20/08/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Trồng răng Implant vẫn có thể chụp MRI như bình thường, vì chất liệu titanium của phần chân trụ cũng như khớp nối có tính chất kim loại yếu nên không gây nhiễu loạn từ tính, ảnh hưởng đến kết quả phim chụp. Tuy nhiên, nếu mão sứ phục hình trên răng Implant là răng sứ kim loại thì bạn cần tháo bỏ trước khi thực hiện. Do đó, trồng răng Implant có chụp MRI được không thực chất không phải là điều quá đáng quan ngại.
Chụp MRI hay còn được gọi với cái tên quen thuộc là chụp cộng hưởng từ, đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn bằng việc sử dụng sóng từ trường và sóng radio nhằm phát hiện, chẩn đoán, theo dõi điều trị bệnh lý.
Phim chụp cộng hưởng từ có độ tương phản cao, sắc nét, chi tiết, giải phẫu tốt và đặc biệt là có khả năng tái tạo 3D mang lại hiệu quả chẩn đoán chính xác hơn cho bác sĩ. Trong rất nhiều trường hợp, hiệu quả về hình ảnh của MRI tốt hơn rất nhiều so với siêu âm, chụp cắt lớp CT, chụp X-quang…
Ngoài ra, quá trình thực hiện chụp MRI không hề sử dụng đến tia X nên mức độ an toàn được đánh giá rất cao.
MRI được ứng dụng để chụp rất nhiều các bộ phận khác nhau trên cơ thể như sọ não, cổ, ngực, thắt lưng, toàn bộ cột sống, bụng, mạch máu, các khớp, xương…
Một trong những điều kiện khi chụp MRI đó là không có vật dụng kim loại trên người. Tuy nhiên, trụ Implant dù là kim loại nhưng lại là titanium – tính kim loại yếu, thậm chí từ tính gần như không có và được xếp vào nhóm thuận từ. Do đó, đối với những người đã thực hiện trồng răng Implant thì vẫn có thể chụp MRI bình thường.
Với tính kim loại yếu, nên trụ Implant sẽ không gây ra tình trạng nhiễu loạn từ trường hay bị từ trường của nam châm hút gây ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra. Vì vậy, những người trồng răng Implant hoàn toàn yên tâm khi chụp MRI mà không cần phải lo lắng với các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, kết quả khám bệnh của mình.
Trên thực tế, vẫn có một số trường hợp không thể chụp cộng hưởng từ khi đã trồng răng Implant.
Theo đó, răng Implant được cấu tạo từ 3 bộ phận là chân trụ Implant, khớp nối Abutment và mão sứ bên trên.
Trong đó, có hai bộ phận được chế tạo từ titanium là chân trụ Implant và Abutment thì không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến quá trình chụp MRI. Thế nhưng, đối với mão sứ bên trên thì lại được gia công từ nhiều loại chất liệu khác nhau nhưng bao gồm hai loại chính là mão sứ kim loại và mão toàn sứ.
Như vậy, đối với những người sử dụng mão sứ kim loại khi phục hình răng Implant sẽ không thể tiến hành chụp MRI.
Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng vì đối với những trường hợp như vậy bác sĩ thường chỉ định tiến hành tháo bỏ mão sứ kim loại rồi thực hiện chụp cộng hưởng từ. Hơn thế, quá trình tháo mão sứ cũng không hề quá phức tạp.
Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với tất cả mọi người khi thực hiện chụp cộng hưởng từ.
Nguyên nhân là vì trong quá trình chụp MRI sẽ tồn tại rất nhiều nam châm để tạo ra từ trường mà nam châm thì lại hút kim loại. Nên nếu có kim loại trên người thì khi chụp sẽ gây ra hiện tượng nhiễu loạn từ trường, dẫn đến hình ảnh chụp không chính xác.
Mặt khác, các vật dụng kim loại được cấy ghép trong cơ thể có thể bị di chuyển gây tổn thương do từ tính quá mạnh.
Do đó, tháo bỏ các đồ vật có tính kim loại trước khi bước vào phòng chụp MRI là điều không được phép bỏ qua.
Để đảm bảo về tính an toàn cũng như kết quả chẩn đoán, đối với những người đã trồng răng Implant khi thực hiện chụp MRI cần lưu ý đến một số điều quan trọng như sau:
Thứ nhất: Thông báo ngay cho bác sĩ về tình trạng của bản thân khi đã cấy ghép Implant, đặc biệt là mão sứ phục hình bên trên là dòng nào. Đối với việc sử dụng mão sứ kim loại hoặc thành phần titanium thấp cần trao đổi với bác sĩ từ đầu để tháo ra trước khi chụp MRI.
Thứ hai: Theo nguyên tắc chung, trước ngày chụp cộng hưởng từ, chúng ta có thể ăn uống cũng như sử dụng các loại thuốc theo đơn như bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ vẫn yêu cầu không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong vòng 4 tiếng đồng hồ trước khi thực hiện. Nên bạn cần tham khảo cũng như lắng nghe, ghi nhớ về những hướng dẫn của bác sĩ thật kỹ lưỡng.
Thứ ba: Để tránh trường hợp phim chụp bị mờ, không nét thì trong suốt quá trình thực hiện bạn hãy cố gắng giữ nguyên phần cơ thể cần khảo sát khi chụp cho đến khi bác sĩ thông báo đã kết thúc.
Thứ tư: Trong trường hợp cần sử dụng thuốc an thần, sau khi chụp xong bạn phải có người đưa về cũng như ở bên cạnh trong vòng 24 tiếng cho đến khi thuốc hết tác dụng hoàn toàn.
Như vậy, đối với vấn đề trồng răng Implant có chụp MRI được không đã được chúng tôi giải đáp rất kỹ lưỡng. Mong rằng, thông qua phần chia sẻ trong bài đã giúp bạn có thêm thật nhiều thông tin hữu ích cũng như có sự chuẩn bị tốt nhất cho mình trước khi chụp MRI.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×