Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng nhiễm Fluor là gì? Điều trị ra sao? Có tẩy trắng được không?

Về bản chất, Fluor là một chất rất tốt cho men răng. Tuy nhiên, nếu như cơ thể dư thừa Fluor, tình trạng răng nhiễm Fluor sẽ xảy ra và dần hình thành những đốm, mảng màu trắng đục trên bề mặt men răng. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới tính thẩm mỹ cũng như chức năng của răng. Vì vậy, khi phát hiện răng bị nhiễm Fluor, bạn nên khắc phục sớm bằng các phương pháp chuyên sâu tại nha khoa như tẩy trắng răng bằng tia laser, bọc sứ và dán sứ Veneer.

1. Răng nhiễm Fluor là như thế nào

Răng nhiễm Fluor là tình trạng rối loạn men răng gây ra bởi sự tiếp xúc liên tiếp với nồng độ Fluor cao trong quá trình răng phát triển, ảnh hưởng đến sự hình thành của men răng, dẫn tới men răng có hàm lượng kháng chất thấp và độ xốp tăng cao.

Khi bị dư thừa Fluor, thân răng thường có màu trắng đục với nhiều đốm màu trên bề mặt. Đồng thời, màu của răng cũng không có sự đồng đều, chỗ sáng chỗ tối. Thời gian tiếp xúc với Fluor càng lâu thì tình trạng trên càng trở nên nghiêm trọng.

Theo chia sẻ của bác sĩ Lê Thị Thu Hương tại Nha Khoa Paris, răng nhiễm Fluor dễ xảy ra ở giai đoạn phát triển răng nướu, tức là trẻ có nguy cơ răng nhiễm Fluor cao hơn người lớn. Tuy nhiên, tình trạng trên thường chỉ được phát hiện ra khi trẻ lớn lên và các răng trên cung hàm đã mọc hoàn thiện.

Răng bị nhiễm Fluor

Răng bị nhiễm Fluor là tình trạng rối loạn men răng do nồng độ Fluor trong cơ thể quá cao

2. Tại sao răng nhiễm màu Fluor

Bác sĩ Nguyễn Hải Nam tại Nha Khoa Paris, nguyên nhân khiến răng nhiễm Fluor là do sử dụng quá nhiều Fluor trong thời gian dài, đặc biệt ở giai đoạn nhỏ tuổi. Thói quen sử dụng các sản phẩm chứa nhiều Fluor như kem đánh răng, nước súc miệng chứa Fluor, nước, thực phẩm có Fluor, uống các loại thuốc chứa Fluor kéo dài đều có thể gây nên hiện tượng trên.

Về bản chất, Fluor là một chất có vai trò tái khoáng men răng và giảm nguy cơ mắc bệnh lý sâu răng. Tuy nhiên, cơ thể chỉ cần một lượng Fluor vừa đủ để bảo vệ răng. Nếu như hàm lượng Fluor quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hình thành và phá hủy cấu trúc men răng. Chúng sẽ gây ra sự tích tụ chất khoáng trên bề mặt men răng và dẫn đến hiện tượng răng nhiễm màu Fluor.

TÌM HIỂU THÊM VỀ TÌNH TRẠNG:Răng nhiễm tetra

3. Dấu hiệu răng nhiễm Fluor

Như những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, răng nhiễm Fluor là tình trạng dư thừa fluor trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành men răng. Tình trạng trên thường biểu hiện bằng nhiều đốm trắng đục loang lổ trên răng. Dần dần, những đốm trắng đó sẽ trở thành mảng trắng.

Bên cạnh đó, răng nhiễm màu Fluor còn có những dấu hiệu điển hình như:

– Bề mặt thân răng xuất hiện những đường kẻ hoặc vệt trắng mờ.

– Màu răng không đồng đều và có hiện tượng chuyển sang màu vàng hoặc nâu.

– Bề mặt răng sần sùi và bắt đầu có những lỗ xuất hiện rời rạc.

– Mất cảm giác khi ăn, nhai thức ăn.

– Men răng nhanh chóng bị mài mòn.

– Xuất hiện những vết ố màu nâu sẫm, có hõm trên men răng và rất khó làm sạch.

Dấu hiệu răng nhiễm màu Fluor

Màu răng không đồng đều là dấu hiệu điển hình của răng nhiễm màu Fluor

4. Răng bị nhiễm màu Fluor nặng có nguy hiểm không

Răng nhiễm Fluor nặng chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ của hàm răng. Nếu như không được điều trị kịp thời, toàn bộ bề mặt răng đều sẽ chuyển sang màu trắng đục. Thậm chí, một vài điểm trên răng còn có màu nâu, bề mặt răng lởm chởm, sần sùi và không đồng đều về màu sắc.

Ngoài ra, răng nhiễm Fluor thường có lớp men răng rất yếu do cấu trúc men răng đã bị phá vỡ. Chính vì vậy, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn kèm theo tình trạng ê buốt và đau nhức dai dẳng. Theo thời gian, các vết ố ở trên thân răng cũng phát triển lớn hơn do sự khuếch tán của các ion ngoại sinh vào trong men răng, làm cho răng xốp và dễ gãy rụng.

Bên cạnh đó, khi răng bị nhiễm fluor nặng, mảng bám màu không chỉ ở men răng mà còn ăn sâu vào bên trong ngà răng. Đối với trường hợp trên, các phương pháp tẩy trắng răng hầu như không có tác dụng.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

5. Răng bị nhiễm Fluor có tẩy trắng răng được không

Nhiều bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt đã chia sẻ, các phương pháp tẩy trắng răng tại nhà như sử dụng chanh, baking soda, dâu tây hay dầu dừa đều không mang lại hiệu quả đối với trường hợp răng nhiễm màu Fluor. Bởi tình trạng trên thường xảy ra từ nhỏ và là yếu tố nhiễm màu nội sinh.

Chính vì vậy, để khắc phục trường hợp trên, bạn cần đến cơ sở nha khoa uy tín và áp dụng các biện pháp nha khoa đặc thù như tẩy trắng răng bằng tia laser, dán răng sứ hoặc bọc sứ thẩm mỹ. Căn cứ theo mức độ nhiễm màu của mỗi người, bác sĩ nha khoa sẽ xây dựng phương án điều trị tối ưu nhất.

Trong đó, tẩy trắng răng bằng tia laser thường chỉ được các bác sĩ tư vấn đối với trường hợp răng nhiễm Fluor ở mức độ nhẹ. Các thành phần trong thuốc tẩy trắng sẽ loại bỏ những vệt ố vàng trên răng. Một nghiên cứu khoa học được đăng tải trên Tạp chí Nha Khoa Mỹ đã khảo sát kết quả tẩy trắng răng đối với 100 trường hợp răng nhiễm Fluor nhẹ. Kết quả cho thấy, có gần 90% người tham gia khảo sát đã cải thiện được tình trạng.

Tuy nhiên, nếu răng bị nhiễm Fluor khá nặng, những vết đốm đã lan rộng và ăn sâu vào phần ngà răng bên trong thì phương pháp tẩy trắng răng laser cũng sẽ không hiệu quả.

Tẩy trắng đánh bay vết ố vàng và mảng fluor

Tẩy trắng răng bằng tia laser đánh bay vết ố vàng do nhiễm Fluor gây ra

XEM NGAY: Tẩy trắng răng ở đâu Tốt nhất

6. Cách điều trị răng bị nhiễm Fluor hiệu quả

Những người gặp phải tình trạng răng nhiễm Fluor có thể điều trị bằng các biện pháp sau: tẩy trắng răng nhiễm Fluor, bọc răng sứ thẩm mỹ và làm mặt dán sứ Veneer.

– Tẩy trắng răng:

Đây là phương pháp thường được bác sĩ nha khoa chỉ định đối với trường hợp răng nhiễm Fluor nhẹ. Sau khi vệ sinh răng miệng, các bác sĩ sẽ bôi trực tiếp thuốc tẩy trắng lên bề mặt răng. Kế tiếp, bác sĩ chiếu tia laser lên răng để kích hoạt các phân tử trong thuốc tẩy trắng hoạt động và phá vỡ các thành phần khiến cho răng nhiễm màu. Ngay sau khi tẩy trắng, bạn sẽ thấy màu của hàm răng được cải thiện rõ rệt.

– Bọc răng sứ thẩm mỹ:

Bọc răng sứ là giải pháp phù hợp đối với những người bị nhiễm màu Fluor nặng. Bác sĩ nha khoa sẽ mài một lớp cùi răng thật và chụp mão sứ bên ngoài. Răng sứ có hình dáng, màu sắc tự nhiên nên che phủ tốt những khiếm khuyết của hàm răng. Đặc biệt, hầu hết các dòng răng sứ trên thị trường đều có khả năng chịu lực cao nên bạn hoàn toàn có thể thoải mái khi ăn nhai.

– Làm mặt dán sứ Veneer:

Dán sứ Veneer tương tự như bọc sứ nhưng sử dụng mặt dán sứ mỏng hơn nên có độ che phủ không cao. Do đó, các bác sĩ thường chỉ áp dụng phương pháp trên đối với trường hợp răng nhiễm Fluor ở mức độ nhẹ. Điểm nổi bật của dán sứ là bảo tồn răng thật tối đa với tỉ lệ mài răng rất nhỏ. Đặc biệt, đối với trường hợp răng thưa, răng mỏng hay bị mòn răng mặt ngoài, bác sĩ còn có thể dán trực tiếp Veneer sứ lên trên mà không cần phải mài men răng thật.

Bọc răng sứ điều trị dứt điểm việc nhiễm fluor

Bọc răng sứ điều trị dứt điểm răng nhiễm Fluor

XEM THÊM: 3 kinh nghiệm tẩy trắng răng BẮT BUỘC phải biết

7. Một số cách phòng tránh răng bị nhiễm Fluor

Để tránh tình trạng răng bị nhiễm Fluor, bạn nên lưu ý một số điều như sau: vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách, xây dựng chế độ ăn uống khoa học và kiểm tra nồng độ Fluor trong nước uống, nước sinh hoạt

7.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách, chọn kem đánh răng phù hợp

Theo khuyến cáo của các bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt, bạn nên chải răng 2 – 3 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa Fluor. Tuy nhiên, mỗi lần chải răng, bạn chỉ nên sử dụng lượng kem vừa đủ. Ngoài ra, thời gian chải răng lý tưởng là 2 phút. Bạn không nên chải răng quá lâu để tránh tình trạng Fluor ngấm quá nhiều vào răng.

Sau khi chải răng, bạn cần súc miệng cẩn thận lại bằng nước sạch để loại bỏ toàn bộ lượng kem đánh răng có trong khoang miệng.

Ngoài ra, khi lựa chọn kem đánh răng, bạn cần đặc biệt chú ý đến hàm lượng Fluor ở trong răng. Nồng độ Fluor trong kem đánh răng được các bác sĩ khuyến cáo như sau:

– Trẻ dưới 3 tuổi: Không dùng kem đánh răng có Fluor.

– Trẻ từ 3 – 6 tuổi: Kem đánh răng có nồng độ Fluor là 200 – 500ppm.

– Trẻ từ 6 – 11 tuổi: Kem đánh răng có nồng độ Fluor là 1000 ppm.

– Trẻ từ 12 tuổi trở lên và người trưởng thành: Kem đánh răng có nồng độ Fluor là 1000 – 1500ppm.

Bạn chỉ nên dùng một lượng kem đánh răng vừa đủ khi chải răng

Bạn chỉ nên dùng một lượng kem đánh răng vừa đủ khi chải răng

7.2. Xây dựng chế độ ăn khoa học

Để ngăn chặn tình trạng răng nhiễm màu Fluor, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để cân bằng các thành phần dinh dưỡng trong cơ thể, tránh thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm có chứa nhiều Fluor như trà xanh, cá biển, cua, ốc hay tôm. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung những loại thực phẩm có lợi cho men răng và nướu như trái cây, hoa quả, sữa chua…

7.3. Kiểm tra nồng độ Fluor trong nước uống, nước sinh hoạt

Bạn nên thường xuyên kiểm tra nồng độ fluor trong nước uống và nước sinh hoạt của gia đình bằng những thiết bị chuyên dụng. Theo các chuyên gia, hàm lượng fluor trong nước tiêu chuẩn là 0,7 – 1mg/l. Nếu như nước nhà bạn có lượng Fluor vượt quá ngưỡng trên, bạn nên sử dụng các phương pháp xử lý nước như thẩm thấu ngược, chưng cất hoặc sử dụng máy lọc nước để tránh làm tổn hại tới men răng cũng như sức khỏe.

XEM NGAY: Tẩy trắng răng NÊN ăn gì là tốt nhất

Như vậy, răng nhiễm Fluor không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính thẩm mỹ của hàm răng mà còn khiến cho răng nhạy cảm và dễ bị nứt, gãy hơn. Do đó, ngay khi phát hiện men răng có những dấu hiệu lạ như có đường kẻ, vệt trắng mờ, sần sùi… bạn nên nhanh chóng tới cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra và điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề cách tẩy trắng răng
Tẩy trắng răng bằng đèn plasma có an toàn không?

Tẩy trắng răng bằng đèn plasma có an toàn không?

Tẩy trắng răng bằng đèn plasma hiện đang rất phổ biến tại các phòng khám nha khoa. Tuy nhiên khá nhiều người lo ngại nếu dùng tia

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Bột tẩy trắng răng Eucryl có hiệu quả không? Giá bao nhiêu

Bột tẩy trắng răng Eucryl có hiệu quả không? Giá bao nhiêu

1/ Vài điều bạn cần biết về bột tẩy trắng răng Eucryl1.1/  Thương hiệu bột tẩy trắng răng Eucryl1.2/ Ai không nên dùng bột tẩy trắng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Thực phẩm nên và không nên ăn khi đang tẩy trắng răng

Thực phẩm nên và không nên ăn khi đang tẩy trắng răng

Một số loại thực phẩm bạn đang ăn hàng ngày có nguy cơ cao khiến hàm răng bị ố vàng nhanh chóng. Vậy sau khi tẩy trắng răng kiêng ăn gì

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Top 3 kinh nghiệm tẩy trắng răng an toàn và hiệu quả nhất

Top 3 kinh nghiệm tẩy trắng răng an toàn và hiệu quả nhất

Hôm nay nha khoa Paris sẽ chia sẻ tới mọi người những kinh nghiệm tẩy trắng răng hiệu quả mà an toàn nhất từ những trải nghiệm thực tế.

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Top 9 Bột trắng răng Tốt, Hiệu Quả và An Toàn Nhất | Kèm Giá

Top 9 Bột trắng răng Tốt, Hiệu Quả và An Toàn Nhất | Kèm Giá

Sử dụng bột trắng răng sẽ giúp bạn loại bỏ các mảng bám, vết ố vàng trên răng nên được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Vậy bột tẩy trắng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Tẩy trắng răng khi mang thai được không – Những điều cần lưu ý

Tẩy trắng răng khi mang thai được không – Những điều cần lưu ý

Các bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt luôn khuyên không nên tẩy trắng răng khi mang thai và cả giai đoạn cho con bú. Do các thành phần

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map