
Tình trạng răng bé bị vàng có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như do di truyền, chấn thương, nhiễm màu fluor… Cách xử lý hiệu quả đối với tình trạng trên cần phải căn cứ vào độ tuổi của bé cũng như nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, việc xử lý hàm răng bị ố vàng, xỉn màu của bé chủ yếu tập trung vào việc vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống và lấy cao răng.
Không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng xảy ra tình trạng răng bị ố vàng, xỉn màu gây mất thẩm mỹ.
Răng bé bị vàng có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi với các mức độ nặng, nhẹ khác nhau.
Tình trạng trên xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau như do di truyền, chấn thương, chế độ ăn uống…
Trên thực tế, răng trẻ bị vàng có thể liên quan đến vấn đề di truyền từ bố hoặc mẹ.
Một số người có men răng sáng hơn hoặc dày hơn những người khác không phải là điều hiếm gặp. Trẻ có thể bị di truyền đặc điểm răng xỉn màu hơn từ cha mẹ.
Sự khác biệt về gen có thể ảnh hưởng đến màu răng và độ xốp của men răng, men răng xốp hơn sẽ dễ bị ố vàng hơn.
Ngoài ra, trong quá trình mang thai nếu thiếu hụt canxi và fluor cũng làm tăng nguy cơ khiến răng của trẻ bị thay đổi màu sắc ngay từ khi mọc răng sữa.
Do di truyền
Cho đến thời điểm hiện tại, khoa học đã ghi nhận sự ảnh hưởng của thuốc kháng sinh Tetracyclin đến màu sắc răng. Việc sử dụng kháng sinh Tetracyclin có thể làm xáo trộn cấu trúc men răng.
Do đó, nếu trẻ dùng thuốc kháng sinh Tetracyclin thì dễ gặp phải tình trạng răng bị ố vàng, xỉn màu.
Chấn thương do va đập có thể làm rối loạn quá trình hình thành men răng ở giai đoạn răng đang phát triển. Điều đó xảy ra vì các mạch máu bị vỡ và làm ảnh hưởng đến men răng, đây là nguyên nhân khiến màu sắc răng bị xỉn hơn.
Không chỉ với trẻ nhỏ, chấn thương cũng có thể khiến răng của người trưởng thành đổi màu.
Quá nhiều fluor trong sữa công thức hoặc kem đánh răng của trẻ có thể dẫn đến nhiễm độc fluor.
Lượng fluor dư thừa sẽ dẫn đến tình trạng răng xuất hiện các đốm nâu hoặc mảng trắng, bề mặt răng loang lổ.
Tuy rằng, fluor được chứng minh rất tốt cho răng, nhưng nếu sử dụng không phù hợp nó sẽ gây hại cho men răng. Dùng lượng lớn fluor sẽ làm hỏng các tế bào tạo men răng, gây ra rối loạn khiến răng chuyển sang màu xỉn vàng.
Do nhiễm fluor
Nguyên nhân cuối cùng và cũng là trường hợp thường bắt gặp nhiều nhất, nếu như chế độ ăn uống không phù hợp hay cách chăm sóc răng miệng không đúng thì đều có thể khiến màu sắc răng của trẻ bị thay đổi.
Đây cũng là lý do vì sao, bác sĩ nha khoa luôn đưa ra lời khuyên với cha mẹ về việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đồng thời hướng dẫn các bé cách vệ sinh răng miệng một cách khoa học.
Thêm vào đó, một chế độ ăn uống hợp lý còn là cơ sở nền tảng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Cách chăm sóc răng miệng khoa học sẽ giúp bé có một sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Như đã đề cập đến ở phần trên, răng trẻ bị vàng có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và ngay cả khi mới mọc răng cũng vậy.
Trẻ mới mọc răng đã bị vàng thường là do thiếu sản men răng, đây là hiện tượng di truyền từ bố hoặc mẹ.
Các thành phần của men răng bị thiếu hụt hoặc xáo trộn mà nguyên nhân chủ yếu là canxi fluor. Từ đó, khiến răng của trẻ không trắng ngà mà ố vàng, sẫm màu ngay từ khi răng sữa mới phát triển lên.
Trẻ mới mọc đã vàng răng cần đi khám ngay
Không chỉ răng sữa mà răng vĩnh viễn của trẻ cũng dễ gặp phải tình trạng màu sắc thay đổi, ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ.
Răng vĩnh viễn của bé bị ố vàng rất dễ phát hiện khi quan sát bằng mắt thường. Tất nhiên, các biểu hiện răng bị ố vàng ở trẻ khá đa dạng và còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra cụ thể.
Phụ huynh có thể nhận biết tình trạng trên thông qua một số dấu hiệu nổi bật dưới đây:
Răng vĩnh viễn của bé bị vàng
Răng trẻ bị vàng sẽ gây mất thẩm mỹ, nụ cười kém xinh và thiếu tự tin. Đặc biệt, đối với những trẻ bắt đầu để ý đến diện mạo của mình thì rất dễ bị ảnh hưởng đến tâm lý.
Ngoài ra, răng bé bị vàng và nhiễm màu còn là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang có vấn đề về sức khỏe răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…
Trong một số trường hợp răng của bé bị vàng nếu không điều trị kịp thời còn gây nên hiện tượng mòn răng, sâu răng, ê buốt, đau nhức, ảnh hưởng đến sức khỏe và việc ăn uống của trẻ.
Răng ố vàng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của trẻ
Hầu hết mọi người khi thấy răng ố vàng sẽ đều nghĩ ngay đến các phương pháp tẩy trắng răng có sử dụng đến thuốc tẩy như máng ngậm hay laser. Thế nhưng, đối với trẻ nhỏ việc sử dụng các loại thuốc tẩy trắng răng không được khuyến khích.
Việc xử lý tình trạng răng bị ố vàng cho trẻ cần dựa vào độ tuổi cũng như nguyên nhân gây ra.
Răng của trẻ mới bắt đầu mọc và rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Mặc dù, mới chỉ ăn sữa mẹ hay sữa công thức nhưng nếu không chăm sóc kỹ cũng dễ khiến răng của trẻ bị vàng.
Đối với trẻ ở giai đoạn trên nếu răng bị vàng, bác sĩ Ngô Quý Vinh (Nha Khoa Paris Đà Nẵng) khuyến cáo cha mẹ không nên áp dụng các mẹo làm trắng răng dân gian hay các phương pháp hiện đại khi không được chỉ định từ bác sĩ.
Thay vào đó, cha mẹ chỉ nên chú ý vệ sinh răng sạch sẽ cho bé 2 lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lý.
Đồng thời, phụ huynh cũng có thể sử dụng khăn xô mềm sạch hoặc dùng dụng cụ rơ lưỡi của trẻ thấm nước muối rồi chà sạch các vùng trong khoang miệng.
Cách chữa răng ố vàng cho bé dưới 1 tuổi không chỉ giúp khắc phục tình trạng răng thay đổi màu sắc, mà còn giúp răng sữa của trẻ phát triển khỏe mạnh hơn.
Cách chữa vàng răng đối với trẻ dưới 1 tuổi
Thường thì trước khi lên 3 tuổi các bé sẽ phát triển đầy đủ 20 chiếc răng sữa. Do đó, đây cũng là thời điểm các bé tiếp xúc nhiều hơn với các loại thức ăn khác nhau.
Thế nên tình trạng răng ố vàng, xỉn màu cũng dễ dàng gặp phải hơn so với giai đoạn trước đấy.
Với trẻ từ 1 – 5 tuổi, răng cũng như xương hàm vẫn đang phát triển nên việc khắc phục tình trạng răng thay đổi màu sắc cần tập trung vào các vấn đề dưới đây:
Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu thay răng sữa, tuy nhiên nền răng vẫn còn tương đối yếu. Việc tác động các kỹ thuật tẩy trắng sẽ dễ làm ảnh hưởng tới men răng cũng như sự phát triển của răng vĩnh viễn.
Thực tế thì các bé trong giai đoạn từ 6 – 10 tuổi vẫn hay ăn vặt rất nhiều và chưa thực sự quan tâm đến việc vệ sinh răng miệng.
Do đó, cách xử lý tình trạng răng bị ố vàng đối với các trẻ từ 6 – 10 tuổi vẫn nên tập trung vào việc vệ sinh răng miệng và điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý.
Cách chữa vàng răng đối với trẻ từ 6 – 10 tuổi
Đối với trẻ trên 10 tuổi và nhất là khi đã phát triển toàn bộ răng vĩnh viễn, cha mẹ nên đưa bé tới các phòng khám nha khoa uy tín để kiểm tra, đồng thời xác định tình trạng sức khỏe răng và mức độ vàng răng.
Qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra cách chữa ố vàng răng cho bé phù hợp với độ tuổi và nguyên nhân gây ra cụ thể.
Phần lớn các trường hợp đều sẽ được chỉ định lấy cao răng. Đây là một kỹ thuật nha khoa vô cùng đơn giản, nhằm loại bỏ đi các mảng bám “cứng đầu” trên bề mặt răng của trẻ. Sau khi lấy cao răng, hàm răng của trẻ sẽ trắng sáng hơn rất nhiều.
Còn đối với các phương pháp tẩy trắng răng bằng máng ngậm, laser được khuyến cáo chỉ nên áp dụng đối với những người từ 18 tuổi trở lên.
Để phòng tránh trẻ bị vàng răng các phụ huynh cần lưu ý đến 4 vấn đề quan trọng là bảo vệ răng cho bé ngay từ khi mang bầu, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, dạy trẻ cách vệ sinh răng miệng đúng cách và khám – lấy cao răng theo định kỳ.
Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ cũng như sức khỏe răng miệng.
Vì vậy, mẹ bầu nên xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng và khoa học. Đặc biệt, nên bổ sung đầy đủ thực phẩm giàu canxi, vitamin D và photphat, vì đây là những chất vô cùng cần thiết cho xương và răng.
Bảo vệ răng cho bé ngay khi mang bầu
Ngay từ khi trẻ bắt đầu chuyển sang ăn dặm, cha mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học ngay cho bé.
Chế độ ăn uống phải đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, magiê, các loại vitamin A, B… Bên cạnh đó, hãy đan xen hàng ngày các thực phẩm như phomai, thịt, cá, các loại rau xanh và hoa quả giúp răng trẻ phát triển khỏe mạnh.
Đồng thời nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm, thức uống không tốt cho răng như đồ ngọt, nước uống có ga…
Khi bé còn nhỏ, cha mẹ có thể hỗ trợ các bé trong việc vệ sinh răng miệng, nhưng sau đó cần hướng dẫn bé cách tự mình thực hiện và giúp bé hình thành thói quen chải răng ít nhất 2 lần/ngày.
Cách chải răng đúng cách là đặt bàn chải vừa khít lên răng, bắt đầu từ nhóm răng cửa đến răng nanh và răng hàm. Chải răng theo chiều từ trên xuống, chải từ mặt ngoài vào trong.
Chọn những loại kem đánh răng phù hợp với răng sữa và răng vĩnh viễn theo độ tuổi. Chú ý thành phần fluor trong kem đánh răng không được quá cao, dễ dẫn đến tình trạng nhiễm độc fluor.
Nhằm nâng cao hiệu quả trong vệ sinh răng miệng, cha mẹ hãy chuẩn bị nước muối sinh lý hoặc các sản phẩm chuyên dụng dành riêng cho trẻ nhỏ để các bé súc miệng sau khi đánh răng xong.
Dạy trẻ cách vệ sinh răng miệng đúng cách
Ngay từ khi bé mọc chiếc răng sữa đầu tiên trên hàm, các bậc phụ huynh hãy cho trẻ đến nha khoa để thăm khám và kiểm tra theo định kỳ. Đây chính là cách bảo vệ răng miệng tốt nhất.
Các bác sĩ theo dõi quá trình phát triển của răng, khắc phục bệnh lý (nếu có). Đồng thời đưa ra các lời khuyên đầy hữu ích về cách chăm sóc răng miệng cho bé tại nhà, cũng như hạn chế tình trạng răng bị ố vàng.
Như vậy có thể thấy rằng, răng bé bị vàng không phải là tình trạng hiếm gặp. Thậm chí, còn có nhiều trường hợp trẻ mới mọc răng sữa mà đã bị ố vàng, xỉn màu. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không cần quá lo lắng, vì tùy theo độ tuổi cũng như nguyên nhân khiến răng bị thay đổi màu sắc ở trẻ nhỏ luôn có những biện pháp khắc phục hiệu quả. Nếu như còn bất kỳ câu hỏi, thắc mắc nào liên quan đến chủ đề trên hãy để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ ngay đến hotline của Nha Khoa Paris, chúng tôi sẽ giải đáp một cách chi tiết nhất.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×