấn, chèn ép các răng bên cạnh cũng như ảnh hưởng đến các dây thần kinh trung ương là nguyên nhân khá phổ biến gây nên tình trạng đau nửa đầu, lên cơn sốt, chóng mặt, đau quai hàm khi nhai

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm dẫn tới biến chứng đau quai hàm gần tai. 

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm dẫn tới biến chứng đau quai hàm gần tai. 

Kỹ thuật trám răng, làm răng giả sai cách cũng khiến hình thể răng bị mất cân đối, dẫn tới lực ăn nhai tác động lên răng phân bố không được đồng đều, gây nên cảm giác đau nhức quai hàm kéo dài.

Những thói quen xấu như nghiến răng, cắn móng tay, hay chống tay lên cằm… tác động không nhỏ đến vị trí cũng như sự cân đối của các khớp cơ hàm. Cho nên tình trạng đau, nhức mỏi vùng quai hàm là điều không thể tránh khỏi.

Đặc thù nghề nghiệp thường hay phải vận động và tác động đến khớp quai hàm như nhạc công violon, mang vác, lao động nặng bị stress hay căng thẳng… cũng dễ gây nên tình trạng đau quai hàm dưới tai.

Đặc thù công việc, stress, căng thẳng cũng khiến hàm bị đau nhức, mệt mỏi.

Đặc thù công việc, stress, căng thẳng cũng khiến hàm bị đau nhức, mệt mỏi.

4. Cách chữa đau quai hàm hiệu quả

Khi đã xác định được nguyên nhân và dấu hiệu cụ thể của tình trạng đau quai hàm thì việc khắc phục trở nên khá đơn giản.

Tránh nhai kẹo cao su, ăn nhai các loại thức ăn cứng hoặc dai

Từ bỏ các thói quen xấu như: cắn bút bi, cắn móng tay, chống tay lên má, lên mặt..

Nhai đều hai bên hàm khi nhai cắn thức ăn, tránh nhai ở một bên hàm

Thường xuyên duy trì cơ hàm ở tư thế nghỉ ngơi, thư giãn

Tập thể thao, đi bộ, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cân bằng, phòng ngừa căng thẳng, stress

Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ phòng ngừa đau cơ quai hàm.

Bên cạnh đó, răng khôn mọc lệch, mọc ngầm cũng có thể gây ra tình trạng đau quai hàm dữ dội. Răng khôn mọc lệch hay mọc ngầm có thể gây ảnh hưởng tới cấu trúc khung hàm, tác động trực tiếp tới xương quai hàm gây hiện tượng đau nhức.  Để giải quyết triệt để tình trạng này, bạn nên tới các trung tâm nha khoa để được thăm khám, tư vấn và thực hiện nhổ bỏ răng khôn gây đau. Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây!

Trên đây là những thông tin cơ bản cần biết về hiện tượng đau quai hàm cũng như những cách khắc phục và điều trị. Để biết mình phù hợp với phương pháp khắc phục nào nhất để giải quyết tình trạng đau quai hàm, ĐĂNG KÝ ngay qua form mẫu dưới đây để được các chuyên gia răng hàm mặt tư vấn miễn phí!

Có 0 bình luận bài Đau quai hàm là dấu hiệu của bệnh gì? Cách khắc phục HIỆU QUẢ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map